Mức xử phạt hành vi đe dọa người khác ? Tố cáo hành vi đe dọa như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Đe dọa người khác bằng lời nói hoặc hành động đều là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên mức xử lý từng hành vi được quy định khác nhau dựa trên những hành động, hành vi cụ thể của đối tượng đe dọa, hăm dọa… Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mức xử phạt hành vi đe dọa người khác ?

Thưa luật sư! Tôi xin được luật sư tư vấn cho việc sau ạ. Tôi và chồng hợp pháp đến nhà vợ cũ của anh ấy để thăm con của anh ta. Khi bước vào nhà thì mẹ vợ và dì của cô vợ cũ ở trên lầu đi xuống và hỏi ai là vợ của H (tên chồng tôi) (vì khi đi còn có 01 cô bạn gái của tôi nữa) thì tôi mới nói em là vợ anh H thế là nhà vợ cũ chồng tôi gồm dì và mẹ vợ cũ nhào vào đánh tôi nhưng không gây thương tích.

Chồng tôi can tôi ra và bạn tôi kéo tôi ra ngoài sau đó tôi gọi điện thoại yêu cầu công an tổ dân phố đến giải quyết nhưng không thấy ai đến, sau 30p có lực lượng gọi là dân quân tự vệ đến nhưng họ không làm gì mà gia đình vợ cũ chồng tôi có một người đàn ông khác ra chỉ vào mặt tôi dọa sẽ tìm chỗ tôi ở đến giết tôi và tôi có nói lại đia chỉ của tôi ở chỗ đó đó ai đến đụng tôi được, thì lúc đó chồng tôi đang nói chuyện với gia đình vợ cũ trong nhà ra can và người đàn ông này quay sang hung hăng với chồng tôi.

Vì vậy tôi đề nghị đội dân quân yêu cầu mời công an gấp nếu không lỡ có chuyện gì, xảy ra thì bên dân quân mời cả hai gia đình về khu dân phố giải quyết nhưng khi về khu phố không có công an cũng không có ai giải quyết, tôi tiếp tục gọi cho công an phường nhưng công an phường không đến cũng không thấy khu phố giải quyết mà hai bên vẫn ngồi chửi nhau, bên khu phố bảo để họp xong mới giải quyết mà lúc đó đã gần 8.30, nếu cứ chờ tôi thấy không an toàn nên gia đình tôi chạy thẳng xuống công an phường và yêu cầu giải quyết. Công an phường cho viết lời khai hai bên gia đình nhưng gia đình kia từ chối nói không đánh mà tôi đến nhà họ quậy. Bản thân tôi yêu cầu công an phường xử phạt hành chính nhưng bên công an nói để đi xác minh lại.

Vậy việc đề nghị của tôi có thực hiện được không. Lúc người đàn ông đe dọa tôi thì có dân quân tự vệ làm chứng vậy tôi có yêu cầu xử phạt hoặc anh kia vì tội đe dọa người khác được không? Luật sư giúp tôi để tôi được hiểu khi đối phó với công an. Vì tôi và chồng tôi ở tỉnh khác đến ?

Tôi mong có sự trợ gíup sớm và chân thành cám ơn quý luật sư.

Xử phạt hành vi đe dọa người khác ?

Trả lời:

1.1. Về tội

Theo quy định tại điều 133 , quy định về tội đe dọa giết người như sau :

Điều 133. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Trong tình huống của bạn nếu lời đe dọa của người đàn ông khiến bạn có tâm lý thực sự lo sợ hành vi này sẽ xảy ra, thì đây có thể trường hợp này đã cấu thành tội đe dọa giết người.

Tuy nhiên, có thể thấy bạn tình huống trên bạn không có tâm lí lo sợ khi bị đe dọa mà còn nói ra địa chỉ, để người kia tìm đến với thái độ thách thức, chứng tỏ rằng bạn lời đe dọa này chưa thực sự tác động nhiều đến bạn khiến bạn có tâm lí bất an lo sơ. Vì vậy, trường hợp này chưa cấu thành tội đe dọa giết người.

1.2. về vấn đề yêu cầu xử phạt hành chính

Tình huống của ban là bạn đã bị hai người khác tấn công nhưng chưa gây thương tích gì, vậy không thể truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp này, hai bên đã có những cuộc cãi vã. Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng nếu chưa có dấu hiệu của tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và như sau:

Theo quy định khoản 2 Điều 5 hành vi đanh nhau, gây rối trật tự cộng sẽ bị xử phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng:

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”

Như vậy, khi bạn yêu cầu công an phường giải quyết, và có đầy đủ chứng cứ chứng minh các hành vi bị đánh, bị đe dọa thì những người này có thể xử phạt về hành vi gây rối trật tự công cộng. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần có sự xác minh rõ ràng từ phía cơ quan công an để thực hiện xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.

2. Tố cáo hành vi đe dọa như thế nào ?

Xin luật sư xin giấy phép tư vấn giúp tôi vấn đề sau ạ: Tôi là cán bộ công chức xã và đang trong thời gian tập sự. Trong quá trình làm việc tôi đã quen một người đàn ông có vợ con, chúng tôi đã có tình cảm với nhau và lén lút qua lại với nhau trong một thời gian.

Sau đó chúng tôi bị bắt quả tang trong một đêm tại nơi tôi ở, gia đình anh H người đàn ông tôi yêu đến rình và đạp cửa xông vào đánh đập cũng như chửi bới cả hai, họ còn kéo chúng tôi ra đường tiếp tục đánh và chửi bới. Sau khi đánh đập xong họ bắt chúng tôi lên xe đưa về UBND xã để làm việc, tại UBND xã đưa giấy bút bắt tôi viết bản tường trình và bản kiểm điểm. Sau khi viết xong họ bắt tôi ngồi đó đến sáng mai mới thả tôi về (tôi được đưa về ủy ban vào lúc 1h sáng). Thời gian dài sau đó tôi liên tục nhận những tin nhắn và cuộc gọi đe dọa, chửi rủa của mẹ và vợ của anh H. Không dừng lại ở đó vợ của H còn viết đơn lên cơ quan nơi tôi làm việc tố cáo về hành vi vi phạm luật hôn nhân gia đình của tôi và H. Qua đó tôi muốn luật sư giúp cho tôi để tôi biết rõ hơn là tôi đã vi phạm như thế nào và đến mức độ nào về mặt pháp luật. Khi bị tố cáo như thế tôi sẽ phải chịu mức phạt nào, tôi muốn tố cáo lại những hành vi xâm phạm nơi ở, đánh đập và bắt người trái phép của gia đình H được không vì sự việc đã xảy ra cách đây một tháng.

Tôi muốn hỏi UBND xã nơi tôi bị giải về bắt tôi viết bản tường trình và bắt tôi ngồi đó đến sáng mai mới thả tôi về có đúng luật không, nếu không đúng tôi có thể kiện họ không. Tôi muốn tố cáo vợ và mẹ của H vì đã gọi điện và nhắn tin đe dọa xúc phạm danh dự tôi thì tôi phải gửi đến đâu?

Xin chân thành cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

2.1. Vi phạm chế độ một vợ một chồng

Theo quy định của đã có quy định những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình có quy định tại điều 2 trong đó có nguyên tắc “hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”

Tại khoản 2 điều 5 có quy định các hành vi bị cấm trong đó có :

“Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;”

Theo quy định tại điều 48 sửa đổi của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã thì :

“Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”

Theo đó hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng của bạn có thể bị phạt hành chính với mức từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Hoặc có thể bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 182 , :

Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Để giải thích rõ về điều này thông tư 01/2001/TTLT/BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC đã cụ thể tại mục 3 theo đó việc chung sống phải công khai hoặc công khai nhưng chung sống như 1 gia đình. Việc chung sống như vợ chồng thường được chứng minh bằng có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng…. và hành vi này phải gây hậu quả nghiêm trọng như dẫn đến ly hôn , vợ hoặc chồng, con vì thế mà tự sát …hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội này.

Như vậy tuỳ vào hoàn cảnh hiện tại mà bạn sẽ phải chịu mức phạt hành chính hoặc nặng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự.

2.2. Xử lý vi phạm hành chính tại Ủy ban nhân dân

Về việc bạn bị giữ tại Ủy ban nhân dân qua đêm thì pháp luật quy định

Việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác. Mọi trường hợp tạm giữ người đều phải có quyết định bằng văn bản và phải giao cho người bị tạm giữ một bản.

Thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ; trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không được quá 24 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm.

Nơi tạm giữ người theo thủ tục hành chính là nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính được bố trí tại trụ sở cơ quan, đơn vị nơi làm việc của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ người vi phạm hành chính. Trường hợp không có nhà tạm giữ hành chính hoặc buồng tạm giữ hành chính thì tạm giữ tại phòng trực ban hoặc phòng khác tại nơi làm việc, nhưng phải bảo đảm các quy định chung.

Theo yêu cầu của người bị tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho gia đình, tổ chức nơi làm việc hoặc học tập của họ biết. Trong trường hợp tạm giữ người chưa thành niên vi phạm hành chính vào ban đêm hoặc giữ trên 06 giờ, thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo ngay cho cha mẹ hoặc người giám hộ của họ biết.

Những người sau đây có quyền quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính:

– Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an phường;

– Trưởng Công an cấp huyện;

– Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh của Công an cấp tỉnh; Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường;

….

Người có thẩm quyền tạm giữ người quy định tại các điểm từ a đến i khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó. Việc giao quyền chỉ được thực hiện khi cấp trưởng vắng mặt và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn được giao quyền.

Như vậy, trường hợp của bạn bị giữ không quá thời gian pháp luật cho phép nên bạn không thể kiện ủy ban nhân dân trong việc này.

2.3. Đe dọa, xúc phạm danh dự

Theo như bạn cung cấp thì bạn bị mẹ và vợ anh H gọi điện và nhắn tin đe dọa, xúc phạm danh dự hành vi này sẽ cấu thành tội phạm hình sự theo điều 155, , nếu nó thỏa mãn điều này.

“Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác như lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo, quay clip… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Nếu hành vi làm nhục người khác cấu thành một tội độc lập thì tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.

Hành vi mà không cấu thành tội phạm hình sự thì sẽ chỉ bị xử phạt hành chính như sau:

Theo quy định tại thì:

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…”

Như vậy, khi bạn muốn tố cáo các hành vi này buộc bạn phải có đủ căn cứ đưa ra và cơ quan công an sẽ tiếp nhận và giải quyết giúp bạn.

3. Cách giải quyết khi bị người khác đánh đập, đe dọa ?

Bạn em là H trước đây quen với một người đàn ông là đã có vợ lúc còn đi làm thêm (khi bắt đầu quen, cô ấy ko biết là hắn đã có gia đình cho đến khi phát hiện ra nhưng vẫn chấp nhận tiếp tục được hơn 1 năm). Sau đó, bạn em đã chủ động chia tay, H có bạn trai mới là T.

Một lần, khi H và T vừa từ khách sạn ra, hắn đã tới đánh cô ấy trước mặt T và chửi bới trước cửa khách sạn. Sau đó, người này còn bắt H giao tài khoản face book, zalo, mail, điện thoại di động…, gọi cho T chửi bới H, gửi hình sex của cả 2 lúc còn quen nhau cho T xem, đe dọa sẽ lên nhà gặp gia đình H để gửi hình, kể chuyện H và T vào khách sạn cho tất cả bạn bè của H. Người này còn dọa sẽ đánh H nếu có đi với bất kì thằng trai nào khác và sẽ gặp để gửi hình, kể chuyện của H cho thằng đó nghe… Sau khi trả lại đt cho H, hắn liên tục nhắn tin, gọi điện chửi bới, nói cô ấy ko bằng con đĩ. Từ sau tết đến giờ, tuần nào ít cũng 3 ngày, nhiều thì đủ 7 ngày, sáng trưa chiều tối rảnh lúc nào là hắn lôi điện thoại ra gọi cho cô ấy, nhắn tin, nếu ko chịu trả lời hoặc trả lời chậm thì hắn lại tiếp tục đe dọa.

Vậy, mong Luật sư tư vấn cho bạn em cách giải quyết trong trường hợp này ?

Em xin chân thành cảm ơn!

Cách giải quyết khi bị người khác đánh đập, đe dọa ?

Trả lời:

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, người yêu cũ của H đã có hành vi đánh đập H trước đó, nếu như có căn cứ chứng minh và tương ứng với hậu quả để lại cho H, người này phải chịu TNHS về tội cố ý gây thương tích hoặc cố ý gây tổn hại cho sức khỏe người khác theo quy định tại Điều 134 , :

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.”

Đối với việc người yêu cũ của H có hành vi thường xuyên chửi bới, nhục mạ H và đe dọa sẽ tung ảnh sex của H lên mạng xã hội. Với hành vi này, người yêu cũ của H có thể bị xử lý về tội làm nhục người khác được quy định tại điều 133 , .

Ngoài ra, nếu thực tế xảy ra hành vi tung ảnh sex của H lên mạng xã hội, người này còn có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 326 về tội Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ,

“Điều 326. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy

1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy hoặc hành vi khác truyền bá vật phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 01 gigabyte (GB) đến dưới 05 gigabyte (GB);

b) Ảnh có số lượng từ 100 ảnh đến dưới 200 ảnh;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 50 đơn vị đến dưới 100 đơn vị;

d) Phổ biến cho từ 10 người đến 20 người;

đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dữ liệu được số hóa có dung lượng từ 05 gigabyte (GB) đến dưới 10 gigabyte (GB);

c) Ảnh có số lượng từ 200 ảnh đến dưới 500 ảnh;

d) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng từ 100 đơn vị đến dưới 200 đơn vị;

đ) Phổ biến cho từ 21 người đến 100 người;

e) Phổ biến cho người dưới 18 tuổi;

g) Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Dữ liệu được số hóa có dung lượng 10 gigabyte (GB) trở lên;

b) Ảnh có số lượng 500 ảnh trở lên;

c) Sách in, báo in hoặc vật phẩm khác có số lượng 200 đơn vị trở lên;

d) Phổ biến cho 101 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Nếu hành vi phát tán hình ảnh trên mạng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị xử phạt hành chính về hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

Về trách nhiệm dân sự, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho người đó những chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút và một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị xâm phạm phải gánh chịu.

Trường hợp này bạn của bạn nên trình báo với cơ quan công an ở địa phương nơi cư trú để phối hợp điều tra và ngăn ngừa hậu quả xảy ra.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

4. Đe dọa nhục mạ người khác có bị xử lý hình sự không ?

Luật Minh Khuê giải đáp các thắc mắc về hành vi đe dọa người khác và các vấn đề liên quan theo quy định của pháp luật hình sự hiện nay để quý khách hàng tham khảo và vận dụng vào thực tiễn:

Đe dọa nhục mạ người khác có bị xử lý hình sự không ?

Trả lời:

Hồ sơ khởi kiện theo quy định gồm:

– (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Mức xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào :

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

quy định:

“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm

1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Thưa luật sư, xin hỏi: gần đây tôi có nhắn tin tình cảm với một người bạn. Bị vợ anh phát hiện và đã chụp lại tin nhắn trò chuyện của chúng tôi (nội dung chỉ là hỏi thăm sức khỏe, quan tâm). Tôi và chồng tôi đã nhiều lần xin lỗi chị. Nhưng chị không chấp nhận, dọa sẽ in hết tất cả nội dung tin nhắn chị có được và đem xuống cơ quan của tôi để cho nhiều người đọc. Thưa luật sư, nếu chị ấy làm như vậy thật. Tôi có kiện chị ấy tội nhục mạ nhân phẩm của tôi được không?

Xin hỏi: em là nam năm nay 18 tuổi. vào khoảng tháng 6 em và một người bạn cũ cũng là nam có gặp lại nhau và nói chuyện. Sau một khoảng thời gian nói chuyện thì người đó đã đề nghị quan hệ đồng tính với em. Ban đầu em từ chối nhưng người đó đã thương lượng và em đã đồng ý. Khi em và người đó đang làm chuyện đó thì nhân lúc em không để ý đã quay clip lại và bây giờ đang đe dọa em sẽ đăng lên mạng nếu em không đồng ý làm chuyện đó tiếp lần nữa. Hiện tại em đang học ở Singapore và không ở Việt Nam, người đó bắt em phải trả 300 đô để người đó bay qua đây và nếu em không đồng ý sẽ đăng lên. Bất cứ em làm gì không vừa ý người đó thì lại dọa sẽ đăng lên. Bây giờ em đang rất rối bởi vì chuyện này khá tế nhị nên em không thể tâm sự và chia sẻ cho ai được. Và em cũng còn giữ những đoạn chat của em và người đó.

Xin hỏi: tôi đang cần luật sư tư vấn về trường hợp bị người khác (người này nặc danh) nhắn tin hăm dọa và gửi email cho các người khác nhằm làm mất danh dự và uy tín của tôi. Vì vậy, trong trường hợp này tôi cần khởi kiện thì tôi cần phải làm như thế nào và cơ quan tiếp nhận đầu tiên của tôi sẽ là nơi nào.

Bạn có thể khởi kiện người đó gửi lên Tòa án nhân dân cấp huyện về hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của bạn được hoặc làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an.

Để thực hiện việc tố cáo, cần có trình tự tố cáo được quy định theo như sau:

Khi làm đơn, người tố cáo phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền qua đường bưu điện hoặc đến trực tiếp cơ quan.

Trong đơn tố cáo cần có nội dung chính gồm:

+ Tên cơ quan nhận đơn;

+ Họ, tên, địa chỉ của người tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm hại (nếu có);

+ Họ, tên, địa chỉ của người bị tố cáo;

+ Họ, tên, địa chỉ của người có quyền và nghĩa vụ liên quan;

+ Nêu rõ hành vi vi phạm pháp luật của người bị tố cáo; những vấn đề cụ thể yêu cầu cơ quan tiếp nhận Đơn tố cáo giải quyết và các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Thưa luật sư, xin hỏi: bạn tôi mượn xe đi cắm tôi tìm thấy xe trong hiệu cầm đồ giới tôi muốn lấy lại muốn nhờ công an can thiệp thì chủ hiệu cầm đồ dọa đòi đốt xe của tôi có cách nào lấy lại xe cho tôi không? Tôi xin cảm ơn.

Bạn làm đơn trình báo lên cơ quan công an về xe mà bạn của bạn đã cắm khi chưa được sự đồng ý của bạn và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định phong tỏa cái xe đó để điều tra và giải quyết vụ việc này.

Thưa luật sư, xin hỏi: Hiện tại em là chủ sở hữu một công ty. Em bị công ty khác cạnh tranh ko lành mạnh.. gửi tin nhắn hạ nhục công ty em. Và hù dọa sẽ giết em. Luật sư cho em hỏi em có kiện ra pháp luật được không? Và người nhắn tin đó sẽ chịu mức án như thế nào vậy luật sư.

Bạn có thể khởi kiện người đó về hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc kiện giữa cá nhân với cá nhân về hành vi đe dọa giết người. () quy định tại điều 133.

Thưa luật sư, xin hỏi: Vừa qua tôi có gửi cho ông hiệu trưởng trường tôi một tin gmail với nội dung là ông đã làm sai quy trình xét thi đua về việc làm con rể và con gái của ông. Đáng lẽ con ông không được xét vì đã vi phạm kỉ luật lao động là không thực hiện và hoàn thành công việc của mình, không lên lớp dạy học (Nhưng do có sự nể nang nên khi vi phạm không có biên bản Xử phạt). Khi biết tôi gửi bức thư này thì ông hiệu trưởng đã gây sức ép bắt buộc tôi nhận là mình sai và dọa đưa tôi ra hội đồng nhà trường để kỉ luật và có các hình thức xử lí đối với tôi. Vậy trong trường hợp này tôi phải làm gì để giải quyết vấn đề trên

=> Trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại lên UBND xã hoặc làm đơn khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện về hành vi de dọa và thực hiện sai quy trình xét thi đua của hiệu trưởng trường bạn.

5. Tư vấn về việc bị đe dọa tính mạng ?

Kính gửi xin giấy phép! Tôi là người lao động, đi làm thuê cho một công ty tư nhân về bán hàng thời trang trên phố Đồng Xuân, Hoàn Kiếm. Hiện tôi đang rất sợ hãi về việc bị đe dọa đến tính mạng khi mâu thuẫn giữa tôi và người chủ đã lên đến quá độ.

Nguyên nhân sảy ra khi tôi bị nghỉ việc ko lý do mà chỉ là do người chủ có tính khí ngang tàn, thô lỗ khi trao đổi 1 vấn đề mà không được như ý là quay ra lấy mọi lý do để áp đặt, để quỵt tiền công! Khi bảo tôi nghỉ việc thì tôi hỏi đến tiền lương của mình thì không những không được trả mà còn bị đe dọa, tôi thực sự là người đi làm thuê, không có mối quan hệ với cơ quan công an cũng như việc không biết phải đi qua cửa nào, thủ tục thế nào đề đòi lại công bằng cho mình ?

Xin công ty luật hãy hãy tư vấn giúp tôi! Chân thành cảm ơn quý công ty!

Trả lời:

Điều 133 , quy định về tội đe dọa giết người như sau:

“1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

d) Đối với người dưới 16 tuổi;

đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Tuy nhiên, để xác định một hành vi có cấu thành tội phạm hay không thì cần phải có sự điều tra, xem xét và kết luận của cơ quan nhà nước. Nếu nhận thấy hành vi của người chủ có dấu hiệu vi phạm pháp luật, xâm hại đến quyền và lợi ích của bạn thì bạn có thể làm đơn tố cáo theo quy định tại Điều 144 như sau:

1. Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

2. Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

3. Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

4. Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

5. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.”

Như vậy bạn có thể tố cáo tại cơ quan công an, viện kiểm sát nơi người chủ cư trú để tiến hành xem xét giải quyết. Mẫu đơn tố cáo bạn có thẻ tham khảo tại đâu: .

Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cũng như thời gian giải quyết quy định tại điều 145 như sau:

“1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”

6. Tư vấn về hành vi bị chồng cũ đe dọa ?

Chào luật Minh Khuê, mong được tư vấn. Trước khi lấy tôi, vợ tôi đã kết hôn. Cụ thể năm 2008 vợ tôi kết hôn được 1 năm rồi ly thân, đã có 1 con. Đến năm 2015 thì ly hôn. Năm 2017 gặp tôi và có ra xã đăng ký kết hôn. Nhưng hiện nay chồng trước vợ tôi hay làm phiền vợ tôi, hăm dọa nhiều lần. Hành vi hăm dọa này có phải chịu trách nhiệm gì không ?

Chân thành cám ơn.

Tư vấn về hành vi bị chồng cũ đe dọa ?

Luật sư tư vấn:

Hành vi đó là vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ mà bị xử lý như sau:

– Nếu việc đe dọa đó theo nghĩa sẽ gây thương tích cho bạn (không đe dọa giết bạn) thì chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự về hành vi này bởi lẽ Bộ luật Hình sự không quy định tội đe dọa gây thương tích.

Trường hợp này bạn cần phải đề nghị cơ quan công an can thiệp, bảo vệ cho bạn và có biện pháp buộc người đó phải chấm dứt ngay các hành động tương tự đối với bạn và vợ. Bạn cũng có quyền đề nghị cơ quan công an ra quyết định xử phạt đối với hành vi đe dọa theo quy định của pháp luật. Để có cơ sở tin rằng nội dung bạn trình báo là có căn cứ thì bạn cần cung cấp cho cơ quan công an nội dung các tin nhắn, các đoạn băng ghi âm… về việc có hành vi đe dọa.

“Điều 66 của Chính phủ : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

…g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ trên môi trường mạng thông tin thuộc bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông;

b) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin, dịch vụ có nội dung cờ bạc, lô đề hoặc phục vụ chơi cờ bạc, lô đề; dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, trái đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.”

– Nếu việc đe dọa theo nghĩa sẽ giết bạn, tước đoạt tính mạng của bạn và có căn cứ làm cho bạn lo sợ rằng việc đe dọa đó sẽ được thực hiện thì hành vi đe dọa này đã cấu thành tội “Đe dọa giết người” được quy định tại Điều 133 , . Trường hợp này bạn cần phải làm đơn gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận để xem xét, khởi tố đối với anh ta về tội “Đe dọa giết người”.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *