Mức hưởng bảo hiểm thân vỏ khi xảy ra tai nạn giao thông? Thủ tục yêu cầu thanh toán bảo hiểm?

Xe ô tô khi mua bảo hiểm thân vỏ mà bị tai nạn giao thông thì quy trình, thủ tục để thực hiện việc thanh toán tiền bảo hiểm thân vỏ được quy định như thế nào ? Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp một số câu hỏi cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mức hưởng bảo hiểm thân vỏ khi xảy ra tai nạn giao thông? Thủ tục yêu cầu thanh toán bảo hiểm?

Thưa luật sư, xin hỏi: Ngày 10/01/2018 khi tham gia giao thông tôi đâm phải một cột bê tông, không có ai bị thương, tôi cũng không gặp vấn đề gì nhưng xe của tôi bị bẹp phần đầu xe. Tôi có mua bảo hiểm thân vỏ cho xe, vậy mức bồi thường tôi nhận được sẽ là bao nhiêu? Hồ sơ yêu cầu bồi thường cần những giấy tờ gì? Cảm ơn!

Mức hưởng bảo hiểm thân vỏ khi xảy ra tai nạn giao thông? Thủ tục yêu cầu thanh toán bảo hiểm?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bảo hiểm thân vỏ xe ô tô là 1 loại Bảo hiểm thiệt hại vật chất xe cơ giới. Đây là loại bảo hiểm được nhiều chủ sở hữu xe quan tâm và tham gia nhất. Loại bảo hiểm này có đối tượng là các phụ kiên bên ngoài của xe bao gồm: cabin toàn bộ, ca lăng, capo, chắn bùn, toàn bộ cửa và kính, toàn bộ đèn và gương, gạt nước, rửa kính, toàn bộ phần vỏ kim loại, nhựa hoặc gỗ…(thuộc tổng thành thân vỏ). Khi có sự cố xảy ra gây tổn hại đến thân vỏ của xe ô tô thì các Công ty Bảo hiểm sẽ chi trả các chi phí cho việc khắc phục các hư hỏng đó theo những nội dung đã được thỏa thuận ở Hợp đồng bảo hiểm thân vỏ.

quy định mức phí của gói bảo hiểm xe ô tô phụ thuộc vào gói bảo hiểm, loại xe sử dụng (căn cứ chi trả khi xảy ra sự cố). Mức hưởng bảo hiểm tùy vào thỏa thuận trong hợp đồng.

Cách tính phí bảo hiểm vật chất xe ô tô dựa theo một số căn cứ như sau (quy định này có thể thay đổi đối với từng cơ quan bảo hiểm khác nhau):

+ Đối với những xe mới mua thì giá trị của xe sẽ là giá bán xe do những hãng xe đã công bố trong thị trường ô tô

+ Còn đối với xe ô tô đã qua sử dụng thì hơi phức tạp một chút giá trị của xe = tỷ lệ % tối thiểu chất lượng còn lại của xe x giá trị xe mới 100%. Trong đó tỷ lệ % tối thiểu của chất lượng xe còn lại sẽ được quy định như sau:

Nếu xe sử dụng trong 1 năm thì tỷ lệ % là 90%

Nếu xe sử dụng từ 1 – 3 năm thì tỷ lệ % là 70%

Nếu xe sử dụng từ 3 – 6 năm thì tỷ lệ % là 50%

Nếu xe sử dụng từ 6 – 10 năm thì tỷ lệ % là 30%

Còn nếu xe sử dụng trên 10 năm thì tỷ lệ % chất lượng xe sẽ là 20%

+ Giá trị xe sẽ được tính theo thời điểm giá xe được tính theo giá trị thị trường tại thời điểm tham gia bảo hiểm vật chất xe. Theo thông tư số 50/2017/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 73/2016/NĐ-CP, kể từ đầu năm 2019, mức khấu trừ trở thành loại phí bắt buộc khi mua bảo hiểm ôtô. Mức khấu trừ tối thiểu của xe sẽ đối với xe không kinh doanh vận tải là 500.000 đồng/ vụ và xe kinh doanh vận tải sẽ là 1.000.000 đồng.

Một số thành phần sau không được bảo hiểm thân vỏ xe ôtô chi trả bao gồm:

– Tổng thành động cơ (Khối động cơ, hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện phục vụ động cơ)

– Tổng thành hộp số;toàn bộ trục và khớp cát đăng;

– Tổng thành cầu trước,cầu sau.Toàn bộ bốn bánh xe và cơ cấu phanh

– Tổng thành hệ thống lái;hệ thống treo trước, hệ thống treo sau;

– Két nước, két dầu.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thân vỏ:

– Người tham gia bảo hiểm liên hệ với cơ quan bảo hiểm để thông báo kịp thời.

– Phía cơ quan bảo hiểm thực hiện giám định tổn thất.

– Lập kế hoạch bồi thường và thực hiện bồi thường cho khách hàng.

Hồ sơ yêu cầu bồi thường bảo hiểm ô tô gồm:

1. Thông báo tai nạn và Giấy yêu cầu bồi thường của Chủ xe cơ giới (theo mẫu do Công ty bảo hiểm cung cấp).

2. Bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc của nhân viên Công ty bảo hiểm các giấy tờ sau:

– Giấy chứng nhận bảo hiểm.

– Giấy phép lái xe hợp lệ của người điều khiển xe đang hoạt động bị tai nạn (đối với loại xe cơ giới bắt buộc phải có Giấy phép lái xe).

– Giấy chứng nhận đăng ký xe.

– Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hợp lệ.

3. Bản sao kết luận điều tra tai nạn của Công an hoặc bản sao bộ hồ sơ tai nạn (có xác nhận của Công an nơi thụ lý tai nạn) gồm:

– Sơ đồ hiện trường tai nạn giao thông.

– Biên bản khám nghiệm hiện trường.

– Biên bản khám nghiệm xe liên quan tới tai nạn giao thông.

– Biên bản giải quyết tai nạn giao thông.

– Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông.

– Bản kết luận điều tra tai nạn của cơ quan Công an (nếu có).

Trong trường hợp vụ việc không có cơ quan Công an giao thông tham gia thì Chủ xe, Lái xe phải thông báo ngay cho Công ty bảo hiểm để phối hợp lập hồ sơ và thu thập các tài liệu chứng minh về nguyên nhân và giải quyết tai nạn.

4. Biên bản hoà giải (trong trường hợp hoà giải)

5. Bản án hoặc Quyết định có hiệu lực của Toà án (nếu có).

6. Các tài liệu liên quan đến trách nhiệm của người thứ ba (nếu có).

7. Biên bản giám định thiệt hại (nếu có).

Để tránh rủi ro, trước tiên bạn cần lựa chọn các cơ quan bảo hiểm uy tín, kiểm tra kỹ hợp đồng bảo hiểm, các điều khoản về các trường hợp được bồi thường/ không được bồi thường, mức bồi thường,… Nếu bạn đã tham gia bảo hiểm thì chỉ cần dựa theo các quy định trong hợp đồng để xác định mức bồi thường mà mình sẽ được nhận vì vấn đề này pháp luật quy định các bên được tự do thỏa thuận.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép, nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem thêm:

2. Xin luật sư tư vấn hộ em về trường hợp xảy ra tai nạn giao thông đường bộ ?

Thưa luật sư, khi tham gia giao thông em va chạm với 1 chú tuổi trung niên, trong trường hớp đó chú ấy đã say không biết gì, chạy sai phần đường quy định và xe không bật đèn, lúc đó tầm 23h. Còn em chạy xe sirius 100 cm khối, năm nay em mới 17 tuổi, không có bằng lái. Sau khi nhập viện xác định thương tích thì chú ấy nặng hơn em nhiều, nhà em cũng không có điều kiện nên mới phụ bên chú ấy vài trăm ngàn. Nhưng bên đó vẫn làm khó dễ không chịu thỏa thuận làm hòa mà bắt bồi thường thêm. Mà bên công an thì không giải quyết đến nay vụ việc xay ra được 1 tháng rồi. Em xin hỏi vậy bây giờ gia đình em phải làm sao ạ?

– Châu Lê

Căn cứ Bộ Luật Dân sự năm 2015, điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại, bao gồm: có hành vi trái pháp luật, có thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật. Cụ thể Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, quy định Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này

Theo thông tin bạn cung cấp, trường hợp của mình được xác định là lỗi hỗn hợp (Lỗi hỗn hợp có thể hiểu là có lỗi của bên vi phạm và nạn nhân vi phạm quy định về về tham gia giao thông), do có lỗi nên bạn có trách nhiệm phải bồi thường cho người bị tai nạn trong phạm vi lỗi của mình. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Như vậy, mức bồi thường sẽ do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì bạn đề nghị Tòa án xác định dựa trên thiệt hại của người bị nạn cũng như mức độ lỗi. Mức độ lỗi của các bên trong việc gây ra vụ việc tai nạn, gây thiệt hại về người và tài sản sẽ phải căn cứ vào biên bản kết luận điều tra của cơ quan công an về vụ việc này sau khi đã tiến hành khảo sát hiện trường vụ tai nạn. Dựa trên lời khai của người làm chứng, của các bên trong vụ việc cũng như các chứng cứ khác có giá trị chứng minh. Bạn cần phối hợp với cơ quan điều tra để thực hiện việc điều tra, xác minh vụ việc tai nạn từ đó xác định chính xác mức độ lỗi trong việc gây ra tai nạn này, xác định trách nhiệm của các bên khi xảy ra thiệt hại từ vụ việc tai nạn. Bạn có thể được giảm mức bồi thường nếu có lỗi vô ý hoặc thiệt hại quá lớn với khả năng của gia đình.

>> Xem ngay:

3. Hỏi về trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông như thế nào ?

Kính gửi xin giấy phép, tôi có một câu hỏi mong được giải đáp: Em tôi năm nay 40 tuổi là lái xe khách cho hợp tác xã. Khi đang ngồi trên xe khách của hợp tác xã (không phải ngồi ghế lái chính) thì bị xe khác đâm vào xe khách. Em tôi bị cắt 1 chân, 1 tay. Hiện tại do vợ ở nhà chăm sóc. Vợ làm nhân viên bán hàng mức lương 3 triệu đồng/tháng. Hỏi: Mức bồi thường thiệt hại ? Vai trò trách nhiệm của hợp tác xã đối với lao động hợp đồng bị tai nạn?

Cảm ơn!

Hỏi về trách nhiệm bồi thường tai nạn giao thông như thế nào ?

:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 601

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại. Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Vì thông tin bạn cung cấp chưa đủ về việc hợp tác xã có giao cho người lái máy thực hiện công việc hay không hay người lái ghế chính tự ý sử dụng máy của hợp tác xã, nên chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất, nếu người lái xe ghế chính lái máy theo đúng sự chỉ đạo của hợp tác xã, hợp tá xã không có lỗi thì người này phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bạn theo đúng Khoản 2 Điều này nếu không có thỏa thuận khác

Thứ hai, nếu hợp tác xã cũng có lỗi thì hợp tác xã và người này phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Về mức bồi thường thì theo Điều 590 BLDS 2015 thì người lái xe chính hoặc người lái xe chính liên đới với hợp tác xã phải bồi thường cho bạn những khoản chi phí sau:

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Như vậy, ngoài những khoản chi phí theo Khoản 1 bạn còn được bồi thường một khoản tiền bù đắp tinh thần (Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định)

Về trách nhiệm của hợp tác xã trong trường hợp bạn bị tai nạn lao động được quy định trong Điều 144 BLLĐ năm 2012 như sau:

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Đó tất cả là những khoản chi phí mà hợp tác xã phải thực hiện chi trả cho bạn khi bạn bị tai nạn lao động

>> Xem thêm:

4. Kiện đòi bồi thường khi bị gây tai nạn giao thông ?

Kính chào Luật sư, em có một vấn đề muốn nhờ luật sư tư vấn. Mẹ của em đi làm về thì bị một thanh niên say rượu đi theo hướng ngược lại tông vào. Mẹ em bị gãy xương tay và xương vai. Ca phẫu thuật và chi phí điều trị hiện tại là hơn 30 triệu.

Vậy Luật sư tư vấn giúp em các thủ tục để kiện thanh niên kia. Và thời gian xử lý là bao lâu? Hiện tại xe máy của mẹ em và thanh niên kia đã bị Giao thông giữ, giao thông cũng đã đo nồng độ cồn của thanh niên kia (vượt quá nồng độ cho phép). Mẹ em không có bằng lái xe và Bảo hiểm xe máy đã hết hạn chưa kịp mua. Vậy mẹ em có được đền bù không? Nhờ luật sư tư vấn giúp em.

Em xin chân thành cảm ơn!

Kiện đòi bồi thường khi bị gây tai nạn giao thông ?

Luật sư tư vấn pháp luật giao thông trực tuyến:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

1. Trường hợp tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách bị thiệt hại thì bên vận chuyển phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Bên vận chuyển không phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe và hành lý của hành khách nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của hành khách, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Trường hợp hành khách vi phạm điều kiện vận chuyển đã thỏa thuận, quy định của điều lệ vận chuyển mà gây thiệt hại cho bên vận chuyển hoặc người thứ ba thì phải bồi thường.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại đặt ra khi một người có hành vi vi phạm, có lỗi trong hành vi vi phạm ấy và phải có thiệt hại thực tế xảy ra. Ngoài ra, theo quy định thì về nguyên tắc chung, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

1.1. Phải có thiệt hại xảy ra. Thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

a) Thiệt hại về vật chất bao gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm phạm quy định tại Điều 608 BLDS; thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 609 BLDS; thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 610 BLDS; thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm quy định tại khoản 1 Điều 611 BL

b) Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin… vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu.

1.2. Phải có hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với các quy định của pháp luật.

1.3. Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

1.4. Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

a) Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

b) Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Cần chú ý là đối với trường hợp pháp luật có quy định việc bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường của người gây thiệt hại trong trường hợp này được thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó.”

Nguyên tắc bồi thường được quy định tại điều 585 Bộ luật Dân sự 2015

1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Thanh niên kia đã đi ngược chiều, say rượu mà vẫn tham gia giao thông, trên thực tế đã có thiệt hại xảy ra với mẹ của bạn, như vậy, trường hợp của mẹ bạn đủ điều kiện để được bồi thường thiệt hại. Nếu mẹ bạn không có lỗi trong vụ tai nạn đó thì mẹ bạn được bồi thường toàn bộ các chi phí.

Đầu tiên, gia đình bạn có thể thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại mà bên kia phải trả cho mẹ bạn, bao gồm tổn thất về vật chất và tinh thần. Nếu hai bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thiệt hại thì gia đình bạn có thể khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi thanh niên gây tai nạn cư trú, làm việc, nếu không biết nơi bị đơn cư trú, làm việc thì bạn có thể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết; Nếu không biết thì khởi kiện tại Tòa án nơi mình cư trú.

“Điều 164. Hình thức, nội dung đơn khởi kiện
1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.
2. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên Toà án nhận đơn khởi kiện;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện;
d) Tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích được bảo vệ, nếu có;
đ) Tên, địa chỉ của người bị kiện;
e) Tên, địa chỉ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếu có;
g) Những vấn đề cụ thể yêu cầu Toà án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
i) Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp;
k) Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án;
l) Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; nếu cơ quan, tổ chức khởi kiện thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn.

Điều 165. Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện
Người khởi kiện phải gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp
.

Còn về vấn đề mẹ bạn chưa có bằng lái xe và bảo hiểm xe máy đã hết hạn thì mẹ bạn sẽ bị cơ quan chắc năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đường sắt. Như sau:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo ngay:

5. Bị tai nạn giao thông có được bảo hiểm xã hội chi trả ?

Thưa Luật sư, nếu như bị tai nạn giao thông vào bệnh viện chữa trị có được bảo hiểm xã hội chi trả ?

Bị tai nạn giao thông có được bảo hiểm xã hội chi trả ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khi bị tai nạn giao thông nếu muốn được hưởng chế độ tai nạn lao động của BHXH bạn phải có các điều kiện sau đây :

“Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động ()

Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này. “

Ngoài ra, Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động có quy định về các điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:

– Người lao động bị tai nạn lao động tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Bị tai nạn ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Bị tai nạn trên đường đi làm việc từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

– Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn trong các trường hợp nêu trên.

Tóm lại, người lao động bị tai nạn giao thông trên đường đi làm hoặc trên đường đi làm về trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động. Trường hợp của bạn, bạn chưa cung cấp rõ thông tin là bị tai nạn giao thông trong hoàn cảnh nào, có thuộc trường hợp trên đường đi làm hay không hay đang thực hiện công việc ngoài giờ làm hay không.

Nếu không đủ các điều kiện quy định tại Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng như Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động thì sẽ không được BHXH chi trả chế độ tai nạn lao động mà chỉ được hưởng các khoản bồi thường do người gây tai nạn bồi thường.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

6. Tư vấn về việc vô tình gây tai nạn giao thông làm chết 02 người?

Kính gửi các Luật sư! Xin giải đáp giúp tôi về trường hợp tai nạn giao thông cụ thể như sau: Tôi là tài xế hợp đồng cho công ty A chuyên chở vật liệu xây dựng. Tôi vô tình gây chết 02 cha con.

Gia đình tôi và đại diện công ty đã đến gia đình nạn nhân hỗ trợ mai táng ban đầu là 40 triệu đồng (gia đình tôi 30 triệu+công ty 10 triệu). Gia đình nạn nhân còn vợ và 02 con dưới 18 tuổi. Hiện nay tôi đang trong quá trình điều tra. Hiện tại chủ xe cứ thúc giục gia đình tôi bỏ ra một số tiền lớn để xin gia đình nạn nhân bãi nại (công ty không chịu hỗ trợ nữa) để 02 bên thỏa thuận về dân sự không phải ra tòa.
Xin hỏi: Vậy gia đình tôi có nên làm như vậy không? Nếu gia đình chấp nhận bãi nại thì hình thức phạt sẽ ra sao?
Rất mong được sự tư vấn trả lời của quý Luật sư.

Tôi xin chân thành biết ơn./.

Người gửi: TTL

Tư vấn về việc vô tình gây tai nạn giao thông làm chết 02 người?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng xin giấy phép! Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

Căn cứ điều 260 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; do có hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, gây chết 02 người nên bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ, cụ thể:

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Do bạn gây tai nạn giao thông làm chết 02 người nên theo điểm đ khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì mức hình phạt bạn phải đối mặt đó là phạt tù từ 3 đến 10 năm. Vì vậy, gia đình bạn vẫn nên bồi thường cho nạn nhân một khoản tiền. Nếu gia đình của nạn nhân bãi nại thì sẽ là căn cứ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự vì trường hợp của bạn không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu bị hại quy định tại điều 155Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự – Công ty luật Minh KHuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *