Mua xe trả góp nhưng không trả được nợ phải làm thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư! Anh trai em có mua trả góp một chiếc xe máy trị giá 35 triệu đồng, mỗi tháng anh em phải trả 2,5 triệu đồng. Anh em đã trả được mấy tháng đầu. Sau đó, do làm ăn không được nên anh em không có tiền trả. Bên chỗ cho trả góp gọi điện liên tục nhưng anh em không có tiền trả. Giờ có giấy khởi kiện gửi về nhà em. Bắt anh em phải trả tiền với cả tiền phạt. Gia đinh em phải làm thế nào bây giờ ạ? Bây giờ Anh của Em trả trước 1 nửa có được không ạ ? Cảm ơn luật sư!

>> , gọi:  

 

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý

2. Chuyên viên tư vấn: 

Khi mua bán xe máy trả góp lúc đầu anh bạn và bên bán phải thỏa thuận về hợp đồng mua bán:

Điều 440 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả tiền.

1. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

2. Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

3. Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

Như vậy, anh trai bạn phải có nghĩa vụ trả tiền cho bên công ty bán mà anh bạn đã mua trả góp xe máy theo sự thỏa thuận giữa anh trai bạn và bên bán về thời điểm trả tiền cũng như số tiền phải trả.

 Vì anh trai bạn có mua trả góp một chiếc xe máy trị giá 35 triệu đồng, mỗi tháng anh bạn phải trả 2,5 triệu đồng. Anh bạn đã trả được  mấy tháng đầu. Sau đó, do làm ăn không được nên anh bạn không có tiền trả.  Anh trai bạn có nghĩa vụ phải trả khoản tiền còn thiếu theo hợp đồng. Nếu anh bạn không trả khoảng tiền còn thiếu hoặc không trả đủ số tiền đã chậm trả thì bên công ty bán có quyền khởi kiện anh bạn ra tòa theo thủ tục tố tụng dân sự, buộc phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Để xác định anh bạn có phạm tội không phải dựa trên thông tin anh bạn cung cấp, cần làm rõ thêm các tình tiết, tại thời điểm giao kết hợp đồng, thông tin giấy tờ của anh bạn về họ tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân…. mà anh bạn cung cấp có chính xác không. Vì trường hợp này liên quan đến thủ tục đăng ký giấy tờ xe sau  này lên không thể là giả được. Nên không thể phạm tội lừa đảo theo Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;…

Nếu như anh bạn không có khả năng để trả nợ thì anh bạn có thể xin gia hạn thêm thời gian trả và giải trình lý do không trả được nợ dưới hình thức văn bản. Và thỏa thuận lại với bên bán về việc rút đơn. 

Nếu hai bên không thể thỏa thuận được về việc gia hạn cũng như việc rút đơn, khi việc của bạn được giải quyết ở tòa bạn cũng nên giải trình lý do không trả được tiền, Còn có bị phạt hợp đồng hay không thì còn phải căn cứ vào hợp đồng ban đầu anh trai anh ký kết có thỏa thuận về vấn đề phạt không, nếu có thì đương nhiên phải thực hiện theo hợp đồng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *