Năm 2018 phạt nặng hành vi trèo rào, trèo qua dải phân cách?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa Luật sư cho tôi hỏi gần nhà tôi có giải phân cách, đối diện nhà tôi là điểm dừng xe bus, hôm trước, tôi có trèo qua giải phân cách và băng qua đường để sang đường phía bên kia và tôi có bị xử phạt hành chính, tôi rất thắc mắc về vấn đề này vì tôi chỉ trèo qua rào, trèo qua giải phân cách để băng sang qua đường mà tại sao lại bị xử lý vi phạm hành chính?và việc bị xử phạt vi phạm hành chính như vậy là có đúng với quy định hay không? tôi rất thắc mắc về vấn đề này? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Giao thông của

>> 

Thưa Luật sư cho tôi hỏi gần nhà tôi có giải phân cách, đối diện nhà tôi là điểm dừng xe bus, hôm trước, tôi có trèo qua giải phân cách và băng qua đường để sang đường phía bên kia và tôi có bị xử phạt hành chính, tôi rất thắc mắc về vấn đề này vì tôi chỉ trèo qua rào, trèo qua giải phân cách để băng sang qua đường mà tại sao lại bị ?và việc bị xử phạt như vậy là có đúng với quy định hay không? tôi rất thắc mắc về vấn đề này? Mong Luật sư tư vấn cho tôi. Cám ơn Luật sư. 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. :

– Thứ nhất là công trình đường bộ và giải phân cách là gì?

Theo quy  định tại Khoản 2, Khoản 10 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

2. Công trình đường bộ gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.

…..

10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.

 

– Thứ hai là người đi bộ có được leo, trèo, vượt qua giải phân cách?

Căn cứ theo quy  định tại Khoản 4 Điều 32 Luật giao thông đường bộ 2008 có quy định cụ thể như sau:

Điều 32. Người đi bộ

1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

– Thứ ba là leo, trèo, vượt qua giải phân cách bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì:

Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

 

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường;

c) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

b) Vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Như vậy, hành vi trèo hàng rào, vượt qua giải phân cách của bạn là hành vi trái với quy định của pháp luật, và việc bị xử phạt vi phạm hành chính là hoàn toàn đúng với quy định của Pháp Luật hiện hành.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *