Mức phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế là bao nhiều tiền ?

Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích hay nhãn hiệu hàng hóa và các đối tượng khác là chứng nhận của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức, cá nhân đối với quyền sở hữu trí tuệ của Mình. xin giấy phép tư vấn và phân tích cụ thể như sau:

Mục lục bài viết

1. Mức phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế ?

Sau khi cấp văn bằng bảo hộ sáng chế, chủ sở hữu cần phải đóng phí duy trì qua các năm để đảm bảo quyền sở hữu hợp pháp của mình:

Duy trì hiu lc văn bng bo hshu công nghip

a. Trình tthc hin:

– Tiếp nhận đơn: Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Xử lý đơn:

+ Trường hợp không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận duy trì hiệu lực văn bằng, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối duy trì, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng.

b. Cách thc thc hin:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. – Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Công văn/Thư lệnh của chủ văn bằng; + Chứng từ nộp phí, lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

d. Thi hn gii quyết: 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ .

đ. Đối tượng thc hin thtc hành chính: Cá nhân, tổ chức. e. Cơ quan thc hin thtc hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ. g. Kết quthc hin thtc hành chính:

– Chấp nhận duy trì hiệu lực văn bằng và ghi nhận vào Sổ đăng bạ quốc gia về sở hữu công nghiệp;

– Quyết định từ chối duy trì hiệu lực văn bằng.

h. Lphí:

– Lệ phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế (2 năm đầu): 300.000 đồng.

– Năm thứ 3, năm thứ 4: 480.000 đồng.

– Năm thứ 5, năm thứ 6: 780.000 đồng.

– Năm thứ 7, năm thứ 8: 1.200.000 đồng.

– Năm thứ 9, năm thứ 10: 1.800.000 đồng.

– Năm thứ 11 – năm thứ 13: 2.520.000 đồng.

– Năm thứ 14 – năm thứ 16: 3.300.000 đồng.

– Năm thứ 17 – năm thứ 20: 4.200.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tkhai: Không.

k. Yêu cầu, điều kin thc hin thtc hành chính: Không.

l. Căn cpháp lý ca thtc hành chính:

– ;

– ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghê hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Xin giấy phép (biên tập & giới thiệu)

2. Đăng ký chuyển giao quyền đối với văn bằng sáng chế thực hiện như thế nào ?

Bộ khoa Học công nghệ ban hành thủ tục hành chính quy định về việc đăng ký chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (Chuyển giao sáng chế) theo luật:

Đăng ký hp đồng chuyển giao quyền shu công nghip

a. Trình tthc hin:

– Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
– Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển gia
quyền shu công nghip;

– Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền shu công nghip;

– Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hu công nghip trên Công báo shu công nghip.

Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

– Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

– Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

b. Cách thc thc hin:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. – Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ 02 bản hợp đồng;

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện); + Chứng từ nộp lệ phí.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thi hn gii quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thc hin thtc hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thc hin thtc hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

– Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

h. Lphí:

– Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 120.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 180.000 đồng.

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

– Lệ phí công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tkhai: Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kin thc hin thtc hành chính: Không.

l. Căn cpháp lý ca thtc hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 ;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Xin giấy phép tổng hợp

3. Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế được thực hiện như thế nào ?

Bộ khoa học công nghệ ban hành thủ tục hành chính về việc gia hạn văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp như một thủ tục hành chính:

Gia hn hiu lc văn bng bo hshu công nghip

a. Trình tthc hin:

– Tiếp nhận đơn: Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Xử lý đơn:
+ Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định gia hạn, ghi nhận vào văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;

+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối gia hạn, nêu rõ lý do để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết địnn từ chối gia hạn.

b. Cách thc thc hin:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. – Qua bưu điện.

c. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 bản theo mẫu);

+ Bản gốc Văn bằng bảo hộ;

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp phí, lệ phí. – Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

d. Thi hn gii quyết: 01 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

đ. Đối tượng thc hin thtc hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e. Cơ quan thc hin thtc hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

g. Kết quthc hin thtc hành chính: Quyết định gia hạn/từ chối gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ.

h. Lphí:
– Lệ phí gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ (đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp):
540.000 đồng.

– Lệ phí công bố Quyết định gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ: 120.000 đồng.

i. Tên mẫu đơn, mẫu tkhai: Tờ khai gia hạn văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

k. Yêu cầu, điều kin thc hin thtc hành chính: Không.

l. Căn cpháp lý ca thtc hành chính:

– Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;

– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

(Nguồn: Xin giấy phép biên tập)

4. Gia hạn văn bằng giải pháp hữu ích ?

Xin kính thưa xin giấy phép, Tôi có một số thắc mắc muốn hỏi công ty như sau. Mẹ tôi đang là tác giả của một văn bằng giải pháp hữu ích (chủ sở hữu là công ty mẹ tôi làm) có thời hạn từ năm 2007-2017. Mẹ tôi không may bị đột quỵ qua đời 2 tháng trước. Ngoài ra mẹ tôi còn đang là chủ nhiệm của rất nhiều đề tài nghiên cứu.

Những đề tài và cả Văn bằng này mẹ tôi khi còn sống đều được công ty giao nhiệm vụ chứ không phải cá nhân bỏ tiền ra làm. Tôi có trao đổi với cơ quan mẹ tôi về vấn để gia hạn văn bằng khi hết hạn vào giữa năm sau nhưng công ty nói là không gia hạn được và không biết ai sẽ đứng làm quyền tác giả trong tương lai. Theo tôi được biết thì Văn bằng có thể gia hạn được trước 6 tháng cho đến ngày hết hạn. Và tác giả là mẹ tôi thì không thể thay tên. Tôi muốn hỏi quý công ty xem công ty mẹ tôi nói vậy có phải là trái với pháp luật. Và liệu chúng tôi là những ng thừa kế hàng thứ 1 có thể nhận được quyền thừa kế tác giả trong trường hợp này hay không ?

Tôi xin cám ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

Mức phí duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế là bao nhiều tiền ?

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về gia hạn văn bằng giải pháp hữu ích:

hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định như sau về việc gia hạn văn bằng giải pháp hữu ích:

“Điều 20.3 về việc duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế

Để được duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực trong vòng 06 tháng trước ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực. Lệ phí duy trì hiệu lực có thể được nộp muộn hơn thời hạn quy định trên đây, nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ hạn hiệu lực trước và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp thêm 10% lệ phí cho mỗi tháng nộp muộn.

20.4 Gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ

a) Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí không được gia hạn. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

b) Để được gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, trong vòng 06 tháng trước ngày Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ.

Đơn yêu cầu gia hạn có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực và chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí gia hạn cộng với 10% lệ phí gia hạn cho mỗi tháng nộp muộn.”

Như vậy, đối với văn bằng về giải pháp hữu ích thì không thể gia hạn.

2. Về thừa kế quyền tác giả

Như bạn đã cung cấp thì chúng tôi hiểu văn bằng giải pháp hữu ích ở đây là thuộc về lĩnh vực sở hữu công nghiệp mà văn bằng này là do mẹ bạn nhận nhiệm vụ của công ty để thực hiện nên ở đây công ty là chủ sở hữu của tác phẩm. Nhưng theo quy định về pháp luật thừa kế trong bộ luật Dân sự năm 2005 khi mẹ bạn mất thì thừa kế quyền tác giả của văn bằng này sẽ thuộc về bạn. Vì vậy, với văn bằng này công ty sẽ là chủ sở hữu một số quyền còn quyền tác giả bao gồm tất cả quyền nhân thân và tài sản sẽ do bạn thừa kế.

Quyền tác giả được quy định tại luật sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 18. Quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

Điều 20. Quyền tài sản

1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

c) Sao chép tác phẩm;

d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật này.

3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.”

quy định về chủ sở hữu quyền tác giả như sau:

“Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư sở hữu trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *