Người đang chấp hành hình phạt án treo có được xuất cảnh không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Luật sư của Công ty luật DV Xingiayphepphân tích những quy định pháp lý về hạn chế quyền đối với người đang chấp hành án treo (cải tạo không giam giữ) và vấn đề pháp lý khác liên quan đến điều kiện áp dụng án treo:

Mục lục bài viết

1. Người đang chấp hành hình phạt án treo có được xuất cảnh không?

Xin chào công ty Xin giấy phép, tôi có vướng mắc mong công ty tư vấn giúp tôi như sau: Trước đây, tôi có phạm tội về hành vi trộm cắp được hưởng án treo 02 năm, tôi đã chấp hành được 01 năm 10 tháng. Gần đây, công ty tôi muốn cử tôi đi ra nước ngoài để công tác. Vậy xin cho hỏi tôi có được xuất cảnh ra nước ngoài không?

Mong sớm nhận được phản hồi của công ty, tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Căn cứ theo Điều 21 quy định về công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

“1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm.

2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.

3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.

4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.

5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.

6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.

7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, như thông tin bạn cung cấp, bạn đang chấp hành bản án hình sự với hình phạt án treo trong thời hạn 02 năm. Do đó, căn cứ khoản 2 Điều 21 trên thì bạn chưa được phép xuất cảnh ra nước ngoài. Khi nào bạn chấp hành xong hình phạt án treo thì bạn mới được phép xuất cảnh, trừ trường hợp bị bị Tòa án áp dụng hình phạt bổ sung là hình phạt quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo ngay:

2. Cướp giật tài sản là điện thoại của người khác thì có được hưởng án treo không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: chồng em năm nay sinh năm 1999 đi cùng xe máy với 1 người nửa sinh năm 2001 cướp giật điện thoại của 1 chú đang đi xe chú đó có té nhưng thương tích không nghiêm trọng và chú đó đồng ý viết đơn bải bại nhưng công an không chịu và hiện giờ chồng em và người đó đang bi tạm giam khoãng hơn 1 tuần rồi cho em hỏi theo trên thì chồng em bị tạm giam bao lâu và khi nào được thì tôi sẻ được gặp được mặt chồng tôi hiện chồng tôi có 1 đứa con mới 14 tháng tuổi và tôi đang mang bầu 2 tháng do từng đẻ mổ và có bệnh hay lên máu sản hậu nên không thể đi làm vậy tôi có thể xin cho chồng tôi được hưởng án treo không ?

Cảm ơn luật sư!

– Nguyễn Thị Thu Thương

Cướp giật tài sản là điện thoại của người khác thì có được hưởng án treo không ?

>> Luật sư trả lời:

3. Hỏi về điều kiện tại ngoại và án treo ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vụ án của em là trên đường link Https://tv.tuoitre.nn……triet-pha-duong-day-ca-do-bong-da-qua-mang/38382. Html. Em xin hỏi luật sư là gia đình của em đã nộp giấy xin tại ngoại cho bùi xuân thắng , với lí do là lao động chính , mới vi phạm lần đầu và đang nuôi con nhỏ nhưng không đc chấp thuận.

Ông trưởng công an nói rằng không thằng nào đc kí giấy tại ngoại hết, nhưng tại sao ông đào mạnh kiên lại đc ạ. Với tình tiết như này, chồng em bị phạm vào điều 322 của bộ luật hình sự, luật sư cho em hỏi gia đình em có thể xin đc án treo không ạ. Và khi nào thì mình mới cần nhờ luật sư vào cuộc, vì bgio đang có lệnh tạm giam 117 ngày ?

Cảm ơn luật sư!

– Nguyễn Nhi

>> Luật sư trả lời:

4. Các trường hợp không được hưởng án treo?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 3 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần buộc phải chấp hành hình phạt tù. Tuy nhiên không phải cứ đáp ứng các điều kiện trên là được hưởng án treo:

Các trường hợp không được hưởng án treo?

, gọi:

() quy định về án treo như sau:

Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó…

Khi mà người phạm tội đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 điều 65 kể trên thì sẽ được Tòa án xem xét cho hưởng án treo, việc cho hưởng án treo không phải là quy định bắt buộc áp dụng:

1. Xử phạt từ không quá 3 năm: tức tội phạm dưới mức ít nghiêm trọng

2. Nhân thân tốt

3. Tình tiết giảm nhẹ

(Tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn về điều kiện hưởng án treo:

1. Người phạm tội thuộc đối tượng cần phải nghiêm trị bao gồm: người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng; phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;Mặc dù trên thực tế và theo quy định của Bộ luật hình sự người phạm tội có thể thỏa mãn điều kiện được hưởng án treo, tuy nhiên những trường hợp dưới dây sẽ không cho hưởng án treo:

2. Bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội;

3. Trong hồ sơ thể hiện là ngoài lần phạm tội và bị đưa ra xét xử, họ còn có hành vi phạm tội khác đã bị xét xử trong một vụ án khác hoặc đang bị khởi tố, điều tra, truy tố trong một vụ án khác;

4. Bị cáo tại ngoại bỏ trốn trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án đã đề nghị cơ quan điều tra truy nã.

5. Không được xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với các tội phạm mà dư luận xã hội lên án, đặc biệt là các tội phạm về chức vụ, để phục vụ đắc lực cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và phòng, chống tham nhũng nói riêng;

Trân trọng!

>> Xem thêm:

5. Quy định về tạm giữ, tạm giam và án treo theo quy định pháp luật mới nhất

Kính chào Luật sư, tôi có một nội dung muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi về thời hạn tạm giữ, tạm giam và điều kiện để được hưởng án theo theo quy định của pháp luật là như thế nào. Hiện tại tôi đang rất băn khoăn và lo lắng với sự việc của em trai tôi như sau:

Thời gian vừa rồi em trai tôi đã tham gia hỗ trợ bạn bè trong một vụ hỗn chiến tranh giành địa bàn làm ăn khoảng 20 người, trong nhóm người phía bên em trai tôi là những người chủ mưu có một số người đang có tiền án tiền sự, hiện đã bỏ trốn hết khỏi địa phương. Hiện tại phía bên em trai tôi chỉ có mình em trai tôi bị bắt giữ, và bên phía công an đã triệu tập và tạm giữ em trai tôi 9 ngày, sau đó đã chuyển sang trại tạm giam. Tôi muốn nhờ quý cơ quan tư vấn là quy định tạm giữ là bao nhiêu ngày, tạm giam là bao nhiêu ngày. Em trai tôi liệu có được hưởng án treo hay không đối với tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, vì chưa xảy ra chết người, chỉ có một số người bị thương và thiệt hại về tài sản ?

Xin trân trọng cảm ơn.

Quy định về tạm giữ, tạm giam và án treo theo quy định pháp luật mới nhất

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến với Bộ phận tư vấn pháp luật của công ty Xin giấy phép, cau thời gian nghiên cứu vấn đề của bạn cùng các văn bản pháp luật liên quan chúng tôi xin được trả lời bạn như sau:

Thứ nhất: Thời gian tạm giữ tạm giam mà bạn đã đặt câu hỏi được quy định trong pháp luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Luật thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015.

Căn cứ theo Điều 173 quy định:

-Thời gian tạm giam không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng và không quá 04 tháng đối với tội phạm rất ngiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

-Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải xem xét có thời gian tạm giam dài hơn để phục vụ điều tra.

-Đối với việc gia hạn tạm giam để điều tra thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Thứ hai: Về vấn đề được hưởng án treo hay không còn phụ thuộc vào mức độ vi phạm cũng như mức hình phạt đối với người phạm tội và nhân thân của người phạm tội có tốt hay không. Tất cả các yếu tố này sẽ quyết định đến việc có được hưởng án treo hay sẽ phải chịu hình phạt tù giam.

Căn cứ vào Điều 65 quy định về điều kiện hưởng án treo và được hướng dẫn cụ thể tại ngày 02/10/2007 có quy định cụ thể như sau:

Điều 65. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật thi hành án hình sự.

2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Tòa án có thể quyết định áp dụng đối với người được hưởng án treo hình phạt bổ sung nếu trong điều luật áp dụng có quy định hình phạt này.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

5. Trong thời gian thử thách, nếu người được hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định của Luật thi hành án hình sự 02 lần trở lên, thì Tòa án có thể quyết định buộc người đó phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo. Trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này

Tại ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS 2015. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm”.
Như vậy, người phạm hai tội (đều là tội ít nghiêm trọng) và đã bị tạm giam thì vẫn có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.

Từ những căn cứ pháp lý nêu trên cùng với sự tư vấn của chúng tôi hy vọng bạn sẽ có đủ căn cứ pháp lý để làm sáng tỏ các vấn đề mà chị đang băn khoăn. Chúc chị sức khỏe và có hướng giải quyết để đảm bảo quyền, lợi ích của em trai theo đúng quy định của pháp luật (xem thêm: )

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm:

6. Quan hệ tự nguyện với người trên 16 tuổi thì bạn trai em có bị đi tù hay dính án treo gì không ạ?

Dạ thưa luật sư,em muốn hỏi là năm nay em 16 tuổi 10 tháng,có thai được 4 tháng,và tất cả là tự nguyện. Cha mẹ của bạn trai em cũng định ngày lên hỏi cưới, nhưng mẹ em muốn bỏ thai,nếu không sẽ báo công an. Vậy em xin hỏi là nếu vậy thì bạn trai em có bị đi tù hay dính án treo gì không ạ ? Em cám ơn.

Quan hệ tự nguyện với người trên 16 tuổi thì bạn trai em có bị đi tù hay dính án treo gì không ạ?

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, hiện nay bạn dã hơn 16 tuổi và tại thời điểm bạn và bạn trai quan hệ thì bạn cũng đã hơn 16 tuổi (vì bạn mang thai 4 tháng trong khi hiện tại bạn được 16 tuổi 10 tháng). Chỉ có điều chúng tôi không rõ bạn trai bạn năm nay bao nhiêu tuổi. Giả sử, bạn trai bạn đã thành niên, bạn trai bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu anh ta có hành vi cưỡng dâm hiếp dâm hoặc thực hiện hành vi giao cấu khi bạn chưa đủ 16 tuổi. Tuy nhiên, vì hai bạn và tại thời điểm bạn hơn 16 tuổi nên sẽ không dẫn đến việc bạn nam bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể tham khảo các quy đinh sau:

Điều 141. Tội hiếp dâm theo , ()

1.Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Điều 143. Tội cưỡng dâm

1. Người nào dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Điều 145. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Việc mẹ bạn đe dọa như vậy có thể vì lo cho bạn. Nhưng dù mẹ bạn có tố cáo thì bạn trai bạn cũng sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên chúng tôi được biết gia đình nhà trai đang có ý định xin cưới bạn. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về thì:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

Theo quy định trên, nếu bạn chưa đủ tuổi nhưng đã thực hiện việc tổ chức đám cưới để về chung sống thì người đứng ra tổ chức có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi tảo hôn. Nếu đã bị xử phạt vi phạm mà còn tiếp tục thì có thể bị theo quy định tại Điều 183 BLHS:

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *