Người chạy việc không trả lại tiền?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư. Hiện tại, gia đình cháu đưa 100 triệu cho 1 cô ở Hà Nội để xin việc cho cháu. Nhưng gần 1 năm mà việc của cháu vẫn chưa xin được nên gia đình cháu rút lại tiền. Và cô đó biện đủ lý do và đến giờ vẫn chưa hoàn lại số tiền trên cho gia đình cháu. Giấy tờ giao nhận tiền gia đình cháu đang giữ. Gia đình cháu phải làm những thủ tục gì để kiện mà lấy được số tiền trên xin Công ty luật DV Xingiayphepcho cháu biết cụ thể được không ạ. Và nên kiện ở đâu a. Cháu xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn thủ tục khởi kiện trực tuyến, gọi:  

 

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

 ()

, (, )

 ()

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 128, 137 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

“Điều 128. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích và nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của pháp luật là những quy định của pháp luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

“Điều 137. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.”

Giao dịch giữa gia đình bạn và người được gia đình bạn nhờ chạy việc làm cho bạn có mục đích là dùng tiền bạc bằng cách nào đó không mang ý nghĩa trong sáng để xin việc bạn dễ dàng hơn những người khác, vì thế xét về khía cạnh chuẩn mực đạo đức xã hội, pháp luật không bảo về những giao dịch như vậy. Và cũng theo Điều 128 như trên đã trích thì đó là giao dịch dân sự vô hiệu, các bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận khôi phục lại tình trạng ban đầu. Trong trường hợp của bạn, muốn đòi lại đủ số tiền đã đưa cho người chạy việc, bạn có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch xin việc giữa gia đình bạn với bên xin việc vô hiệu và theo quy định tại Điều 137 bộ luật dân sự 2005 thì sau khi giao dịch dân sự bị tuyên bố vô hiệu thì các bên phải hoàn trả lại những gì đã nhận và khôi phục lại tình trạng ban đầu (bên xin việc sẽ phải có nghĩa vụ trả lại đầy đủ số tiền cho gia đình bạn).

Căn cứ Điều 161 Bộ Luật tố tụng Dân sự 2004:

cá nhân, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.”

Bạn nộp tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi ngươi nhận chạy việc cư trú hoặc lám việc.

Bạn có thể tố cáo hành vi của người nhận xin việc cho bạn với cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc tòa án với tội theo điều 139 Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009 nếu như người đó không có khả năng chạy việc, hoặc biết rõ không thể chạy việc cho bạn mà vẫn nhận chạy việc, nhận tiền nhằm mục đích chiếm đoạt thì đây là hành vi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Còn nếu người đó không có hành vi gian dối nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về , chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Tuy nhiên, việc dùng tiền để xin việc này của gia đình bạn cũng có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ theo quy định sau của Bộ luật Hình sự:

Theo như nội dung thư bạn trình bày, hành vi của gia đình bạn có thể đã cấu thành tội đưa hối lộ theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 như sau:

“Người nào đưa hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.”

Trong trường hợp này, nếu bạn tố giác sớm hành vi đưa hối lộ thì có thể được hưởng chính sách khoan hồng từ phía cơ quan nhà nước theo quy định của Bộ luật hình sự 1999 như sau:

“Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.”

Do đó, bạn có thể tiến hành tố giác hành vi nhận hối lộ của người có hành vi vi phạm để được trả lại số tiền đã dùng để đưa hối lộ.

Những điều cần lưu ý: tội phạm về chức vụ

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn Pháp luật dân sự –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *