Người lao động nghỉ chờ việc có được đóng Bảo hiểm xã hội không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư, tôi ký hợp đồng lao động 1 năm với Công ty A, hiện mới làm được 6 tháng thì Công ty thông báo cho chúng tôi nghỉ chờ việc 2 tháng. Luật sư cho tôi hỏi tôi nghỉ chờ việc thì có được hưởng lương không, có bị ngưng đóng bảo hiểm xã hội không?

Mục lục bài viết

1. Người lao động nghỉ chờ việc có được đóng Bảo hiểm xã hội không ?

Chào Luật sư, tôi ký 1 năm với Công ty A, hiện mới làm được 6 tháng thì Công ty thông báo cho chúng tôi nghỉ chờ việc 2 tháng. Luật sư cho tôi hỏi tôi nghỉ chờ việc thì có được hưởng lương không, có bị ngưng đóng bảo hiểm xã hội không?

Cảm ơn!

>>

:

Thứ nhất, về vấn đề nghỉ chờ việc có đượng nhận tiền lương hay không

Căn cứ Điều 98, quy định về Tiền lương ngừng việc như sau:

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.

Theo quy định trên, mặc dù công ty cho bạn ngừng việc nhưng hợp đồng lao động vẫn còn hiệu lực nên các chế độ về tiền lương, tiền công sẽ được giải quyết theo Điều 98 Bộ luật lao động 2012. Do bạn chưa cung cấp thông tin rõ ràng về việc tại sao Công ty cho bạn ngừng việc nên chúng tôi đưa ra các trường hợp sau:

– Nếu do lỗi của Công ty dẫn đến việc bạn phải ngừng việc thì bạn được trả đủ tiền lương. Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 thì: “Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động khi người lao động phải ngừng việc và được tính tương ứng với các hình thức trả lương theo thời gian quy định tại Khoản 1 Điều 22 Nghị định này”.

– Nếu bạn có lỗi dẫn đến Công ty phải cho bạn ngừng việc thì bạn không được trả lương. Những người lao động khác trong Công ty phải ngừng việc thì mức trả lương cho người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

– Nếu do sự cố về điện nước mà không có lỗi từ phía Công ty hoặc vì các nguyên nhân khách quan thì bạn và những người lao động khác vẫn đượng hưởng lương, tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấ hơn mức lương tối thiểu vùng.

Mức lương tối thiểu vùng được xác định tại Điều 3 Nghị định 167/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng

1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:

a) Mức 4.180.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I;

b) Mức 3.710.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II;

c) Mức 3.250.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III;

d) Mức 2.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.

Thứ hai, khi ngừng việc thì có được đóng bảo hiểm xã hội không.

Căn cứ Khoản 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì: “Trong thời gian người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc“. Nếu bạn không có lỗi dẫn đến việc bị ngừng việc thì bạn vẫn được hưởng tiền lương và vẫn được đóng bảo hiểm xã hội bứt buộc theo mức tiền lương bạn được hưởng trong thời gian ngừng việc.

Lưu ý, Điều 88 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:

a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;

b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng. Số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.

Như vậy, trong thời gian ngừng việc mà bạn vẫn được hưởng lương thì bạn và công ty vẫn phải đóng BHXH vào quỹ ốm đau, thia sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương nhà nước quy định

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“ Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

b) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

c) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

d) Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

e) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

g) Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Với quy định trên, mức bình quân tiên lương tháng đóng bảo hiểm xã hội căn cứ vào:

– Thứ nhất: khoảng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để xác định khoảng thời gian tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm;

– Thứ hai: Xác định mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm trong khoảng thời gian đó.

Theo như thông tin bạn cung cấp, mức tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội được xác định là trung bình thời gian 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Công thức tính lương hưu đối với trường hợp 5 năm cuối của bạn vừa có thời gian đóng bảo hiểm theo chế độ lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đống bảo hiểm xã hội theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định được hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

Điều 20. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

3. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểnm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

M bqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội”

Trân trọng ./.

3. Hỏi về hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội cho Phó chỉ huy quân sự cấp xã

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 17 Nghị định 03/2016/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng; hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại cho dân quân tự vệ như sau:

“1. Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã được hưởng:

a) Chế độ phụ cấp hằng tháng được tính và chi trả theo tháng, bằng mức lương cơ sở nhân với hệ số 1,0;

b) Được đóng và hưởng , bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế;

c) Tiền ăn trong thời gian đào tạo, tập huấn, huấn luyện bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sĩ bộ binh trong Quân đội nhân dân Việt Nam;

d) Chế độ công tác phí được áp dụng như công chức cấp xã;

đ) Trường hợp có thời gian công tác liên tục từ đủ 60 tháng trở lên nếu nghỉ việc được hưởng trợ cấp một lần, cứ 01 năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức phụ cấp bình quân của 60 tháng cuối cùng trừ trường hợp tự ý bỏ việc, kỷ luật buộc thôi việc, bị tước quyền công dân.

2. Thôn đội trưởng được hưởng chế độ phụ cấp hằng tháng tối thiểu bằng 0,5 mức lương cơ sở và chi trả theo tháng.

3. Dân quân cơ động, dân quân tại chỗ, dân quân biển, dân quân thường trực làm nhiệm vụ theo quy định tại Điều 8, Điều 44 Luật Dân quân tự vệ được hỗ trợ phương tiện, chi phí đi lại hoặc thanh toán tiền tàu xe một lần đi, về như cán bộ, công chức cấp xã; đối với tự vệ như cán bộ, công chức.

4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định mức phụ cấp hằng tháng, tiền ăn, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho Chỉ huy phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; phụ cấp hằng tháng của Thôn đội trưởng; mức chi phí đi lại cho dân quân tự vệ”

Theo quy định của Nghị định 03/2016/NĐ-CP , hiện nay vẫn đang có hiệu lực áp dụng, trường hợp bạn là phó chỉ huy quân sự cấp xã tại tỉnh Sơn La, bạn được đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong thời gian giữ chức vụ, chế độ bảo hiểm được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 . Do đó, bạn sẽ vẫn được hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Trân trọng ./.

Bộ phận bảo hiểm xã hội – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *