Người giúp việc trộm cắp tài sản phải làm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư công ty xin giấy phép! Em có người bạn đi giúp việc mà 2 bên không ký kết hợp đồng, chỉ thỏa thuận bằng miệng, chủ nhà cũng không khai báo tạm trú cho người giúp việc. Gần đây, chủ nhà phát hiện mất 1 số đồ đạc như quần áo nghi cho người giúp việc, mà không bắt quả tang lần nào, và thái độ đối xử với bạn đó rất tệ, nên bạn đó bảo chủ nhà xin nghỉ việc về quê, chủ nhà không nói năng gì và bạn đó về quê.

Mục lục bài viết

Nhưng chủ nhà nhắn tin bảo phải bồi thường thiệt hại cho họ 5 triệu đồng tiền mặt và trả lại tiền công 3 ngày đã thanh toán. Nếu không họ sẽ viết chỗ họ ở và gửi về địa phương bạn em.Luật sư cho em hỏi: Nếu chủ nhà làm đơn trình báo công an như thế thì có đúng không? Chủ nhà tự ý kê tài sản và định giá như thế có đúng không? Giữa 2 bên không có biên bản hay giấy tờ gì về việc người giúp việc phạm tội, như thế công an có vào cuộc để giải quyết được không? Mong hồi âm sớm để bạn em được yên tâm Em cảm ơn nhiều!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Người giúp việc trộm cắp tài sản phải làm thế nào?

:

Trả lời

1. Cơ sở pháp lý

2. Nội dung tư vấn

Trước hết, nếu chủ nhà có nghi ngờ người bạn của bạn về hành vi thì họ hoàn toàn có thể gửi đơn trình bảo đến cơ quan công an, dù hai bên không có thỏa thuận hợp đồng giữa chủ nhà và người giúp việc, công an vẫn tiến hành vào cuộc để điều tra. Tuy nhiên tại thời điểm này chủ nhà nếu chưa có căn cứ chứng minh cụ thể về hành vi trộm cắp tài sản thì chỉ có thể làm đơn trình báo để bảo vệ quyền lợi của mình chứ chưa thể vì nếu tố cáo sai có thể sẽ rời vào trường hợp vu khống. Dưới đây là một số vấn đề bạn cần phải quan tâm:

2.1 Thế nào gọi là trộm cắp tài sản và các yếu tố cấu thành là như thế nào?

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 . Các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Về mặt khách quan của tội phạm:

– Về hành vi: Người phạm tội có hành vi lén lút, lợi dụng sự sơ hở của người bị hại để thực hiện hành vi của người bị hại, là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản.

– Về mặt hậu quả: Tài sản của người bị hại bị chiếm đoạt bất hợp pháp

Về :

– Về lỗi: Người thực hiện hành vi do lỗi cố ý trực tiếp.

– Mục đích của hành vi phạm tội là dấu hiệu bắt buộc: Nhằm chiếm đoạt tài sản của người bị hại, mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.

Mặt khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến quyền sở hữu tài sản hợp pháp của Nhà nước, cơ quan tổ chức, cá nhân được pháp luật bảo vệ.

Tuy nhiên, trường hợp sau khi trộm tài sản của tổ chức, cá nhân, mà người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác (ví dụ như: Tội , Tội cướp tài sản,…)

Về mặt chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự đầy đủ.

2.2 Người giúp việc trộm cắp tài sản thì phải làm thế nào?

Để bảo vệ quyền và lọi ích hợp pháp của bạn của bạn, bạn của bạn hoặc bạn có thể làm hồ sơ trình báo lên công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn tình báo công an (theo mẫu)
  • Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)
  • Những căn cứ chứng minh kèm theo (ví dụ như hình ảnh, video, ghi âm….)

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố hay không vụ án hình sự. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh và phải ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự nếu thấy có yếu tố hình sự

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *