Mua bán bằng giả sẽ bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi có người bạn, từng được giới thiệu mua bằng cấp giả. Nhưng bạn tôi chưa từng sử dụng bằng giả đó vào mục đích xin việc hay lừa đảo cơ quan nhà nước. Hiện tại đường dây phía bên làm bằng giả bị bắt,hiện đang bị điều tra.

Bạn tôi có nhận được cuộc gọi triệu tập từ cơ quan điều tra về hành vi mua bán bằng giả. Vậy cho tôi hỏi bạn tôi sẽ bị xử lý như thế nào trong trường hợp này. Liệu bạn tôi có bị truy cứu trách nghiệm hình sự?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017;

Nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi hành chính trong lĩnh vực giáo dục;

Nghị định 79/2015/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

2. Nội dung tư vấn: 

Theo Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, Tại Điều 341 quy định:

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, người bạn của bạn chỉ có hành vi mua bằng cấp giả mà chưa hề sử dụng bằng đó vào bất kỳ mục đích gì nên không thuộc trường hợp ” sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật ” trong quy định trên.. Do đó, bạn của bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341.

Tuy nhiên, hành vi mua bằng cấp giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật. Do bạn không nói rõ bằng ở đây là loại bằng gì nên chúng tôi xin trích dẫn hai quy định của pháp luật như sau:

Khoản 3 Điều 16 Nghị định 138/2013/NĐ-CP: ” Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.”

Khoản 4 Điều 17 Nghị định 79/2015/NĐ-CP: ” Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, sử dụng văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.”

Như vậy, bạn của bạn sẽ bị phạt một khoản tiền tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại một trong hai Điều trên, tùy thuộc vào loại bằng đã mua là bằng gì. Ngoài ra, bằng giả đó sẽ bị cơ quan Công an tịch thu theo quy định về hình thức xử  phạt bổ sung.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *