Nghỉ hưu trước tuổi thì được hưởng quyền lợi như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về việc nghỉ hưu trước tuổi, cách tính lương hưu và thủ tục nghỉ hưu theo quy định của luật bảo hiểm xã hội, luật lao động hiện hành:

Chế độ hưu trí khi chưa đủ tuổi về hưu ?

Thưa luật sư, Cho tôi hỏi bố tôi năm nay nghỉ hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu, còn thiếu 1 năm nữa mới đủ tuổi 60 và thời gian tham gia đóng BHXH được 19 năm. Bây giờ bố tôi muốn làm chế độ nghỉ hưu thì có được không ạ và làm ntn

-Tạ Thị Hà

Trả lời:

Điều 54 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

Căn cứ theo quy định trên, do bố của bạn mới đóng BHXH được 19 năm, chưa đáp ứng được điều kiện đóng đủ 20 năm BHXH trở lên, do đó dù có đáp ứng đủ độ tuổi hưởng lương hưu hay trường hợp nghỉ hưu trước tuổi thì bố của bạn vẫn chưa được hưởng chế độ hưu trí.

Hỏi về thủ tục nghỉ hưu ?

Kính thưa luật sư ! Tôi làm công nhân đường sắt được 25 năm, tức là đã đóng bảo hiểm được 25 năm. Năm 2015 công ty tôi sắp xếp lại lao động , động viên 1 số công nhân về nghỉ chế độ trước tuổi trong đó có tôi . Tôi sinh ngày 5-8-1973, tại thời điểm tôi nghỉ việc mới được 43 tuổi mà bảo hiểm đã đóng được 25 năm . Công ty bảo cứ về nghỉ chốt bảo hiểm, đến lúc đủ tuổi đời đi làm giám định y khoa để nghỉ chế độ. Cho nên tôi về nghỉ mà chốt sổ bảo hiểm đến nay đã được 2 năm, sang năm 2018 tôi đủ 45 tuổi, cho tôi hỏi đã đi giám định sức khỏe để nghỉ hưu được chưa ? Có bị trừ % không ? Rất mong được sự tư vấn của quý luật sư . Xin trân trọng cảm ơn

Trả lời:

Khoản 2 điều 54 quy định như sau:

Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

Căn cứ theo quy định trên, dù bạn đã làm công nhân đường sắt ( thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) được 25 năm và đã đóng BHXH được 25 năm nhưng tính đến năm 2018 bạn mới đủ 45 tuổi, tức là còn phải cần 5 năm nữa khi bạn đủ 50 tuổi thì bạn mới có thể được hưởng chế độ hưu trí.

Tuy nhiên, nếu bạn có kết quả giám định của cơ quan y tế xác nhận rằng bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bạn sẽ có thể được xét hưởng lương hưu, nhưng do bạn nghỉ hưu sớm 5 năm nên mức lương hưu của bạn sẽ bị giảm mỗi năm 2%, tổng cộng là bạn sẽ bị giảm 10%.

Nghỉ hưu trước tuổi,do mất sức lao động 61%?

Kính chào ! Xin các anh, chị tư vấn giúp em trường hợp về hưu trước tuổi năm 2017. Bố em sinh ngày 1/5/1966 là công nhân lao động phổ thông tại Bưu điện Hà Nội. Tháng 1/2014 bố em đã xin nghỉ việc và được chốt sổ bảo hiểm XH bắt buộc là 23 năm và quyết đinh được nghỉ việc. Từ đó đến nay không đóng thêm BHXH nữa. Do sức khoẻ không đảm bảo nay muốn làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi do mất sức 61% ( không thuộc đối tượng công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm) có được không? Trình tự thủ tục xin giám định nghỉ hưu trước tuổi như thế nào? Mong công ty Xin giấy phép giúp đỡ tư vấn. Em xin cảm ơn!

-Ha Bui

Trả lời:

Để thực hiện giám định y khoa làm thủ tục xin nghỉ hưu trước tuổi thì bố của bạn cần làm hồ sơ gửi đến Hội đồng GĐYK cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Trường hợp bác đang bảo lưu thời gian đóng BHXH thì cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và chuyển đến Hội đồng GĐYK.

Hồ sơ yêu cầu thực hiện giám định y khoa trong trường hợp này gồm có:

a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

Sau khi có xác nhận về việc suy giảm khả năng lao động do mất sức từ 61% trở lên thì bố của bạn sẽ đủ điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại điều 55 quy định như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

Về hưu trước tuổi năm 2017?

Thưa luật sư! Nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp về hưu trước tuổi năm 2017, mẹ tôi đã đóng BHXH được 20 năm. Vậy nếu năm nay mẹ tôi làm thủ tục xin về hưu trước tuổi ( năm sau mẹ tôi mới đủ 55 tuổi) thì mức lương hưu mẹ tôi được hưởng sẽ là bao nhiêu?

-Ha Bui

Trả lời:

Điều 56 quy định mức lương hưu hằng tháng như sau:

1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

….

3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu năm nay mẹ bạn xin về về hưu trước tuổi thì mức lương hưu mẹ bạn được hưởng hàng tháng sẽ tính như sau: 45% + 3%x5 – 2%= 58% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Quyền lợi về bảo hiểm xã hội tốt nhất ?

Cháu muốn hỏi về trường hợp của mẹ cháu ạ. Mẹ cháu sinh năm 1966, tháng 1/2000 đến tháng 7/2011 mẹ cháu là công chức kế toán UBND xã, tháng 8/2011 mẹ cháu chuyển sang làm Chủ tịch hội LHPN xã, đến tháng 5/2015 mẹ cháu bị tai biến liệt nửa người đến nay đang nghỉ chữa bệnh dài ngày hưởng trợ cấp ốm đau. Vậy cháu muốn hỏi trường hợp của mẹ cháu có được nghỉ hưu trước tuổi không? Có cần đóng tiếp để đủ 20 năm đóng BHXH không? Nếu đủ điều kiện nghỉ hưu thì thủ tục thế nào ạ? Có nên nghỉ trong năm nay không? Hay vẫn cứ hưởng trợ cấp ốm đau đến khi đủ 55 tuổi mới nghỉ? Xin luật sư tư vấn giúp cháu? Cháu xin cảm ơn ạ!

-Hanh Chu Bich

Trả lời:

Khoản 3 điều 54 quy định như sau:

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

Như vậy, để được hưởng lương hưu thì mẹ của bạn chỉ cần có thời gian đóng BHXH từ 15 năm trở lên.

Theo như thông tin bạn cung cấp thì mẹ của bạn đang bị tai biến, liệt nửa người

quy định tại bảng 2 :Bảng tỷ lệ tổn thương cơ thể do tổn thương Xương sọ và hệ Thần kinh như sau:

4.2.5. Liệt nửa người mức độ nhẹ

36 – 40

4.2.6. Liệt nửa người mức độ vừa

61 – 65

4.2.7. Liệt nửa người mức độ nặng

71 – 75

4.2.8. Liệt hoàn toàn nửa người

85

Theo quy định tại điều 55 thì nếu mẹ của bạn thuộc trường hợp thuộc tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì mẹ của bạn đã đủ điều kiện để hưởng lương hưu, không cần chờ đến năm 55 tuổi.

Nếu tỷ lệ suy giảm khả năng lao động của mẹ bạn dưới 61% thì mẹ bạn phải chờ đến năm đủ 55 tuổi mới làm thủ tục hưởng lương hưu thì mới đảm bảo được hưởng nhiều quyền lợi nhất.

Mọi vướng mắc hãy gọi: (nhấn máy lẻ phím 6) để được .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *