Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay bản quyền cho thương hiệu quần áo ?

Thưa luật sư,
Tôi muốn hỏi: Hiện tại tôi đang có 1 cửa hàng bán quần áo tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Nay tôi muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả của Tên cửa hàng và Logo của cửa hàng chúng tôi, để tránh bị các cửa hàng khác bắt chước, ăn cắp.

Mục lục bài viết

1. Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay bản quyền ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Hiện tại tôi đang có 1 cửa hàng bán quần áo tại Quận Đống Đa, Hà Nội. Nay tôi muốn đăng ký bảo hộ quyền tác giả của Tên cửa hàng và Logo của cửa hàng chúng tôi, để tránh bị các cửa hàng khác bắt chước, . Tôi đã đọc trong phần Dịch vụ Sở hữu trí tuệ, nhưng không biết cái tôi đang cần là Đăng ký bảo hộ Nhãn hiệu, hay Đăng ký Bảo hộ Bản quyền?

Cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Bạn có thể tiến hành đồng thời cả việc đăng ký nhãn hiệu và Bản quyền để có được phạm vi bảo hộ tốt nhất.

Đăng ký nhãn hiệu sẽ được bảo hộ cả về mặt ngữ nghĩa, cách trình bày, màu sắc Logo… Đây là biện pháp bảo hộ rất mạnh vì nếu như có một người khác sử dụng Logo tương tự của bạn, hành vi sử dụng đó sẽ bị coi là vi phạm của bạn. Tuy nhiên, hạn chế của biện pháp này là anh chỉ được bảo hộ trong phạm vi sản phẩm, dịch vụ mà anh đăng ký, chính vì vậy anh cần tiến hành thêm việc bảo hộ quyền tác giả.

Nếu đăng ký quyền tác giả, anh sẽ được bảo hộ trong tất cả các lĩnh vực. Bất cứ ai muốn sử dụng Logo đó trong lĩnh vực nào đều phải nhận đươc sự đồng ý của anh. Tuy nhiên, mức độ bảo hộ cho Bản quyền yếu hơn nhãn hiệu vì chỉ khi một người sử dụng Logo giống hệt Logo của anh hoặc giống đến mức tối đa, người đó mới bị vi phạm Bản quyền của anh.

Chính vì vậy, theo ý kiến tư vấn của chúng tôi, anh nên tiến hành đồng thời cả hai biện pháp bảo hộ nói trên.

Hỏi: Thời gian có hiệu lực của bản đăng ký lâu nhất là trong bao nhiêu năm? Lệ phí đóng 1 lần hay đóng theo năm (theo lần gia hạn)?

Trả lời:

Hiêu lực của Giấy chứng nhận Quyền tác giả là 50 năm kể từ khi tác giả mất

Hiệu lực của Giấy chứng nhận nhãn hiệu là 10 năm. Sau 10 năm, bạn có thể xin gia hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận. Phí gia hạn nộp vào thời điểm bạn xin gia hạn chứ không phải nộp hàng năm. Chúng ta chỉ mất hết mọi hi vọng khi chúng ta từ bỏ chúng.

2. Các đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ bản quyền ?

Điều 17 , quy định:

Các đối tượng quyền liên quan nào được bảo hộ bản quyền?

1. Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ:

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ:

– Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình;

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

– Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4. Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 trên này với điều kiện không gây ph­ương hại đến quyền tác giả.

3. Hài hoà lợi ích bản quyền để đảm bảo thực thi luật sở hữu trí tuệ

Thị trường bản quyền Việt Nam đã bước vào thời kỳ sôi động của các hoạt động giao dịch. Hợp tác và cạnh tranh đang diễn ra giữa các chủ thể khai thác, sử dụng. Hơn bao giờ hết, văn hoá bản quyền phải được đề cao, đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh và tăng trưởng. Bài viết này đề cập tới các khía cạnh chính của lợi ích bản quyền.

Môi trường pháp lý:

Bộ luật Dân sự sửa đổi, bổ sung có hiệu lực ngày 1-1-2006 bao gồm các điều khoản quy định các vấn đề liên quan đến quan hệ tài sản thuộc quyền tác giả, quyền liên quan, làm cơ sở cho các quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ. Kể từ ngày 1-7-2006, Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã có hiệu lực. Phần hai của luật này quy định các nội dung điều chỉnh các quan hệ quyền tác giả và quyền liên quan. Nó bao gồm các quy định về chủ thể, khách thể quyền, đối tượng bảo hộ, nội dung quyền, giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ, chủ sở hữu quyền v.v… đã giải thích và hướng dẫn cụ thể một số vấn đề về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ.

Chúng ta có thể khẳng định rằng, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo hành lang pháp lý an toàn khuyến khích các hoạt động sáng tạo và bảo hộ thành quả của lao động đó. Nó đã tiếp thu được các giá trị của các văn bản pháp luật được ban hành và thực thi trong 20 năm qua, điều chỉnh lợi ích của các bên, tương thích với luật pháp quốc tế, minh bạch và khả thi. Hệ thống này là phương tiện để các chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan sử dụng nhằm bảo vệ quyền lợi của mình đồng thời là công cụ quản lý và điều khiển “cuộc chơi” của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về sở hữu trí tụê nói chung, quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng đã góp phần thúc đẩy thực thi tại quốc gia, đồng thời góp phần quan trọng kết thúc đàm phán để Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11-1-2007.

Với chính sách hội nhập sâu rộng, Việt Nam đã tham gia với bước tiến nhanh vào thị trường bản quyền quốc tế, bắt đầu bằng thị trường của các nước phát triển, đó là Hoa Kỳ với Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả có hiệu lực ngày 26-12-1997 và Liên bang Thuỵ Sỹ với Hiệp định bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có hiệu lực ngày 8-6-2000. Hiệp định đầu tiên với Hoa Kỳ là tiền đề cho quan hệ thương mại tại Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ, có hiệu lực ngày 10-12-2001. Hiệp định này có một chương riêng về sở hữu trí tuệ với số điều nhiều nhất, là cơ sở cho các giao dịch thương mại giữa hai quốc gia. Ba điều ước song phương này chứa đựng các cam kết về quyền của tác giả được bảo hộ và nghĩa vụ pháp lý của các bên khi khai thác sử dụng tác phẩm. Nó đã được thực thi từ những bỡ ngỡ của những ngày đầu, đến việc hình thành thói quen ban đầu trong giao dịch bản quyền với các quốc gia có nền công nghiệp bản quyền phát triển.

Để tiến tới tham gia WTO vào ngày 11-1-2007, Việt Nam đã chủ động tham gia 5 Điều ước đa phương về lĩnh vực này. Mở đầu với sự kiện là thành viên của Công ước Berne bảo hộ tác phẩm văn học- nghệ thuật và khoa học ngày 26-10-2004. Công ước này đã tác động sâu sắc đối với toàn bộ hoạt động văn hoá – nghệ thuật của Việt Nam, trong quan hệ với trên 160 quốc gia thành viên. Trước yêu cầu của việc bảo hộ hoạt động sáng tạo của các tổ chức, cá nhân trong việc chuyển tải các tác phẩm thuộc quyền tác giả đến công chúng, Việt Nam đã lần lượt ký kết Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống việc sao chép bất hợp pháp (hiệu lực ngày 6-7-2005), Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (hiệu lực ngày 1-3-2007). Với tiến bộ của khoa học và công nghệ, các chương trình phát sóng đặc biệt là truyền hình không chỉ được thực hiện bằng kỹ thuật phát sóng mặt đất mà đã tiến tới truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số, truyền hình cáp, truyền hình trực tuyến và truyền hình qua mạng điện thoại di động. Để bảo hộ có hiệu quả chương trình phát sóng qua vệ tinh, Công ước Brussels về các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh được mã hoá đã có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 12-1-2006. Nó không phải là Công ước về quyền sở hữu trí tuệ, mà là công ước bảo hộ kỹ thuật và công nghệ đối với tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh đã được mã hoá. Trong cam kết tham gia WTO, mọi thành viên của tổ chức này đều phải thừa nhận các quy định của Hiệp định Trips về các khía cạnh kinh tế của quyền sở hữu trí tuệ. Vì vậy, vào thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của WTO, Hiệp định này cũng đồng thời có hiệu lực tại Việt Nam.

Pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc tế song phương và đa phương nêu trên thuộc ngành luật Dân sự. Nó điều chỉnh các quan hệ về tài sản của công dân và pháp nhân. Vì vậy, các quyền là nội dung trung tâm và quan trọng của pháp luật. Quyền này bao gồm hai bộ phận gồm quyền nhân thân (tinh thần), quyền tài sản (kinh tế). Với sự đầu tư và lao động sáng tạo, tác giả có quyền được hưởng lợi từ tài sản trí tuệ của mình. Vì vậy nó là quyền độc quyền của tác giả gắn với tác phẩm cụ thể do họ sáng tạo ra. Mọi tổ chức cá nhân khi khai thác sử dụng đều phải xin phép, trả tiền bản quyền. Tuy nhiên, luật pháp cũng đưa ra các giới hạn quyền bằng những quy định cụ thể, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng của các tổ chức và cá nhân, cũng như nhu cầu thưởng thức của công chúng. Pháp luật còn quy định về thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm cũng vì mục đích trên. Như vậy, pháp luật đã đặt ra quyền, giới hạn quyền nhằm tạo ra sự hài hoà về lợi ích giữa ba chủ thể bao gồm:người sáng tạo, nhà sử dụng và công chúng hưởng thụ.

Thị trường bản quyền:

Các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học do lao động sáng tạo của tác giảtao ra, do đầu tư sáng tạo của người biểu diễn thể hiện tại cuộc biểu diễn, của nhà sản xuất bản ghi âm thể hiện tại bản ghi âm, của tổ chức phát sóng thể hiện tại chương trình phát sóng là tài sản. Nó là đối tượng giao dịch trong thị trường bản quyền. Toàn bộ giao dịch này diễn ra trong môi trường pháp lý quy định tại hệ thống pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hoạt động lành mạnh của thị trường là hoạt động tôn trọng “luật chơi”. Thị trường bản quyền phát triển là động lực phát huy tiềm năng của lao động sáng tạo. Các thoả thuận chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng thực chất là thoả thuận mua bán bản quyền. Người có quyền có thể chuyển nhượng quyền sở hữu toàn bộ hoặc một, một số quyền tài sản. Tương tự như vậy, người có quyền có quyền cho phép sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản của mình

Các thoả thuận về giá cả của chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển quyền sử dụng là thoả thuận quan trọng đối với tài sản này. Nhiều hợp đồng đàm phán kéo dài có nguồn gốc từ giá cả. Thông thường người có tài sản là người ra giá trước, với mong muốn tìm kiếm lợi ích lớn nhất vì vậy đã đặt giá bán cao. Người mua mong mua được giá thấp. Đây là một bài toán khó, buộc hai phía phải cố gắng để giải. Nếu một trong hai bên không nỗ lực, thiếu thiện chí thì khó có lời giải đúng. Những thoả thuận đạt được là kết quả của sự tự điều chỉnh từ hai phía. Khi đó bên mua và bên bán, người có tài sản và người khai thác, sử dụng tài sản tìm được lợi ích chung từ hợp đồng. Tác giả sẽ thu được tiền, nhà đầu tư có thể kinh doanh thu lợi từ hợp đồng bản quyền. Đương nhiên, trong trường hợp này công chúng có cơ hội được hưởng thụ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học. Đó là sự hài hoà về lợi ích giữa các chủ thể. Các hợp đồng do Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc, Trung tâm quyền tác giả văn học, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam đã công bố trong thời gian qua là những thoả thuận về cơ bản là hài hoà lợi ích.

Trong thời gian qua, thị trường bản quyền diễn ra sôi động ở hầu hết các lĩnh vực, đặt biệt ở hình thức sao chép tác phẩm trong lĩnh vực xuất bản, âm nhạc, ghi âm, truyền hình vệ tinh, kỹ thuật số và truyền hình cáp. Nhiều trường hợp giao dịch lành mạnh, thành công, nhưng không ít vụ việc giao dịch trong tình trạng thiếu hiểu biết, thiếu thiện chí, có những trường hợp tỏ ra lạc hậu và ấu trĩ về bản quyền. Nhưng nghiêm trọng hơn là ý thức bất chấp pháp luật của một số tổ chức, cá nhân.

Môi trường kỹ thuật số là một góc khuất của thị trường bản quyển. Nó đang bị lợi dụng để vi phạm nghiêm trọng quyền tác giả, quyền liên quan. Rất nhiều các loại hình tác phẩm từ tác phẩm viết, điều khắc, hội hoạ, sân khấu, âm nhạc, chương trình phát thanh, truyền hình đến trò chơi trí tuệ v.v… đều được truyền trên internet bất hợp pháp, ở rất nhiều địa chỉ tên miền khác nhau. Âm nhạc được sử dụng trên mang Internet, trong dịch vụ diện thoại di động, báo điện tử và các Website với doanh thu khổng lồ, nhưng chỉ có ít đơn vị sử dụng trả tiền bản quyền. Chủ thể của các dịch vụ này đã của các tác giả soạn nhạc và soạn lời, đầu tư của nhà sản xuất bản ghi âm, chương trình phát sóng. Các phương tiện, thiết bị thông tin và mạng Internet cũng đã bị lợi dụng để dịch và truyền phát nhiều tác phẩm của nước ngoài với thái độ bất chấp pháp luật và thách thức dư luận.

Công cụ tăng trưởng:

Trong thời đại toàn cầu hoá, kỷ nguyên của công nghệ số, Việt Nam phải hướng tới phát triển công nghiệp bản quyền. Nền công nghiệp này dựa trên thành quả của hoạt động sáng tạo, kết quả của sự bảo hộ và sự tiến bộ của kỹ nghệ chuyển tải các loại hình sáng tạo đến công chúng. Nhu cầu hưởng thụ không chỉ là nội địa, mà phải kết nối với thị trường quốc tế. Vì vậy, hợp tác và cạnh tranh như là người bạn đồng hành của phát triển.

Hầu hết các giá trị văn học, nghệ thuật và khoa học đều được sử dụng trong các thiết chế văn hoá, nghệ thuật. Truyền thống cũ về việc sử dụng nó đã trở nên lạc hậu trong thời đại kinh tế thị trường, khi mà công nghiệp giải trí đã nở rộ và xâm nhập sâu rộng vào Việt Nam. Các thiết bị đa tính năng như thiết bị đọc, giải mã các lệnh từ bàn phím máy vi tính, đã tạo cơ hội cho con người tiếp cận nhanh, chuẩn xác các ký tự từ chữ viết đến âm thanh, hình ảnh, ở bất kỳ địa điểm và thời gian nào. Nhu cầu này đa dạng và hiện đại. Từ đó, vấn đề đặt ra cho Việt Nam phải xây dựng một nền công nghiệp giải trí phát triển lành mạnh đủ sức cạnh tranh, trong đó xuất bản, báo chí, sân khấu, âm nhạc, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, cùng các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin v.v… là những ngành nghề cần tập trung đầu tư.

Đồng thời, phải xây dựng cho được văn hoá bản quyền, từ nhận thức, hiểu biết đến ứng xử theo chuẩn mực chung, tạo ra môi trường đầu tư và môi trường sáng tạo mới hấp dẫn, tăng trưởng./.

TS. Vũ Mạnh Chu – Theo Cục bản quyền

(MINH KHUE LAW FIRM: Bài viết được đăng tải nhằm mục đích giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không nhằm mục đích thương mại. Thông tin nêu trên chỉ có giá trị tham khảo và có thể một số thông tin pháp lý đã hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại vì vậy Quý khách khi đọc thông tin này cần tham khảo ý kiến luật sư, chuyên gia tư vấn trước khi áp dụng vào thực tế.)

Dịch vụ đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ, gọi: 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *