Mua bán hoặc chuyển nhượng quyền tài sản sở hữu trí tuệ ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền sở hữu trí tuệ được xem như một quyền tài sản đối với sản phẩm trí tuệ của mình. Vậy, tài sản đó có thể mua bán, chuyển nhượng được hay không ? Để làm rõ vấn đề này, Đại truyền hình Nam Định mời luật sư Lê Minh Trường giám đốc điều hành Công ty luật DV Xingiayphepgiải đáp cụ thể vấn đề này:

PV: Luật sư có thể cho biết: Quyền sở hữu trí tuệ có được coi là một tài sản hay quyền tài sản không?

Luật sư Lê Minh Trương trả lời: Theo quy định tại Điều 181 và thì là quyền tài sản.

PV: Như vậy, quyền tài sản (tài sản sở hữu trí tuệ) có thể mua bán hoặc chuyển nhượng hay không ?

Luật sư Lê Minh Trương trả lời:  Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ (quyền tài sản) được pháp luật cho phép. Quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ được thể hiện trong Chương IV, Chương X, Chương XV của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009).

PV:  Thưa luật sư, nếu doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn mua bán, chuyển nhượng quyền tài sản (tài sản sở hữu trí tuệ), thì thủ tục mua bán chuyển nhượng như thế nào là hợp pháp?

>>

 

Luật sư Lê Minh Trương trả lời:

Như tôi đã trình bày, việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong Chương IV, Chương X, Chương XV của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi năm 2009) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ như Nghị định số 103/2006/NĐ-CP, Nghị định số 122/2010/NĐ-CP, Nghị định số 88/2010/NĐ-CP, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ…

Theo đó: Việc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ phải được thực hiện dưới hình thức văn bản, được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp), và tại Cục Trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (đối với trường hợp chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng). Trong đó việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là không bắt buộc.

Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;

3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;

4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;

5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;

6. Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

(Điều 149 Luật Sở hữu trí tuệ).

Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng bao gồm:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký theo mẫu;

b) 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao hợp lệ), hợp đồng làm bằng tiếng Việt hoặc phải dịch ra tiếng Việt, từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc ;

c) Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ bằng bảo hộ giống cây trồng;

d) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, đối với trường hợp giống cây trồng thuộc sở hữu chung;

đ) Chứng từ nộp phí, lệ phí;

e) Trường hợp giống cây trồng được tạo ra bằng ngân sách nhà nước thì phải bổ sung các tài liệu chứng minh việc chuyển nhượng thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 của Nghị định này.

3. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng thẩm định hồ sơ đăng ký trong thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày nhận đơn để xác định tính hợp lệ của đơn.

4. Trường hợp hồ sơ đăng ký hợp lệ, không có sai sót, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận chủ sở hữu mới là bên nhận chuyển nhượng; ghi nhận việc chuyển nhượng quyền chủ sở hữu bằng bảo hộ giống cây trồng vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và công bố trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

5. Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, có sai sót, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thông báo rõ các thiếu sót của hồ sơ, ấn định thời hạn ba mươi (30) ngày, kể từ ngày ký thông báo để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót. Sau thời hạn trên, nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa thì chấm dứt việc thẩm định hồ sơ đăng ký.

(Điều 26 ngày 16/08/2010 của Chính phủ)

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư SHTT, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email: 

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu trí tuệ – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *