Người đại diện theo pháp luật của đương sự trong tố tụng dân sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư tôi có vấn đề cần tư vấn như sau ạ : Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự là ai. Trong trường hợp này có một đứa trẻ trong quan hệ dân sự ( thừa kế) thì người đại diện theo pháp luật của nó là ai?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Dân sự của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

Trong pháp luật dân sự, quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

“Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.”

Trong pháp luật tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 85 BLTTDS 2015 quy định “ Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của bộ luật dân sự”.

1. Vai trò của người đại diện của đương sự

Người đại diện của đương sự tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự có một ý nghĩa rất lớn:

Thứ nhất: việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự có tác dụng đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nhất là trong trường hợp họ là người bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi tố tụng dân sự.

Thứ hai: việc tham gia tố tụng của người đại diện của đương sự còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật về vụ việc dân sự.

2. Phân loại

Xuất phát từ tính đa dạng của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự nên người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự cũng rất đa dạng. Theo quy định hiện hành, căn cứ vào điều 85 và Điều 88 BLTTDS 2015, có thể thấy rằng, người đại diện được chia ra thành 2 loại sau: Đại diện theo pháp luật và Đại diện theo ủy quyền.​

3. Căn cứ phát sinh

Đại diện theo pháp luật là đại diện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 85 BLTTDS 2015 có quy định “ Người đại diện theo pháp luật theo quy định của bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật”.  Như vậy, ngoại trừ những trường hợp không đủ điều kiện làm người đại diện, thì người đại diện theo pháp luật của đương sự gồm những người được quy định tại Điều 136 và 137 BLDS 2015 

Như vậy, pháp luật dân sự quy định khá cụ thể về đại diện theo pháp luật của cá nhân và pháp nhân là đương sự trong tố tụng dân sự. Theo đó:

  • Đương sự là cá nhân như người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, , có người đại diện nhưng thuộc trường hợp tại Điều 87 BLTTDS 2015 thì việc bảo vệ quyền và lợi ích cho những chủ thể đó phải do người đại diện theo pháp luật của họ như cha mẹ, người giám hộ, người được Tòa chỉ định;
  • Đương sự là pháp nhân: thì người đại diện theo pháp luật sẽ là người đại diện theo pháp luật là người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; do Tòa án chỉ định;
  • Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa.

Hiện nay, có quan điểm cho rằng không nên để “ người đại diện do Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật” bởi cơ sở của sự đại diện trong trường hợp này là do sự quyết định của Tòa án. Tuy nhiên, với quan điểm của nhóm, chúng em thấy rằng, việc xếp người đại diện do Tòa chỉ định là người đại diện theo pháp luật, vì:

  • Thứ nhất, pháp luật đã quy định rõ “ đại diện theo pháp luật là đại diện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật” (Điều 135 BLDS 2015).
  • Thứ hai, nếu trong khi tiến hành tố tụng dân sự phát hiện thấy đương sự là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện thì việc Tòa phải quyết định người đại diện cho đương sự để đảm bảo quá trình tố tụng tại Tòa án, đồng thời đảm bảo quyền lvà nghĩa vụ hợp pháp cho đương sự.

Như vậy, căn cứ làm phát sinh quan hệ đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự là do quy định của pháp luật hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền ( Tòa án ).

4. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật

Người đại diện tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự là những người không có năng lực hàng vi tố tụng dân sự. Do bản thân đương sự không thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng nên người đại diện trong trường hợp này sẽ thực hiện các quyền của đương sự, điều này được ghi nhận tại điều khoản 1 Điều 86 BLTTDS 2015 “ Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện”. So với quy định tại khoản 1 Điều 74 BLTTDS 2004 (được sửa đổi, bổ sung năm 2011) về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật được quy định như sau: “Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự mà mình là đại diện” thì BLTTDS 2015 có sự quy định rõ ràng về phạm vi quyền và nghĩa vụ của người đại diện. Mọi trường hợp người đại diện thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật đều phải xuất phát từ lợi ích của đương sự mà họ đại diện. Về bản chất, các quyền tố tụng này là quyền của đương sự, người đại diện chỉ thay mặt các đương sự thực hiện vì lợi ích của đương sự mà thôi. Theo đó, quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện theo quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự  “trong phạm vi” mà mình đại diện.Với quy định mới này rất phù hợp, góp phần hạn chế sự lạm dụng quyền của người đại diện trong tố tụng dân sự.

Theo đó, người đại diện theo pháp luật phải có quyền và nghĩa vụ sau: Cung cấp chứng cứ,  chứng minh để bảo vệ quyền lợi cho đương sự mà mình đại diện; Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu trữ quản lí tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu chứng cứ đó cho mình; được biết, ghi chép tài liệu; đề nghị tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; Tự thỏa thuận về việc giải quyết vụ án; tham gia phiên tòa;….( Điều 70 BLTTDS 2015). Tuy nhiên, Người đại diện trong từng trường hợp cụ thể lại có quyền và nghĩa vụ nhất định

  • Đối với người đại diện theo pháp luật của nguyên đơn: bên cạnh những quyền nêu trên, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ sau:

+ Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự ( Điều 186 BLTTDS 2015);

+ Thay đổi nôi dung yêu cầu khởi kiện; rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện ( Điều 71 BLTTDS 2015). Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu chỉ được chấp nhận trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa thì chỉ được thay đổi bổ sung không được vượt quá phạm vi yêu cầu ban đầu ( không được vượt quá về nội dung, tang giá trị so với yêu cầu ban đầu,…).

+ Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc rút toàn bộ yêu cầu của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ lien quan có yêu cầu độc lập” (Điều 71 BLTTDS 2015).

  • Đối với đại diện theo pháp luật của bị đơn đơn: bên cạnh những quyền được quy định tại Điều 70, thì họ còn có những quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 72 BLTTDS 2015 như sau:

+ Chấp nhận hoặc bác bỏ một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ lien quan có yêu cầu độc lập.

+ Đưa ra yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn, nếu có lien quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ nghĩa vụ của nguyên đơn.

+ Đưa ra yêu cầu độc lập đối với người có quyền và nghĩa vụ lien quan và yêu cầu độc lập này có lien quan đến việc giải quyết vụ án.

  • Đối với đại diện theo pháp luật của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ( Điều 73 BLTTDS 2015):

+ Có các quyền được quy định tại Điều 70 BLTTDS 2015;

+ Có thể có yêu cầu độc lập khi người đại diện trong trường hợp này không tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc bên bị đơn.

+ Người đại diện cho người có quyền và nghĩa vụ lien quan đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn thì có quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn hoặc bị đơn đó.

Trường hợp không được làm người đại diện

Để một người có thể làm người đại diện thì trước hết họ phải có năng lực hành vi  tố tụng dân sự đầy đủ, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của đương sự mà họ đại diện. Theo đó, những người mà không có đủ năng lực hành vi tố tụng thì không thể làm người đại diện cho đương sự.

Những người có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, nhưng thuộc một trong các trường hợp sau thì không được làm người đại diện:

  • Cùng là đương sự trong cùng một vụ việc với người đại diện mà quyền và lợi ích của họ đối lập nhau;
  • Đang là người đại diện theo pháp luật tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với người được đại diện trong cùng một vụ việc;
  • Chấm dứt đại diện và hậu quả pháp lý

Cũng như các quan hệ  pháp luật khác, quan hệ đại diện trong tố tụng dân sự không tồn tại vĩnh viễn. Mà nó sẽ chấm dứt khi xảy ra những sự kiện pháp lý nhất định. Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật quy định tại Điều 89 BLTTDS 2015, Việc chấm dứt này xuất phát từ một phía là người được đại diện, theo đó những trường hợp chấm dứt là:

  • Người được đại diện là cá nhân đã thành niên; hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục;
  • Người được đại diện là cá nhân chết;
  • Người được đại diện là pháp nhân chấm dứt tồn tại ( Phá sản, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia tách )

Việc chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó sẽ tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục luật định ( khoản 1 Điều 90 BLTTDS 2015).

Chỉ định đại diện theo quy định của Tòa án

Người đại diện do Tòa chỉ định là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự chỉ định của Tòa án. Điều này được quy định tại Điều 88 BLTTDS 2015, theo đó, những trường hợp cần sự chỉ định người đại diện của Tòa án gồm:

  • Đương sự là người chưa thành niên, , hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc trường hợp không được làm người đại diện;
  • Người lao động thuộc trường hợp trên thì Tòa án sẽ chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động là Công đoàn cơ sở hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp đại diện.

Trong trường hợp này cha, mẹ chính là người đại diện đương nhiên của đứa bé. Nếu như cha, mẹ không đủ điều kiện đại diện Tòa án có thể chỉ định người đại diện khác

 

 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *