Người ở nước ngoài bán nhà được thừa kế tại Việt Nam ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người nước ngoài có được thừa kế nhà tại Việt Nam không? Nếu được thừa kế thì có được quyền bán nhà ở tại Việt Nam không? Thủ tục mua bán nhà ở Việt Nam như thế nào?

1. Người nước ngoài có được thừa kế nhà ở tại Việt Nam không?

Theo quy định tại Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì:

“1. Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);

c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau đây:

a) Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

b) Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, theo quy định trên thì người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở thông qua nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam nếu được phép nhập cảnh vào Việt Nam. Trường hợp người nước ngoài thuộc nhóm đối tượng không được sở hữu nhà ở thì họ chỉ có thể được nhận giá trị của di sản thừa kế.

2. Thủ tục mua bán nhà ở tại Việt Nam thế nào?

Hồ sơ thực hiện mua bán nhà đất

– Hồ sơ yêu cầu công chứng: 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng cho tổ chức công chứng bao gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch theo mẫu;

+ Dự thảo hợp đồng (nếu có);

+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

+ Bản sao , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng mà pháp luật quy định phải có.

– Hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất gồm:

+ Hợp đồng , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

+ Giấy tờ khác, như chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu của hai bên

Trình tự, thủ tục chuyển nhượng nhà đất

Bước 1: Hai bên ký vào bản nhà đất tại cấp quận/huyện nơi có đất.

Hồ sơ chuẩn bị gồm có:

– Giấy chứng nhận chủ quyền và các giấy tờ liên quan khác.

– Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy của bên mua và bên bán đất.

– Giấy ủy quyền (nếu có).

Bước 2: Người cần mua nhà đất nộp hồ sơ kê khai và đóng tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Hoàn thiện nghĩa vụ nộp thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 3: Bên mua hoặc bên bán nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. Trường hợp, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ có gửi kèm bản vẽ sơ đồ diện tích đất, nhà ở đã được thẩm tra bởi UBND cấp tỉnh.

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, họ sẽ tiến hành kiểm tra, so sánh với thực tế và gửi thông tin cho cơ quan thuế để xác định những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 5: Khi nhận được thông tin từ cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Bước 6: Bước cuối cùng trong là người nắm quyền chủ sở hữu mảnh đất phải nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất ở để nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.

Lệ phí, thuế phải nộp khi mua bán nhà đất

Thẩm quyền thu: Cơ quan thuế

Sau khi có thông báo của cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ sử dụng đất đi nộp nghĩa vụ tài chính tại cơ quan thuế.

Lệ phí:

+ Lệ phí trước bạ = 0,5 % x Khung giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định.

+ Thuế thu nhập cá nhân: Có hai phương pháp tính sau đây:

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận (giá bán – giá mua)

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua (thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này)

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng (giá ghi trong hợp đồng).

Nghĩa vụ nộp thuế: Theo quy định Luật thì bên chuyển nhượng có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên hai bên có thể tự thỏa thuận bên có nghĩa vụ nộp thuế.

Trên đây là nội dung tư vấn của Xin giấy phép, nếu còn vướng mắc xin vui lòng gọi đến số tổng đài để được giải đáp và hỗ trợ.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn Luật đất đai – Công ty Xin giấy phép./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *