Người nhiễm HIV có được nhận con nuôi theo quy định của pháp luật không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Với việc nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi không chỉ phải đáp ứng các yêu cầu liên quan đến đạo đức, khả năng tài chính mà còn phải đáp ứng điều kiện về sức khoẻ. Dưới đây là một trường hợp được Luật sự của xin giấy phép tư vấn liên quan đến sức khoẻ của người nhận nuôi con nuôi.

Mục lục bài viết

Thưa Luật sư, xin cho em hỏi: Quy định nhận con nuôi có nói là người nhận con nuôi phải đảm bảo về sức khoẻ mới được nhận con nuôi. Vậy người nhiễm HIV không được nhận con nuôi đúng không ạ? Xin cảm ơn.

Người gửi: Đồng Văn H.

Luật sư trả lời:

Trước hết, chung tôi xin cảm ơn bạn vì đã tin tưởng gửi câu hỏi của mình đến Bộ phận Luật sư Công ty Luật TNHH Minh Khuê. Với trường hợp của bạn, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

.

2. Người nhiễm HIV có thể được nhận con nuôi không?

Trước hết, theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 về những người không được nhận nuôi con nuôi, nếu có một trong các điều sau đây thì sẽ không thể làm nuôi:

– Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

– Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

– Đang chấp hành hình phạt tù;

– Chưa được về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thanh niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trong nội dung quy định này, không hề nhắc đến việc người mắc bệnh HIV hay các bệnh khác có khả năng làm suy giảm sức khoẻ thì không được nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, đúng như bạn nói, người nhận nuôi con nuôi phải có sức khoẻ đảm bảo cho việc này.

Do đó, trong trường hợp bạn cung cấp cho chúng tôi, người có nguyện vọng nhận nuôi con nuôi đó có thể được nhận nuôi con nuôi, nếu có thể chứng minh bằng việc khám sức khoẻ rằng dù nhiễm HIV nhưng vẫn đủ khả năng để nuôi con nuôi từ thời điểm nhận nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi. Việc khám sức khoẻ này phải được thể hiện trên giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp.

3. Các thông tin khác có liên quan đến việc nhận nuôi con nuôi

Việc đăng ký nhu cầu nhận con nuôi được quy định theo như sau:

Điều 16: Đăng ký nhu cầu nhận con nuôi

Công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật này nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú; nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ em đó thường trú để xem xét, giải quyết.

Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi trong nước (tức là nhận nuôi con nuôi có quốc tịch Việt Nam) được quy định gồm những loại giấy tờ sau:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản ;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận nuôi con riêng của vợ, mẹ kế nhận nuôi con riêng của chồng hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Về việc giải quyết hồ sơ nhận nuôi con nuôi, quy định như sau:

Điều 19: Nộp hồ sơ, thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi

1. Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

2. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Sau khi nhận nuôi con nuôi, người nhận nuôi phải có trách nhiệm thông báo tình hình phát triển của con nuôi. Ngoài ra, việc nuôi con nuôi cũng sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương theo dõi thường xuyên. Việc này được quy định tại như sau:

Điều 23: Thông báo tình hình phát triển của con nuôi và theo dõi việc nuôi con nuôi

1. Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ thường trú về tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha mẹ nuôi, gia đình, cộng đồng.

2. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ nuôi thường trú có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi tình hình thực hiện việc nuôi con nuôi.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *