Người bị tù đày được hưởng chế độ gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sưm hiện tại gia đình tôi đang cư trú tại Quảng Ngãi, mẹ tôi đang được hưởng chính sách như thương binh. Trong cách mạng mẹ tôi đã bị địch bắt, tù đày. Theo tôi tìm hiểu thì mẹ tôi sẽ được hưởng chính sách tù đày nữa. Không biết sự tìm hiểu này của tôi có đúng không ạ ? Mong luật sư giải đáp, xin chân thành cảm ơn!

:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Xin giấy phép . Với thắc mắc của bạn, Công ty Xin giấy phép xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Như bạn trình bày, hiện nay mẹ bạn đang được hưởng chính sách như thương binh theo quy định tại khoản 12, Điều 1 của :

“1. Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu;

b) Bị địch bắt, tra tấn vẫn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh, để lại thương tích thực thể;

c) Làm nghĩa vụ quốc tế;

d) Đấu tranh chống tội phạm;

đ) Dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quốc phòng, an ninh; dũng cảm cứu người, cứu tài sản của Nhà nước và nhân dân;

e) Làm nhiệm vụ quốc phòng an ninh ở địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

g) Khi đang trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ do cơ quan có thẩm quyền giao;

h) Trực tiếp làm nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu hoặc diễn tập phục vụ quốc phòng, an ninh có tính chất nguy hiểm.

2. Người hưởng chính sách như thương binh là người không phải là quân nhân, công an nhân dân, bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21 % trở lên thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”.

3. Thương binh loại B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993.

4. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thương binh loại B quy định tại Điều này được gọi chung là thương binh.

5. Thương binh có vết thương đặc biệt tái phát được khám và giám định lại tỷ lệ suy giảm khả năng lao động theo quy định của Chính phủ.”

Khoản 1 Điều 20 quy định chế độ đối với người bị địch bắt tù đày như sau:

“1. Các chế độ ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày bao gồm:

a) Tặng Kỷ niệm chương;

b) Trợ cấp hàng tháng;

c) Bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước.

2. Khi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp.

3. Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị dịch bắt tù, đày thì thân nhân được hưởng trợ cấp một lần.”

Điều 47 quy định chế độ trợ cấp hàng tháng đối với người bị địch bắt tù đày như sau:

– Trợ cấp hàng tháng bằng 0,6 lần mức chuẩn.

– Thời điểm hưởng:

+ Đối với người đã hưởng trợ cấp một lần hiện còn sống: Thời điểm hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngày 01 tháng 9 năm 2012;

+ Đối với người được công nhận từ ngày 01 tháng 9 năm 2012 trở về sau: Thời điểm hưởng trợ cấp từ ngày Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định.

Như vậy, hiện nay mẹ bạn đang hưởng chính sách như thương binh thì mẹ bạn vẫn được hưởng chính sách đối với người bị địch bắt đi tù đày.

Mẹ bạn đang hưởng chế độ như thương binh, thì mẹ bạn vẫn chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Điều 33 Thông tư và Điều 9 Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH như sau:

– Trường hợp đã hưởng trợ cấp một lần

+ Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ1);

+ Hồ sơ hoặc quyết định trợ cấp một lần;

+ Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4).

– Trường hợp chưa hưởng trợ cấp một lần

+ Bản khai cá nhân (Mẫu TĐ2).

Trường hợp người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày thì đại diện thân nhân lập bản khai (Mẫu TĐ3);

+ Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch cán bộ, lý lịch Đảng viên (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội có xác định nơi bị tù, thời gian bị tù;

+ Quyết định trợ cấp hàng tháng (Mẫu TĐ4) hoặc Quyết định trợ cấp một lần (Mẫu TĐ5).

Một số giấy tờ xác định nơi bị tù, thời gian tù như sau:

+ Bản sao một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch công an nhân dân (lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước); hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ hưởng ;

+ Bản sao giấy tờ, tài liệu khác có giá trị pháp lý lập từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 trở về trước;

+ Xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an về thời gian tù và nơi bị tù.

Nơi bị tù để xem xét xác nhận người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày được quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư 16/2014/TT-BLĐTBXH .

Nếu Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ngãi không nhận hồ sơ hưởng chế độ để giải quyết cho mẹ bạn thì bạn hỏi lại bên Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Quảng Ngãi về văn bản Công văn số 2143/NCC – CS2 để biết rõ Cục người có công hướng dẫn như thế nào? Nếu Cục người có công hướng dẫn không thống nhất với các văn bản hiện hành về chế độ đối với người có công với cách mạng thì bạn có thể làm đơn tường trình về trường hợp của mẹ bạn gửi trực tiếp tới Cục người có công và Bộ lao động và thương binh xã hội để có hướng dẫn cụ thể.

Trân trọng cảm ơn./.

Bộ phận dân sự – Xin giấy phép biên tập

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *