Mức án đối với tội giết người ? Giết người khi nào bị tử hình

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tội giết người theo quy định thì mức khung hình phạt cao nhất đối với tội danh này là tử hình. Mặc dù hình phạt nghiêm khắc nhưng trong thời gian qua những vụ án mạng nghiêm trọng vẫn xảy ra gây trấn động xã hội. xin giấy phép tư vấn và phân tích thêm về tội danh này:

Mục lục bài viết

1. Mức án đối với ?

Thưa Luật sư: Do mâu thuẫn cá nhân nên A có ý định giết B. A tìm hiểu lịch sinh hoạt của B, lựa chọn địa điểm và thời gian thích hợp để ra tay. Ngày 15/10/2014, A mai phục và dùng dao đâm nhiều nhát vào B. Tuy nhiên, khi thấy B chảy nhiều máu, biết B vẫn còn sống, A dừng lại và đưa B đi cấp cứu. Theo kết luận giám định, B bị thương với tỷ lệ thương tật là 37 %. Mức án A phải chịu?

Tôi xin cảm ơn!

>>

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Điều 93 () quy định:

“1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;

g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, để xác định mức án mà A phải chịu thì cần xác định B có thuộc một trong các đối tượng quy định khoản 1 Điều 93 hoặc A thực hiện có thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 hay không. Nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 93 thì A bị phạt từ bảy năm đến mười lăm năm.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Tố giác về ?

Chào luật sư. Em từng yêu 1 bạn trai, sau 1 năm phát hiện anh đã có vợ và 2 con. Em đã rất đau khổ và tổn thương sâu sắc và đề nghị . Sau 1 thời gian, em quay lại vì không thể bỏ được người đó. Năm 2016, em nhận thấy chuyện tình cảm không có kết quả nên đã nhất định đòi chia tay. Người đó không đồng ý và nói sẽ không bao giờ buông tha cho em.

Hiện tại, em đang quen một người con trai khác và có dự định kết hôn sau đó đi nước ngoài. Nhưng biết được việc này, bạn trai cũ luôn tìm cách phá hoại, đe dọa sẽ giết cả 2 người nếu em không chịu chia tay người mới và quay lại với anh ta. Không chỉ là dọa nạt chém giết qua tin nhắn cuộc gọi điện thoại, mà bạn trai cũ còn tìm đến tận phòng ở và thực hiện hành vi như bóp cổ, dọa sẽ đốt bình gas để 2 người cùng chết, hoặc dí súng vào đầu dọa bắn chết em. Anh ta còn dọa nạt bạn trai mới và thuê đầu gấu hải phòng tầm 30-40 người đi lùng tìm, nếu tìm thấy thì giết chết. Anh ta đã có ý định lôi em ra tra tấn bắt em nói bạn trai mới đang ở đâu và bán em sang Trung Quốc làm gái.

Hiện tại em vẫn lưu giữ tin nhắn đe dọa. Điều đó khiến em rất lo sợ, không thể làm được gì. Em lo sợ một ngày gần đây hành vi giết người sẽ xảy ra. Bây giờ em phải làm thế nào thưa luật sư ?

Hãy giúp em với.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến - 1900.1975

Trả lời

Theo quy định tại Điều 103 thì tội đe doạ giết người quy định như sau:

“Điều 103. Tội đe dọa giết người

1. Người nào đe doạ giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Đối với nhiều người;

b) Đối với người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

c) Đối với trẻ em;

d) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.”

Theo thông tin bạn đưa ra thì anh ta có hành vi dọa nạt chém giết qua tin nhắn, gọi điện thoại và còn đến tận phòng thực hiện hành vi như bóp cổ, dọa sẽ đốt bình gas để bạn và anh ta cùng chết, hoặc dí súng vào đầu dọa bắn chết bạn. Anh ta còn dọa nạt bạn trai mới của bạn và thuê đầu gấu 30-40 người để giết chết bạn trai bạn. Vậy, từ những hành vi này có thể thấy rằng anh ta đã có hành vi cấu thành nên tội đe doạ giết người theo quy định của điều luật trên. Do đó, bạn có thể tới các cơ quan nhà nước theo quy định tại Điều 101 để tố giác về hành vi phạm tội này:

“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Thiếu gia đâm chết osin trong căn nhà 3 tầng

Rạng sáng 2/2, nhiều người dân trong con đường Phạm Cự Lượng, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM hoảng hốt khi nghe tiếng kêu cứu thất thanh của cô gái trong căn nhà 3 tầng.Tại hiện trường, cửa nhà khóa kín. Khi đột nhập vào, cảnh sát phát hiện nạn nhân nữ đã tắt thở. Trên người cô gái có hơn chục vết dao đâm. Bên cạnh, hung thủ vẫn còn cầm con dao Thái Lan. Cảnh sát ngay lập tức tước hung khí của thanh niên và áp giải về công an phường.

Nạn nhân tên Cao Thị Phượng (24 tuổi, ngụ Kiên Giang) là người giúp việc trong căn nhà trên.

Căn nhà 3 tầng xảy ra án mạng. Ảnh: An Nhơn.

Tại cơ quan điều tra, hung thủ khai tên Vũ An Bình (19 tuổi, quê quán Kiên Giang) là con của một giám đốc thủy hải sản ở tỉnh Kiên Giang.

Theo cơ quan điều tra, sau khi ra tay sát hại Phượng xong, Bình bình tĩnh xuống rửa tay và gọi điện về cho gia đình ở Kiên Giang, yêu cầu mẹ liên lạc công an đến bắt mình vì đã giết người theo “ý của đấng tâm linh”.

Những người hàng xóm cho hay, Bình đang là sinh viên năm 2 của một trường đại học tại TP HCM. Căn nhà 3 tầng Bình đang sống là do cha mẹ mua lại. Hằng ngày, thanh niên này ít giao tiếp với những người hàng xóm, tính tình hiền lành, không gây gỗ với ai. Thỉnh thoảng, cậu này cũng có bạn đến chơi và ở lại qua đêm.

Phượng là người giúp việc trong nhà Bình hơn hai năm nay và được đưa lên chăm sóc cậu chủ học đại học. Trước khi bị giết, lúc 22h30 ngày 1/2, nhiều người thấy Phượng đi chơi với người yêu trở về nhà sau đó vài tiếng thì án mạng xảy ra. Có người cho rằng Bình giết người là do ghen tuông chị Phượng với người yêu.

Hiện công an phường 2 đã lập hồ sơ chuyển giao Bình cho Công an quận Tân Bình điều tra làm rõ nguyên nhân gây ra vụ án mạng trên.

Ngày 4/2, CA quận Tân Bình đã chuyển giao đối tượng Vũ An Bình (SN 1991, quê Kiên Giang), kẻ đâm chết người nữ giúp việc vào ngày 2/2, cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) CA TP.HCM thụ lý. Cùng ngày, cơ quan CSĐT công an TP.HCM đã hoàn tất thủ tục đưa Bình đi giám định tâm thần. Theo khai nhận của gia đình hung thủ, tháng 4/2009 Bình đã từng được các bác sĩ Bệnh viện Nhiệt Đới chuẩn đoán mắc chứng trầm cảm và yêu cầu gia đình đưa đi trị liệu tâm lý. Vụ án mạng xảy ra vào rạng sáng ngày 2/2 tại ngôi nhà 3 tầng, số 10 Phạm Cự Lượng, phường 2, quận Tân Bình-TPHCM. Sau khi gây án, hung thủ Vũ An Bình, SV năm thứ 2 ngành Tài chính – Kế toán của một trường tại TP.HCM, đã gọi điện về cho mẹ mình để báo công an đến bắt. Tại công an phường 2, bước đầu Bình khai nhận giết cô giúp việc theo “ý đấng tâm linh”. Qua kết quả khám nghiệm cho thấy, nạn nhân Cao Thị Phượng (SN 1986, quê tỉnh Kiên Giang) chết bởi 16 nhát dao ở mạng sườn, lưng và bụng. Phượng là người giúp việc cho gia đình Bình từ 2 năm qua và được bố mẹ Bình cho lên TP.HCM giúp việc nhà cho cậu chủ. Phượng làm được hơn 7 tháng thì xảy ra vụ việc. Hiện Cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ án mạng.

Nếu như tại thời điểm gây ra án mạng, Bình đang trong trạng thái bình thường thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự 1999. Cụ thể như sau:

1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Giết nhiều người;

b) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

c) Giết trẻ em;

d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

n) Có tính chất côn đồ;

o) Có tổ chức;

p) Tái phạm nguy hiểm;

q) Vì động cơ đê hèn.

2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ một năm đến năm năm.

Tuy nhiên, vẫn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra để làm rõ sự việc cũng như nguyên nhân, phương thức thực hiện của anh Bình. Theo những thông tin ghi nhận ban đầu thì hành vi của anh Bình rất man rợ, có ý định chiếm đoạt tính mạng của chị Phượng.

(: Biên tập)

4. Án mạng khi đang uống cà phê, án tử hình cho kẻ giết người?

Thưa luật sư, Đang ngồi uống cà phê, L và H bị một thanh niên xách hai dao mổ lợn xông vào chém tới tấp. H tử vong ngay tại chỗ, người còn lại bị thương nặng. Sáng 24/2, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố A cho biết đang điều tra vụ án mạng xảy ra ở phường B, quận C.

Theo cơ quan công an, chiều 23/2, Nguyễn Xuân H (29 tuổi) và anh Bùi Xuân L cùng nhóm bạn đang ngồi uống cà phê thì bất ngờ bị Huỳnh Văn V (24 tuổi) xông vào chém. Hoảng loạn, nhóm thanh niên bỏ chạy.Khi L và băng qua đường thì bị V đuổi kịp. V vung dao chém chết H. Trong lúc giằng co, thủ phạm cùng anh L cũng bị thương nặng.Theo các nhân chứng, vụ hỗn chiến làm náo loạn cả khu phố. V lúc đó cầm hung khí với dáng vẻ hung hăng. Tổ bảo vệ dân phố điện thoại báo cho cảnh sát, đồng thời tri hô cùng người dân vây bắt kẻ giết người. Hiện thủ phạm nằm điều trị tại bệnh viện. Cho tôi hỏi về tội và , ở đây hành vi của V có tình tiết giảm nhẹ gì không?

Cám ơn.

Người gửi: Trần Thanh

Án mạng khi đang uống cà phê, án tử hình cho kẻ giết người?

Trả lời:

Căn cứ theo quy định tại Điều 134, Điều 123 có quy định về và . Cụ thể các yếu tố cấu thành hai tội này như sau:

2.1 Tội cố ý gây thương thương tích

Khách quan: Gây thương tích, tổn hại sức khỏe cho người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội trái với quy định pháp luật, hành vi cố ý gây thương tích có điểm giống với hành vi giết người. Người phạm tội tác động vào thân thể nạn nhân để gây thương tích hay gây tổn hại sức khỏe cho nạn nhân: đâm, chém, đấm đá, đốt cháy, đầu độc v.v…

Công cụ, phương tiện gây thương tích: Có thể là dao, kiếm, súng, đạn…tùy vào ý định chủ quan gây thương tích có thể kết luận cố ý gây thương tích hoặc tội giết người

Về vị trí: Việc gây thương tích có thể tác động lên nhiều vùng của cơ thể, trong trường hợp tác động vào các vùng trọng yếu hoặc các phương tiện nguy hiểm cũng có thể cấu thành tội giết người

Mức độ nguy hiểm: Tùy vào mức độ mạnh yếu khác nhau, ví dụ chém dồn dập vào cổ, đầu cũng ko được coi là cố ý gây thương tích

Hậu quả: Gây thương tích cho người khác với tỷ lệ % như ở trên

Chủ thể: Người có lỗi, đủ và là hành vi cố ý, người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. Người từ đủ 14 đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3- 4 và Khoản 5 điều này (loại tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng)

Khách thể của tội phạm: Chính là sức khỏe của bị hại được pháp luật bảo vệ,tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Quyền này được hiến pháp và pháp luật bảo vệ, đòi hỏi các cá nhân và các chủ thể khác trong xã hội phải tôn trọng.Đối tượng là thân thể con người đang sống.

Mặt chủ quan: Đây là hành vi cố ý của người phạm tội

Hậu quả: Dấu hiệu hậu quả của tội cổ ý gây thương tích theo quy định tại điều luật này gồm một trong hai loại hậu quả:

– Thứ nhất: Tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên mà không có các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này. Cách tính tỷ lệ thương tích hay tổn hại sức khỏe tham khảo Thông tư 20/2014/TT-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2014 của Bộ Y tế.

– Thứ hai: hậu quả tỷ lệ thương tích hoặc tổn hại sức khỏe dưới 11% nhưng có các tình tiết quy định tại các Điểm từ a đến k Khoản 1 Điều này. Các tình tiết quy định từ Điểm a đến Điểm k Khoản 1 Điều này có nhiều tình tiết giống với tình tiết quy định tại Khoản Điều 123 quy định về tội giết người, cần chú ý một số chi tiết sau:Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người: Đây là trường hợp người phạm tội sử dụng công cụ phương tiện có tính nguy hiểm cao, chưa gây ra thiệt hại đáng kể nhưng có khả năng đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho quyền bất khả xâm phạm về sức khỏe của con người. Đó là vũ khí bao gồm vũ khí quân dụng, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vật liệu nổ, (xem Luật quản lý, sử dụng vũ khí vật liệu nổ quy định cụ thể từng loại vũ khí). Ngoài ra, người phạm tội có thể sử dụng hung khí nguy hiểm là các loại công cụ phạm tội gây nguy hiểm cao cho sức khỏe con người Theo Tiểu mục 2.1 và 2.2 mục 2 Phần I của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thì hung khí nguy hiểm bao gồm: búa đinh, dao phay, các loại dao sắc, nhọn…; Về vật mà người phạm tội chế tạo ra: thanh sắt mài nhọn, côn gỗ… ; Về vật có sẵn trong tự nhiên: gạch, đá, đoạn gậy cứng, chắc, thanh sắt.

Ngoài dấu hiệu hành vi và hậu quả mặt khách quan của tội này cũng đòi hỏi phải có mối quan hệ nhân quả.Hành vi của người phạm tội được thực hiện do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình nhất định hoặc có thể gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác; mong muốn hoặc có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. So với tội giết người, thì sự cố ý trong trường hợp gây thương tích mức độ nguy hiểm có thấp hơn, vì người phạm tội chỉ mong muốn hoặc để mặc cho nạn nhân bị thương, bị tổn hại đến sức khỏe chứ không mong muốn nạn nhân chết.

2.2 Tội giết người

Mặt chủ quan của tội phạm

Lỗi của người phạm tội là cố ý. Có thể là lỗi cố ý trực tiếp hay lỗi cố ý gián tiếp. Lỗi cố ý trực tiếp: Người phạm tội thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng vì mong muốn hậu quả đó xảy ra nên đã thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ như dùng súng trực tiếp bắn vào đầu hoặc tim của nạn dẫn đến tử vong. Lỗi cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người khác, thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra, nhưng để đạt được mục đích của mình nên đã có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (có ý thức chấp nhận hậu quả đó). Ví dụ trường hợp biết nạn nhân không biết bơi, người thực hiện hành vi phạm tội đã đẩy nạn nhân ngã xuống hồ bơi, sông hồ để nạn nhân chết đuối.

Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan của tội giết người có thể là hành động như: bóp cổ, đấm đá, bẻ cổ, bịt miệng, mũi …hay sử dụng vũ khí hoặc các chất độc tác động lên người khác (đâm, chém, bắn, bỏ thuốc độc v.v). Hành vi khách quan của tội giết người còn có thể là không hành động. Đó là các trường hợp chủ thể có nghĩa vụ phải hành động, phải làm những việc cụ thể nhất định để đảm bảo sự an toàn về tính mạng của người khác nhưng chủ thể đã không hành động và là nguyên nhân gây ra cái chết của nạn nhân. Ví dụ: Người mẹ cố ý không cho con bú dẫn đến đứa trẻ bị chết là một trường hợp của không hành động. Hành vi giết người còn có thể thực hiện thông qua hành động của người không có năng lực trách nhiệm hình sự, ví dụ: một người đã thành niên xúi giục một cậu bé dưới 14 tuổi thực hiện hành vi giết người, thì hành vi xúi giục đó được coi là hành vi giết người và người có hành vi xúi giục là người thực hành trong tội giết người.

Chủ thể phạm tội

Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định đều có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người. Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội giết người là quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người (đang sống). Ghi chú: Thai nhi không được xem là một con người đang sống cho đến khi được sinh ra và còn sống. Cho nên việc “giết” một bào thai không được xem là hành vi giết người mà chỉ được xem là hành vi cố ý gây thương tích hoặc là tình tiết tăng nặng trong trường hợp giết người là phụ nữ mà biết là ngươi đó đang mang thai.

2.3 Các tình tiết giảm nhẹ?

Theo quy định của thì tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017. Tòa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng không bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm nhưng có vai trò không đáng kể. Trong trường hợp có đủ các điều kiện quy định ở bên trên nhưng điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất, thì Tòa án có thể quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

– Phạm tội do lạc hậu;

– Người phạm tội là phụ nữ có thai;

– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

– Người phạm tội tự thú;

– Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;

– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;

– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

– Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Như vậy, vì nội dung bạn cung cấp còn chưa rõ ràng nên dựa trên những tình tiết giảm nhẹ ở bên trên, bạn có thể tìm ra những tình tiết giảm nhẹ cho V.

Xin chân thành cảm ơn!

Bộ phận tư vấn pháp luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *