Người ngồi phía sau xe máy có phải chịu trách nhiệm khi lái xe gây tai nạn không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi và bạn tôi cùng nhau đi shopping, bạn tôi là người lái xe, tôi ngồi phía sau xe, hai người đều đủ điều kiện tham gia giao thông, giấy tờ đầy đủ. Trên đường về, do phóng xe quá tốc độ không làm chủ được tay lái,

Mục lục bài viết

người bạn đó đâm phải xe đi ngược chiều, khiến người này chấn thương nghiêm trọng phải nhập viện cấp cứu, tai nạn không gây chết người nhưng đối phương bị thương khá nặng. Cảnh sát giao thông đã kịp thời đến lập biên bản và xác định lỗi hoàn toàn từ phía bên xe chúng tôi. Chúng tôi cũng rất hối hận và đồng ý bồi thường mọi thiệt hại. vậy ls cho tôi hỏi, tôi là người ngồi sau thì có phải chịu trách nhiệm bồi thường hay không? Tôi cảm ơn ls!

1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Điều 584 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

– Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan quy định khác.

– Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự có quy định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Theo đó:

Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây: Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại; Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

=> Đối với trường hợp này của bạn, theo kết luận của bên cảnh sát giao thông lỗi hoàn toàn xuất phát từ phía bên bạn thì bên bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên bị thiệt hại. Tuy nhiên trong trường hợp này, trách nhiệm bồi thừơng thiệt hại sẽ là do người điều khiển phải chịu, bạn là người ngồi sau, không trực tiếp lái xe, không trực tiếp gây ra tai nạn nên bạn không phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường. Còn nếu bạn muốn cùng chia sẻ gánh nặng bồi thường với người bạn của mình thì đấy là do hai bên thỏa thuận và xuất phát từ cái tình giữa hai bên.

2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo quy định của pháp luật dân sự thì nguyên tắc bồi thường thiệt hại được thực hiện như sau:

– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

– Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

– Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

– Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

3. Nguyên tắc xác định mức bồi thường thiệt hại

Khi gây thiệt hại, nếu các bên không tự thỏa tuận được với nhau về mức bồi thường hoặc không biết xác định mức bồi thường thiệt hại sao cho hợp lý, thì các bạn có thể dựa trên các tiêu chí sau theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 để xác định mức bồi thường thiệt hại thỏa đáng giữa các bên:

– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

+ Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại khác do luật quy định.

– Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

4. Gây tai nạn giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của , sửa đổi bổ sung 2017 thì người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
– Làm chết người;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Như vậy nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể của người bị thiệt hại mà từ 61% trở lên thì người điều khiển phương tiện có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *