Người bị mất hai đốt ngón tay có được thi bằng lái xe hạng B2 không?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hai đốt tay ở ngón đeo nhẫn bên phải của em bị cụt. Hiện tại em có nhu cầu thi bằng lái xe hạng B2 để phục vụ cho công việc hiện tại thì có đủ điều kiện để thi không ạ? Em xin cảm ơn Luật sư. Mong sớm được phản hồi từ phía Luật sư

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. :

Điều kiện thi bằng lái xe ô tô hạng B2 được quy định trong . Giống như các kỳ thi sát hạch chứng chỉ khác, thi bằng lái xe ô tô bằng lái xe ô tô cũng phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Đây là điều bắt buộc phải làm của Tổng cục đường bộ để tăng chất lượng tài xế và giảm thiểu tai nạn giao thông.

Theo thông tin mà bạn đã cung cấp, chúng tôi hiểu rằng bạn không may bị mất hai đốt ngón tay, và bạn đang có nguyện vọng muốn thi bằng lái xe hạng B2. Đối với những thắc mắc của bạn chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 49 quy định:

Điều 59. Giấy phép lái xe

4. Giấy phép lái xe có thời hạn gồm các hạng sau đây:

c) Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg;

– Về điều kiện để được thi bằng lái xe hạng B2

Căn cứ tại Điều 60 quy định như sau:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b) Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c) Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

d) Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

e) Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

2. Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, bạn mong muốn đi thi bằng lái xe hạng B2 thì cần đủ 18 tuổi và đảm bảo các yêu cầu về sức khỏe mà pháp luật đã quy định

– Về điều kiện sức khỏe của người lái xe

Bộ giao thông vận tải và Bộ y tế đã ban hành

Căn cứ theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo quy định:

Đối với người lái xe hạng B2 về điều kiện cơ- xương-khớp:

Người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau thì không đủ điều kiện lái xe hạng B2:

– Cứng/dính một khớp lớn;

– Khớp giả ở một vị trí các xương lớn;

– Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng tới chức năng vận động;

– Chiều dài tuyệt đối giữa hai chi trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ;

– Cụt hoặc mất chức năng 02 ngón tay của 01 bàn tay trở lên; hoặc cụt hoặc mất chức năng 01 bàn chân trở lên;

Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn bị cụt mất 2 đốt ngón tay trên 1 bàn tay mà các chi còn lại bình thường cũng như không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn vẫn đủ điều kiện sức khỏe để được thi bằng lái xe hạng B2.

Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành, bạn mất 2 đốt ngón tay mà không thuộc các trường hợp quy định tại phụ lục 01 ban hành kèm theo thì đủ điều kiện để thi bằng lái xe hạng B2.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *