Mượn tài sản mà không trả thì giải quyết như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sự tôi xin trình bày sự việc như sau: Tôi có một chiếc điện thoại iphone 6s trị giá 6.000.000 đồng và một lần đi chơi bạn tôi có hỏi mượn điện thoại sau đó nói dối tôi là đã đánh rơi điện thoại (nhưng thực chất là mang điện thoại tôi đi bán) …

Mục lục bài viết

Thưa luật sư tôi xin trình bày sự việc như sau: Tôi có một chiếc điện thoại iphone 6s trị giá 6.000.000 đồng và một lần đi chơi bạn tôi có hỏi mượn điện thoại sau đó nói dối tôi là đã đánh rơi điện thoại (nhưng thực chất là mang điện thoại tôi đi bán) sau đó hứa sẽ giả tiền tôi tương đương với giá của điện thoại nhưng mãi không giả. Cho đến nay đã được hai tháng. Tôi vẫn cứ hỏi nhưng mãi không giả. Vậy xin hỏi luật sư như vậy có phải lừa đảo chiếm đoạt tài sản không vậy? Và nếu có vi phạm thì tôi có thể đến công an trình báo không vậy?

Người gửi: Nguyễn Xuân Diệu

1. Cơ sở pháp lý

– Bộ luật Dân sự 2015

2. Luật sư tư vấn

Vấn đề bạn của anh mượn điện thoại và không trả lại mà đem đi bán trước hết thuộc quan hệ về dân sự.

Theo Điều 494 có quy định về vấn đề mượn tài sản: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Với trường hợp của anh, đối tượng của việc mượn tài sản ở đây là chiếc điện thoại Iphone 6s (là loại tài sản không tiêu hao), đồng thời anh và bạn cũng đã thỏa thuận mượn chiếc điện thoại trong một thời gian nhất định. Như vậy, Việc mượn tài sản (chiếc điện thoại của bản) dù không lập thành văn bản nhưng việc thỏa thuận giữa hai người có thể coi có giá trị pháp lý hợp đồng mượn tài sản theo Điều 494 .

Người bạn mượn điện thoại của bạn phải có những nghĩa vụ như sau khi mượn tài sản:

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Trường hợp bạn anh không trả điện thoại đã vi phạm nghĩa vụ của bên mượn trong quan hệ mượn tài sản này mà bạn anh đã bán chiếc điện thoại đó đi thì coi như tài sản đã không con. Như vậy, theo quy định bạn anh sẽ phải bồi thường thiệt hại với giá trị tương đương với chiếc điện thoại đã bán.

Theo Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quyền đòi lại tài sản cho mượn:

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Để có thể đòi lại số tiền mà bạn anh đã bán chiếc điện thoại thì có thể khởi kiện dân sự để giải quyết việc này lên Tòa án nhân dân cấp huyện ( quận) nơi bị đơn ( bạn anh ) cư trú. Cư trú ở đây có thể là thường trú hoặc tạm trú.

Hồ sơ cần thiết để khởi kiện ra tòa bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

Nội dung đơn khởi kiện gồm các nội dung chính sau:

+ Nơi nhận: tên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú ;

+ Ngày, tháng, năm viết đơn;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện . Trong phần này cần lưu ý, nếu địa chỉ thường trú (ghi trên CMND và sổ hộ khẩu) khác với địa chỉ đang cư trú thì cần ghi rõ cả hai địa chỉ (Địa chỉ đăng ký thường trú và địa chỉ liên lạc), tránh trường hợp thông báo, triệu tập của Tòa án bị thất lạc, không liên hệ được.

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc mượn tài sản và không trả tài sản;

Sau khi nộp đơn khởi kiện bạn sẽ phải nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật tại Cục thi hành án dân sự. Sau khi xem xét đơn thì Tòa án sẽ thông báo có hay không thụ lý vụ án dân sự.

Như vậy, trong trường hợp của bạn thì có thể giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Còn trường hợp này khả năng cao là không đủ cấu thành tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về vấn đề của bạn.Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *