Mức án nào cho hành vi đánh người bằng mũ bảo hiểm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, thưa luật sư hiện nay tôi đang có một vấn đề thắc mắc mong luật sư tư vấn sớm giúp tôi. Luật cho tôi hỏi: em dâu tôi ,đã đứng đơn li dị em tôi (vì mẹ tôi ốm nằm 1 chỗ cô ấy không muốn chăm sóc mẹ chồng), trong thời gian chờ tòa xử, cô ấy bịa đặt nhiều điều để nói xấu cha mẹ tôi và nói xấu cả tôi. Tôi bảo cô ấy rằng nhỏ mà hỗn, hai bên nói qua nói lại nhiều lần.

Mục lục bài viết

Cô ấy bảo với mọi nguời rằng chồng tôi không biết dạy tôi, nếu không dạy được thì để cô ấy dạy cho. Một lần gặp cô ấy giữa đường tôi có gọi lại bảo cô ấy dạy dùm tôi. Tôi tức quá tôi tát cho cô ấy 1 cái và cô ấy bỗng la lên và cô ấy viết đơn kiện, công an xã gọi chúng tôi lên và bắt tôi nộp phạt 750.000đ và nói với tôi nếu tôi dùng gậy để đánh cô ấy thì tôi phải đi tù. Công an giải quyết theo kiểu như vậy đúng hay sai. Xin luật sư tư vấn giúp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ của xin giấy phép.

Mức án nào cho hành vi đánh người bằng mũ bảo hiểm?

luật hình sự, gọi:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

15

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Hành vi tát người bị phạt hành chính bao nhiêu?

Hành vi hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tùy tính chất, mức độ nguy hiểm sẽ bị hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu đánh nhau bằng tay không và tỷ lệ thương tật dưới 11% thì chỉ bị theo thì bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

2.2 Khi nào thì đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo B thì đánh nhau bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong Điều 134, cụ thể như sau:

Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.

Theo đó, yếu tố cấu thành của tội này như sau:

– Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.

– Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Hậu quả của hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là thiệt hại về vật chất – hậu quả thương tích hoặc gây tổn hại đáng kể cho sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hoàn thành khi hậu quả nói trên xảy ra. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là mối quan hệ nhân quả giữa hành vi (cố ý) gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người đã có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người phạm tội với hậu quả thương tích hoặc tổn hại đáng kể cho sức khỏe nạn nhân.

+ Chủ thể thực hiện tội phạm phải đang ở trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Trạng thái này được hiểu người phạm tội đang căng thẳng về thần kinh, không còn nhận thức đầy đủ về tính chất gây nguy hiểm của hành vi của mình, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Người phạm tội đã mất khả năng tự chủ bản thân, gần như mất hết lý trí nhưng chỉ xảy ra trong giây lát. Do đó, khi xem xét người phạm tội có trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh hay không cần phải xem xét kỹ về nhiều yếu tố như hoàn cảnh xảy ra sự việc, diễn biến của tình tiết vụ án, nhân thân người phạm tội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, điều kiện sống, hoàn cảnh gia đình, quan hệ xã hội, cường độ và sức mạnh của hành vi phạm tội…

Điều quan trọng là việc nạn nhân là người có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với người phạm tội hoặc người thân thích của người đó. Không phải mọi hành vi trái pháp luật của nạn nhân đều là dấu hiệu để định tội mà pháp luật quy định hành vi trái pháp luật phải nghiêm trọng. Để xác định tính chất nghiêm trọng đòi hỏi phải xem xét một cách khách quan, toàn diện sự việc xảy ra trên mọi phương diện từ hoàn cảnh, không gian, thời gian, cường độ, công cụ, phương tiện, thiệt hại xảy ra.

+ Hành vi trái pháp luật của nạn nhân phải có mối quan hệ nhân quả với trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ở người phạm tội.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

– Chủ thể của tội phạm: Là người đang bị kích động mạnh về tinh thần, có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt theo quy định của pháp luật.

=> Như vậy có nghĩa là hành vi đánh nhau này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính và cũng có thể nếu như nó đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành như đã nêu ở trên đây.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *