Mức phí và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào quý luật sư, em có một vài câu hỏi muốn luật sư tư vấn giúp. Hiện là bên em đang sản xuất tinh bột nghệ và muốn bán ra thị trường, và em được biết để đáp ứng điều kiện kinh doanh thì phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Vậy cho em hỏi mức phí đối với thủ tục xin cấp giấy cho thực phẩm thường là bao nhiêu ?

Và nếu là thực phẩm chức năng thì mức phí có thay đổi gì không ?  Quy trình công bố chất lượng tinh bột nghệ như thế nào và phí là bao nhiêu. Và cho em hỏi thời gian mỗi việc là bao lâu ? 

Mong quý luật sư quan tâm và tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn.

 

Luật sư trả lời:

1. Cơ sở pháp lý

2. Luật sư tư vấn

Thứ nhất, về những trường hợp không phải cấp Giấy chứng nhận

Điều 9 và Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định về các đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và việc kiểm tra như sau:

“Điều 9. Các cơ sở thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận 
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai và bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế bao gồm: 

1. Cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng ban đầu nhỏ lẻ. 

2. Cơ sở không có yêu cầu bảo quản sản phẩm đặc biệt. 

3. Cơ sở bán hàng rong. 

4. Cơ sở kinh doanh bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt. 

5. Cơ sở kinh doanh bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. 

6. Nhà thuốc đã được cấp Giấy chứng nhận đạt GPP có kinh doanh thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng.”

Như vậy nếu bạn thuộc một trong những trường hợp trên thì thuộc đối tượng không phải cấp Giấy chứng nhận.

“Điều 10. Kiểm tra đối với cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận 

1. Cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận phải tự xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát nội bộ về điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở ít nhất 1 lần/năm. 

2. Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra các cơ sở thuộc diện không phải cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn. 

3. Tần xuất kiểm tra không quá bốn lần/năm đối với các cơ sở không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận.”

Thứ hai, về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng cho cơ sở sản xuất

* Điều 4 Thông tư 26/2012/TT-BYT quy định về đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế như sau:

Cục An toàn thực phẩm cấp cho cơ sở sản xuất sau:

– Thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng;

– Phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

– Dụng cụ, vật liệu, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế;

– Cơ sở kinh doanh sản xuất thực phẩm khác khi có nhu cầu đặc biệt (yêu cầu của nước nhập khẩu).

Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sau:

– Cơ sở kinh doanh nước khoáng thiên nhiên, nước đóng chai;

– Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất (kinh doanh) thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường dinh dưỡng;

– Cơ sở nhỏ lẻ sản xuất phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm;

– Bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thuộc phạm vi ngành y tế;

– Dịch vụ ăn uống: bếp ăn tập thể; suất ăn công nghiệp, nhà hàng khách sạn, quán cà phê, quán ăn…

* Điều 6 Thông tư số 58/2014/TT-BCT, quy định về đối tượng được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương như sau:

Vụ khoa học và công nghệ/ Vụ thị trường trong nước: Vụ khoa học và công nghệ quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất; Vụ thị trường trong nước quản lý cơ sở kinh doanh:

– Rượu: từ 3.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên

– Bia: từ 50.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên

– Nước giải khát: từ 20.000.000 lít sản phẩm/ năm trở lên

– Sữa chế biến: 20.000 lít sản phẩm/ năm trở lên

– Dầu thực vật: từ 50.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên

– Bột và tinh bột: từ 100.000 tấn sản phẩm/ năm trở lên

– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng các sản phẩm trên

– Cơ sở kinh doanh: quy mô trên + Đại lý bán buôn trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên, Thành phố trực thuộc trung ương

Sở Công thương cấp cho cơ sở sản xuất, kinh doanh sau:

– Rượu, bia, nước giải khát;

– Sữa chế biến;

– Dầu thực vật;

– Sản phẩm chế phẩm tinh bột, bánh, mứt, kẹo;

– Bao bì chứa các sản phẩm trên.

* Điều 21 Nghị định 38/2012/NĐ-CP, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm được phân công trong đó:

– Ngũ cốc

– Thịt và các sản phẩm từ thịt

– Thủy sản và sản phẩm thủy sản

– Rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả

– Trứng và các sản phẩm từ trứng

– Sữa tươi nguyên liệu

– Mật ong và các sản phẩm từ mật ong

– Thực phẩm biến đổi gen

– Muối, gia vị, đường

– Chè, cà phê, ca cao, hạt tiêu, điều và các nông sản thực phẩm

– Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm

Thứ ba, về quy trình thực hiện thủ tục xin

Bước 1: Muốn được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm trước hết chủ cơ sở , người trực tiếp tham gia chế biến phải được khám sức khỏe và tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ :

  1. Đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

  2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( nếu có).

  3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, bao gồm:

  4. Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở

  5. Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống

  6. Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

  7. Bản cam kết đảm bảo VSATTP đối với nguyên liệu và sản phẩm thực phẩm (theo mẫu)

  8. Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe.

  9. Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở). Đối với Những người có bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng y, dược chuyên khoa Vệ sinh thực phẩm, Dịch tễ, Dinh dưỡng; bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng – khoa Công nghệ thực phẩm khi trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm không cần có Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm

  10. Danh sách những người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm gồm chủ cơ sở và nhân viên (Doanh nghiệp cung cấp)

  11. Kết quả kiểm nghiệm nước nguồn.

  12. Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù

  13. Bản cam kết bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất, kinh doanh( Theo mẫu)

  14. Ngoài ra đổi với đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế, thì phải có danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Bước 3: Xét duyệt hồ sơ

Trong 5 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, cơ quan phê duyệt sẽ thông báo cho các cơ sở hồ sơ có hợp lệ hay không.

Trong 10 ngày tiếp theo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cử người kiểm tra cơ sở.

Trong trường hợp kiểm tra cơ sở được đánh giá an toàn thực phẩm đủ tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, Cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu kết luận KHÔNG ĐẠT, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở.

Thời hạn của giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm: 3 năm kể từ ngày cấp.

Sau khi được cấp giấy phải có bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu.

Sau khi được cấp GCN mỗi năm Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cử người kiểm tra 1 lần. Nếu không đảm bảo các điều kiện và tiêu chuẩn trong GNC thì sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận đồng thời bị xử phạt .

Thứ tư, về mức thu phí, lệ phí cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ vào Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ Tài chính thì mức phí cấp Giấy chứng nhận như sau:

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

+ Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu: 150.000 đồng/lần

+ Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở: 150.000 đồng/lần

+ Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm: 30.000 đồng/chứng chỉ

Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,… trong và sau khi xin cấp giấy phép.

– Phí thẩm xét hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Mức phí là 500.000 đồng/lần và được áp dụng với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đáp ứng đủ các điều kiện liên quan tới VSATTP.

– Phí thẩm định cơ sở xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ: 1 triệu đồng/lần/cơ sở

+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu từ 100 triệu đồng/tháng trở xuống: 2 triệu đồng/lần/cơ sở

+ Đối với cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng: 3 triệu đồng/lần/cơ sở

+ Đối với của hàng bán lẻ thực phẩm: 500.000 đồng/lần/cơ sở

+ Đối với đại lý, cửa hàng bán buôn thực phẩm: 1 triệu đồng/lần/cơ sở

Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 500.000 đồng/lần/cơ sở

– Phí kiểm tra cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP định kỳ

+ Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ: 500.000 đồng/lần/cơ sở

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu từ 100 triệu đồng/tháng trở xuống: 1 triệu đồng/lần/cơ sở

+ Cơ sở sản xuất thực phẩm doanh thu > 100 triệu đồng/tháng trở lên: 1,5 triệu đồng/lần/cơ sở

+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 500.000 đồng/lần/cơ sở

+ Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố: 200.000 đồng/lần/cơ sở

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Mức phí và thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ Luật sư  Doanh nghiệp cấp giấy phép an toàn thực phẩm, gọi:    để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Doanh nghiệp

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *