Một số vấn đề về pháp nhân trong tư pháp quốc tế

Một số vấn đề về pháp nhân trong tư pháp quốc tế, giải đáp thắc mắc pháp nhân trong tư pháp quốc tế là gì, quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài, Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.

PHÁP NHÂN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ

1. Pháp nhân trong tư pháp quốc tế là gì

Trong thực tiễn tư pháp quốc tế được thành lập teo pháp luật của một nước nhất định, nói cách khác thì việc công nhận một tổ chức có tư cách pháp nhân phải dựa trên, thông thường một tổ chức được công nhận có tư cách pháp nhân ở nước nó được thành lập thì nó được công nhận ở những nước khác.

Đối với Việt Nam, pháp nhân nước ngoài là tổ chức hưởng tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật nước ngoài và được công nhận là có quốc tịch nước ngoài

Theo quy định khoản 5 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành các quy định cụ Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, pháp nhân nước noài là pháp nhân được thành lập theo quy định theo pháp luật nước ngoài.

Quốc tịch của pháp nhân thể hiện môi quan hệ giữa pháp nhân và nhà nước là mối quan hệ pháp lý đặc biệt vững chắc giữa pháp nhân và nhà nước, đặc biệt ở chỗ hưởng tư cách pháp nhân ở một nước thì khi hoạt động ở nước ngoài thì pháp nhân sẽ được nhà nước mình bảo hộ về mặt ngoại giao. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia tách, giải thể, chấm dứt pháp nhân và thanh lý tài sản, giải quyết cấc vấn đề về tài sản. Trong các vấn đê này phải tuân theo pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.

Pháp luật của các nước đều có những nguyên tắc xác định tư cách pháp nhân, trong thực tiễn dựa vào một trong những dấu hiệu sau:

– Dựa theo trung tâm quản lý hành chính của pháp nhân. Ví dụ: Pháp, Đức, …

– Dựa theo nơi pháp nhân thành lập và đăng ký điều lệ của pháp nhân. Vi dụ: Anh, Mỹ, …

– Dựa vào nơi phân tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh,. Ví dụ: Ai Cập, Siria, …

Ở Việt Nam, theo quy định tại khoản 1, Điều 765 Bộ luật Dân sự năm 2005, quốc tịch của pháp nhân được xác định là nơi thành lập.

2. Quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nước ngoài

Đặc điểm quy chế pháp lý dân sự của pháp nhân nươc ngoài.

Khi hoạt động ở nước ngòa chịu sự điều chỉnh của pháp luật hai nước – mang tính song trùng pháp luật: pháp luật của nước pháp nhân mang quốc tịch và pháp luật của nươc sở tại nơi pháp nhân tiến hành các hoạt dộng sản xuất và kiinh doanh.

Việc cho pháp nhân nước ngoài vào hoạt động hay không, cho phép vào để tiến hành hoạt động gì, trong lĩnh vực nào, cho pháp nhân đó đucợ hưởng thêm những quyền gì, có nghĩa vụ gì là quyền của nước sở tại. Những vấn đề này được quyết định trong văn bản pháp luật quốc gia và những điều ước quốc tế mà quốc gia tham gia ký kết.

Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài được xây dựng trên cở sở đãi ngộ quốc dân, chế độ tối huệ quốc và chê độ đãi ngộ đặc biệt, việc áp dụng chê độ nào trong từng lĩnh vực cụ thể tùy theo pháp luật của nước sở tại và tùy theo điều ước quốc tế mà nước đó tham gia.

Quy chế pháp lý của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam: xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế và Việt Nam tham gia. Theo khoản 1 Điều 765 Bộ luật Dân sự năm 2005, năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo nước nơi pháp nhân đó thành lập trừ trương hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác.

Theo kết luận thì trường hợp pháp nhân xác lập thực hiện các giao dịch dân sự tại việt Nam thì năng lực dân sự của pháp nhân nước ngoài được xác định theo pháp luật của Việt Nam.

Hình thức hoạt động của pháp nhân nước ngoài ở Việt Nam:

– Đầu tư nước ngoài ở Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các biện pháp bảo đảm đầu tư, các biện pháp khuyến khích đầu tư, ngoài ra, các quyết định về thuế, tài chính, …

– Quy định về đặt chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam được quy định bởi luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành.

– Pháp nhân nước ngoài hoạt động tại Việ Nam dưới hình thức thương mại và dịch vụ. Ví dụ: bảo hiểm, ngân hàng, …

3. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của tư pháp quốc tế.

Xuất phát từ đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự có nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, quốc gia là chủ thể không tham gia thường xuyên vào những quan hệ đó trong đó còn có một số quan hệ mà quốc gia không thể tham gia.

xuất phát từ yếu tố chủ quyền quốc gia và bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, khi tham gia vào các mối quan hệ của tư pháp quốc tế quốc gia không thể đứng ngang hàng giữa cá nhân và pháp nhân mà quóc gia phải được hưởng quyền miên trừ tư pháp:

– Quyền miễn trừ xét xử: Theo quyền này, nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền xét xử quốc gia ở nước ngoài.

– Quyền miễn trừ về tài sản của quốc gia ở nước ngoài: Theo quyền này, nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền bắt giữ tài sản của quốc gia để đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện hoặc để đảm bảo cho việc thi hành án sau nay.

– Quyền miễn trừ thi hành án: Theo quyền này, nếu như không có sự đồng ý của quốc gia thì không có cơ quan tổ chức nào có quyền ép buộc quốc gia phải thi hành bản án bất lợi cho mình.

Các quyền miễn trừ trên đây cả quốc gia có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ này không đồng nghĩa với việc quốc gia từ bỏ từ bỏ cả những quyền miễn trừ khác.

Việc quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ cả mình phả được ghi nhận một cách rõ ràng trong hợp đồng mà quốc gia quốc gia đại diện tham gia ký kết, trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế, trong điều ước quốc tế.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật hình sự trực tuyến qua tổng đài 24/7, chi tiết xin lên hệ số: hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luậtCông ty luật MInh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *