Người vi phạm giao thông sẽ khiếu nại như thế nào ? Chống đối CSGT có bị gọi là chống lại người thi hành công vụ không ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em chào luật sư, luật sư cho e hỏi là: Khi CSGT dừng xe người vi phạm mà CSGT lại vi phạm điều lệ ngành như: không chào người vi phạm (theo thông tư 27), không có thẻ xanh (thông tư 45), văng tục với người vi phạm, làm luật…. Thì người vi phạm giao thông sẽ khiếu nại như thế nào? Chống đối trong trường hợp đó có bị gọi là chống lại người thi hành công vụ không??? cảm ơn!

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Thứ nhất, nếu biết được CSGT có những hành vi vi phạm quy định thì bạn có thể đến Thanh tra CSGT hoặc gửi đến trưởng công an cấp huyện để được giải quyết.

Thứ hai, theo quy đinh, những lỗi vi phạm về tác phong của cảnh sát giao thông sẽ bị xử lí từ nhắc nhở đến chuyển công tác, thậm chí buộc ra khỏi ngành. Tuy nhiên, việc người vi phạm có hành vi chống lại cảnh sát giao thông thì tùy theo mức độ có thể bị khởi tố về .

Tội chống người thi hành công vụ được quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

“1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm.”

Theo đó,  chống người thi hành công vụ, được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Về hình phạt

Mức hình phạt của tội phạm này được chia thành 2 khung, cụ thể như sau:

+ Khung một (khoản 1).

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

+ Khung hai (khoản 2).

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

–  Có tổ chức: Được hiểu là trường hợp có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người (đồng phạm), cùng thực hiện tội phạm này.

–  Phạm tội 02 lần trở lên: Được hiểu là có từ hai lần phạm tội chống người thi hành công vụ trở lên, mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội này. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và cũng chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

–  Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội: Được hiểu là hành vi của ngưòi phạm tội đã tác động vào ý chí, tư tưởng của người khác nhằm rủ rê, kêu gọi người khác cùng phạm tội (tuy không thuộc trường hợp có tổ chức).

–  Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

–  Tái phạm nguy hiểm.

 Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

+ Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được mà lại phạm tội rất nghiêm trong, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

+ Đã tái phạm, chưa được mà lại phạm tội do cố ý.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi ngay số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *