Mức bồi thường thiệt hại khi ô tô gây ra nạn giao thông?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào Luật sư! Tôi cần được tư vấn về trường hợp như sau: tôi bị tai nạn giao thông, do ô tô đâm phải; người điều khiển ô tô có mua bảo hiểm chủ xe cơ giới và đồng ý bồi thường. Thiệt hại về tài sản là 90 triệu đồng.

Mục lục bài viết

Tuy nhiên đã hơn 1 tháng tôi vẫn chưa thấy bồi thường, tôi hỏi người gây tai nạn thì họ nói rằng đã yêu cầu bảo hiểm nhưng chưa thấy bảo hiểm trả lời. Vậy tôi muốn hỏi, trường hợp này tôi được chi trả bao nhiêu tiền? Luật có quy định thời gian giải quyết không? Nếu người gây tai nạn không trả tôi có thể kiện công an để truy cứu hình sự không?

Trước hết cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi, mọi khó khăn cần tư vấn bạn có thể liên hệ tổng đài ; với những câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định của các văn bản sau:

Bộ luật Dân sự năm 2015

Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Thông tư 22/2016/TT-BTC

Nội dung tư vấn như sau:

1. Mức bồi thường và thời hạn được bồi thường.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, khi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại về tài sản cho người khác thì chủ sở hữu/người vận hành phương tịên sẽ phải bồi thường những thiệt hại sau cho người bị thiệt hại:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.

Để tính toán số tiền bồi thường cụ thể, hai bên có thể thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp bên gây thiệt hại có tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thì có thể yêu cầu đơn vị  bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bồi thường thay mình.

Cụ thể: theo điều 5 của Thông tư 22/2016/TT-BTC quy định về phạm vi bồi thường thiệt hại mà doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện như sau:

1. Thiệt hại ngoài hợp đồng về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.

2. Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra.

Theo Thông tư thì mức bồi thường cho một vụ việc gây thiệt hại về tài sản được quy định là: “Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về tài sản do xe ô tô, máy kéo, xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào Mụcđích an ninh, quốc phòng (kể cả rơ-moóc và sơ mi rơ-moóc được kéo bởi xe ô tô hoặc máy kéo) gây ra là 100 triệu đồng/1 vụ tai nạn”

Thời hạn yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường: nguyên tắc là người gây thiệt hại sau khi xảy ra sự kiện thiệt hại thì có trách nhiệm trong thời hạn 05 ngày phải gửi thông báo bằng văn bản và các tài liệu quy định trong hồ sơ yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới cho doanh nghiệp bảo hiểm. Thời hạn thanh toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm là 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ bồi thường thuộc trách nhiệm của chủ xe cơ giới và không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ.

Như vậy trường hợp này bạn có thể được bồi thường 100 triệu đồng; và trong thời gian gần một tháng; trường hợp này rõ ràng là doanh nghiệp bảo hiểm đang chậm chễ giải quyết. Bạn cần yêu cầu chủ phương tiện gây thiệt hại làm việc với doanh nghiệp bảo hiểm, đề nghị trả lời lý do của việc chậm trễ.

2. Trách nhiệm của chủ phương tiện nếu như không bồi thường

Đối với câu hỏi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không nếu như không bồi thường kịp thời, thì trường hợp này hành vi của người điều khiển phương tiện không . Bởi lẽ, theo quy định của Bộ luật hình sự thì hành vi của một người chỉ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (trường hợp: xâm phạm đến tài sản với giá trị thiệt hại tối thiểu là 100 triệu đồng trở lên); trường hợp của bạn thiệt hại là 90 triệu đồng nên chưa thỏa mãn dấu hiệu cấu thành tội phạm.

Tuy nhiên, nếu trường hợp chủ phương tiện không thực hiện bồi thường, bạn có thể soạn gửi đến Tòa án nơi người đó cư trú để khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do gây thiệt hại tài sản người khác.

  Trân trọng cảm ơn!

Trần Nguyệt- bộ phận hỗ trợ khách hàng công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *