Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh cho doanh nghiệp?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi hiện đang phân vân nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh cho doanh nghiệp. Xin luật sư giải đáp giúp tôi nên mở rộng quy mô doanh nghiệp theo hình thức nào thì thuận tiện hơn cho doanh nghiệp? Tôi xin cảm ơn.

Căn cứ pháp lý:

Luật Doanh nghiệp 2014

Nghị định 108/2018/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – Minh Khuê. Về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Luật Doanh nghiệp 2014 quy định khái niệm về Địa điểm kinh doanh và Chi nhánh như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền (khoản 1 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014).

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể (khoản 3 Điều 45 Luật doanh nghiệp 2014).

Việc thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh phụ thuộc và nhu cầu và hoạt động đặc thù của doanh nghiệp. Do bạn không nêu rõ các nhân viên của mình sẽ thực hiện cụ thể các hoạt động gì tại nơi làm việc mới nên rất khó để chúng tôi tư vấn phương án phù hợp giúp bạn mở rộng mô hình kinh doanh. Bạn có thể so sánh một số điểm nổi bật dưới đây để nắm được đặc trưng của chi nhánh và địa điểm kinh doanh, từ đó có hướng đi phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

– Về cơ cấu hoạt động:

Doanh nghiệp căn cứ vào nhu cầu mở rộng quy mô, các đặc thù của hoạt động sản xuất kinh doanh và phạm vi kinh doanh để lựa chọn đăng ký thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là nơi để doanh nghiệp tiến hành một hoặc nhiều hoạt động kinh doanh cụ thể, các địa điểm kinh doanh thường được đăng ký tại cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính để dễ dàng quản lý và kê khai thuế.

Chi nhánh thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc thực hiện hoạt động kinh doanh và chức năng đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh là hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn đăng ký bởi chúng có thể đại diện doanh nghiệp và tự tiến hành hoạt động kinh doanh theo sự phân công của trụ sở chính. Sự thuận tiện trong việc lựa chọn hình thức kê khai thuế của chi nhánh, thủ tục thành lập nhanh gọn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh và quy mô hơn. Chi nhánh phát sinh thêm hoạt động báo cáo thuế như công ty (trừ chi nhánh phụ thuộc không phải lập báo cáo tài chính công ty cuối năm).

– Về phạm vi thành lập:

Hiện nay, không có quy định của pháp luật hạn chế về phạm vi thành lập Chi nhánh hay Địa điểm kinh doanh. Bạn có thể thành lập Chi nhánh hay Địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với địa chỉ trụ sở chính của công ty hoặc thành lập địa điểm kinh doanh, chi nhánh nằm khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính công ty.

– Về các loại thuế phải nộp:

Đối với địa điểm kinh doanh: Địa điểm kinh doanh là đơn vị hạch toán phụ thuộc, chính vì vậy, địa điểm kinh doanh không có riêng, kê khai thuế tập trung, sử dụng hóa đơn của công ty. Chính vì thế nên các loại thuế liên quan đến doanh nghiệp như , thuế thu nhập doanh nghiệp đều sẽ được kê khai tập trung tại trụ sở chính hoặc chi nhánh của doanh nghiệp.

Nếu địa điểm kinh doanh có địa chỉ khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với chi nhánh hoặc trụ sở chính thì địa điểm kinh doanh phải tự kê khai là 1.000.000 đồng/năm căn cứ theo quy định của thông tư 302/2016/TT-BTC. Nếu địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với trụ sở chính hoặc chi nhánh thì trụ sở chính hoặc chi nhánh có thể kê khai và nộp phí môn bài thay cho địa điểm kinh doanh.

Đối với chi nhánh: Chi nhánh được lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc, có con dấu và mã số thuế riêng. Chi nhánh có các nghĩa vụ về thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

+ Thuế môn bài:

Thông tư 156/2013/TT-BTC tại Điều 17, Khoản 1 quy định về khai thuế môn bài:

“Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc (chi nhánh, cửa hàng…) kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh thì người nộp thuế thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của các đơn vị trực thuộc đó cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của người nộp thuế.

Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.”

Căn cứ theo quy định trên, có hai trường hợp kê khai thuế môn bài cho chi nhánh:

– Chi nhánh hạch toán độc lập: Kê khai và nộp thuế môn bài tại cơ quan quản lý chi nhánh.

– Chi nhánh hạch toán phụ thuộc: Nếu chi nhánh ở cùng tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai thuế môn bài tại cơ quan thuế trụ sở chính; Nếu chi nhánh ở khác tỉnh với trụ sở chính thì nộp tờ khai và tiền thuế môn bài tại chi nhánh.

+ Thuế giá trị gia tăng:

Căn cứ khoản 1 Điều 11 Thông tư 156/2013/TT-BTC:

“b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cùng nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì người nộp thuế thực hiện khai thuế giá trị gia tăng chung cho cả đơn vị trực thuộc.

Nếu đơn vị trực thuộc có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng.

c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.”

Như vậy, doanh nghiệp sẽ nộp thuế GTGT tại chi nhánh nếu chi nhánh đó hạch toán độc lập, hoặc là chi nhánh khác tỉnh với trụ sở chính. Trong trường hợp chi nhánh hạch toán phụ thuộc hoặc không phát sinh doanh thu, hoặc cùng tỉnh với trụ sở chính thì kê khai và nộp thuế GTGT cho chi nhánh tại trụ sở chính.

+ Thuế Thu nhập doanh nghiệp:

Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 156/2013/TT-BTC:

“b) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc hạch toán độc lập thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc.

c) Trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc nhưng hạch toán phụ thuộc thì đơn vị trực thuộc đó không phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp; khi nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm khai tập trung tại trụ sở chính cả phần phát sinh tại đơn vị trực thuộc.”

Như vậy, nếu chi nhánh hạch toán độc lập thì sẽ nộp hồ sơ kê khai thuế TNDN phát sinh tại đơn vị trực thuộc cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh đó. Nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc thì không phải nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp, mà trụ sở chính sẽ nộp hồ sơ kê khai thuế cả phần thu nhập tại chi nhánh.

– Về con dấu:

Do đặc điểm về sản xuất kinh doanh của từng loại hình, dễ thấy, chi nhánh có thể có con dấu riêng, còn địa điểm kinh doanh không được phép đăng ký và sử dụng con dấu riêng.

Trên đây là định hướng tư vấn của chúng tôi về câu hỏi “Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh” của bạn. Nếu còn thắc mắc hoặc còn bất cứ nội dung gì chưa rõ, bạn có thể liên hệ tổng đài hoặc liên hệ trực tiếp đến Bộ phận Tư vấn pháp luật Doanh nghiệp – để được hỗ trợ.

Trân trọng.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *