Một số vấn đề pháp lý trong hoạt động của doanh nghiệp

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về một số vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp hiện hành.

Quy định về thành lập cơ sở y tế doanh nghiệp ?

Thưa luật sư, Doanh nghiệp chúng tôi có trên 1000 lao động làm việc thường xuyên nên theo yêu cầu sẽ cần thành lập cơ sở y tế theo “hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”. Vậy xin cho tôi hỏi những quy định, điều kiện đối với việc thành lập cơ sở y tế này là gì? Xin cảm ơn!

-Hùng Trinh

Trả lời:

Theo quy định tại điểm d khoản 1 điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về việc tổ chức bộ phận y tế:

“1. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực, ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản, khai khoáng, sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày, sản xuất than cốc, sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic, tái chế phế liệu, vệ sinh môi trường, sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất vật liệu xây dựng, người sử dụng lao động phải tổ chức bộ phận y tế tại cơ sở bảo đảm các yêu cầu tối thiểu sau đây:

……….

d) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 1.000 lao động trở lên phải thành lập cơ sở y tế theo hình thức tổ chức phù hợp quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh”.

Như vậy chỉ có một số cơ sở sản xuất, kinh doanh những ngành nghề, lĩnh vực nhất định mới phải thành lập cơ sở y tế khi có từ 1000 lao động trở lên.

Điều 42 quy định về 2 điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

“1. Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

2. Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp”

Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thì phải xin 2 loại giấy phép là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy phép hoạt động của cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Y tế cấp hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

Về điều kiện để được cấp giấy phép điều 43 Luật khám, chữa bệnh năm 2009 quy định:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

2. Trường hợp đăng ký thành lập phóng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề”

 

>&gt Xem thêm: 

Chủ thể giao kết hợp đồng thương mại ?

Doanh nghiệp tư nhân là chủ thể giao kết hợp đồng thương mại là đúng hay sai?

-Uyên Phương

Trả lời:

Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân nên không thể là chủ thể giao kết hợp đồng thương mại.

Những quy định của đã chứng minh điều đó:

Thứ nhất khoản 1, điều 183, Luật Doanh nghiệp quy định chủ DNTN “tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp” trong khi đó một trong các tiêu chí để một tổ chức được công nhận là pháp nhân theo điều 74, Bộ luật Dân sự là tổ chức đó “tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình”.

Thêm vào đó, Luật Doanh nghiệp chỉ nói đến tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của DNTN hay vốn đầu tư của chủ DNTN chứ không hề đề cập tới việc DNTN có tài sản thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của mình. Điều này có vẻ không giúp DNTN thỏa mãn được tiêu chí “có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác” nêu tại điều 74, Bộ luật Dân sự.

Thứ hai,  khoản 3, điều 185, Luật Doanh nghiệp chỉ rõ chủ DNTN (chứ không phải chính DNTN) là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước trọng tài hoặc tòa án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Thứ ba, nếu như Luật Doanh nghiệp nêu rõ công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì các điều về DNTN của văn bản này lại không có một quy định tương tự như vậy.

Như vậy nói doanh nghiệp tư nhân là chủ thể giao kết hợp đồng thương mại là sai.

>&gt Xem thêm: 

Tư vấn đăng kí giám đốc cho doanh nghiệp tư nhân ?

Chào luật sư, Tôi có thắc mắc về việc đăng kí giám đốc cho doanh nghiệp tư nhân. Bên trang web của bạn cũng đã có trả lời về cấu hỏi này nhưng lại không trả lời phần mấu chốt nhất là thủ tục như thế nào. (link: https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-doanh-nghiep/doanh-nghiep-tu-nhan-co-duoc-thue-giam-doc-.aspx ). Mong luật sư tư vấn cho tôi về phần thủ tục này gồm những giấy tờ gì và làm tại cơ quan có thẩm quyền nào. Những vấn đề về định nghĩa doanh nghiệp tư nhân hoặc tra cứu điều luật tôi đã nghiên cứu rõ. Xin cám ơn!

-Duy Ta

Trả lời:

Trong trường hợp bạn muốn thuê một giám đốc để thay bạn quản lý, điều hành doanh nghiệp. Bạn phải thực hiện thủ tục thay đổi thông tin người quản lý doanh nghiệp.

Bạn gửi Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi DNTN có trụ sở chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi.

Hồ sơ cần chuẩn bị

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp – Thay đổi thông tin người quản lý DNTN (Phụ lục II-1,)

Cách thức nộp hồ sơ

  • DNTN hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp nộp Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 
  • Khi nhận Thông báo, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và bổ sung, thay đổi thông tin của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
  • Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

>&gt Xem thêm: 

Nhờ tư vấn việc góp vốn từ cty nước ngoài vào doanh nghiệp việt nam ?

Chào cty Xin giấy phép tôi tên là Phước, tôi có một câu hỏi như sau xin nhờ Xin giấy phép tư vấn giúp. Cty tôi là cty TNHH, mã ngành là sản xuất phần mền, hiện tại cty tôi sản xuất và gia công phần mền. Sắp tới có một công ty nước ngoài, hiện là đối tác của công ty tôi. Họ muốn cổ phần vào cty tôi, chuyển cty sang cty cổ phần và muốn sở hữu 51% cổ phần cty. Xin Xin giấy phép cho tôi hỏi. 1. cty nước ngoài muốn sở hữu 51% cổ phần có dc ko? 2. nếu cty nước ngoài sở hữu 51% cổ phần thì người đại diện pháp luật là người VN có dc ko? 3. tôi nghĩ một giải pháp là thành lập cty cổ phần mới thay vì chuyển đổi cty tôi sang cty cổ phần, tôi làm như vậy có tốt hơn ko? Regards, Phuoc

-Phuoc Luu

Trả lời:

– Công ty của bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn sau khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần theo đúng thủ tục quy định thì hoàn toàn có quyền nhận vốn góp của công ty nước ngoài thông qua hoạt động mua bán, chuyển nhượng cổ phần.

– Điều 26 Luật đầu tư 2014 quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên của tổ chức kinh tế thì phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

– Công ty cổ phần có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài có người đại diện theo pháp luật là người Việt Nam hoàn toàn không trái quy định pháp luật.

Như vậy, nếu bạn chọn phương án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty cổ phần sau đó nhận vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài thì phải thực hiện hai thủ tục là: Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp và thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp.

– Nếu bạn thành lập công ty cổ phần có cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài thì trong hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Tức là công ty nước ngoài muốn góp vốn để thành lập doanh nghiệp với bạn
 thì công ty này phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Do đó, nếu công ty nước ngoài muốn đầu tư vào công ty bạn thì bạn nên chọn phương án chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần sau đó nhận vốn góp của cổ đông này. Như vậy, sẽ bớt được thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư so với phương án thành lập công ty mới.

>&gt Xem thêm: 

Sản xuất và kinh doang mỹ phẩm handmade ?

Kính gửi Xin giấy phép em đang có ý định tự mở xưởng sản xuất và kinh doanh mỹ phẩm handmade (son dưỡng, dầu dừa,…) và đã đang tiến hành đăng ký doanh nghiệp rồi ạ. tuy nhiên, e có 1 số thắc mắc về việc kinh doanh sản phẩm này: – em có cần xin giấy chứng nhận gì về chất lượng ko ( có bắt buộc không?), và để xin thì cần chuẩn bị hồ sơ ntn ạ? – Có bắt buộc phải có tem nhãn sản phẩm không? và trên tem nhãn cần có những nội dung gì ạ? Nếu được rất mong luật sư cho e link các văn bản pháp luật liên quan để e tham khảo ạ. Rất mong được giải đáp.

-Trần Thanh Thảo

Trả lời:

Theo khoản 1 điều 3  quy định về quản lý mỹ phẩm:

Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Như vậy, về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Việc xin giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là không bắt buộc.

Điều 16 thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về nhãn mỹ phẩm:

“1. Nhãn mỹ phẩm phải được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.

2. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ các nội dung bắt buộc”

Như vậy, bạn bắt buộc phải dán nhãn trên mỹ phẩm. Về nội dung nhãn hàng hóa thì điều 18 quy định:

“1. Nhãn sản phẩm mỹ phẩm phải phù hợp với yêu cầu ghi nhãn mỹ phẩm của ASEAN.Những thông tin sau phải được thể hiện trên nhãn sản phẩm:

a) Tên của sản phẩm và chức năng của nó, trừ khi dạng trình bày sản phẩm đã thể hiện rõ ràng chức năng của sản phẩm;

b) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày đã thể hiện rõ ràng cách sử dụng của sản phẩm;

c) Thành phần công thức đầy đủ: Phải ghi rõ các thành phần theo danh pháp quốc tế quy định trong các ấn phẩm mới nhất nêu tại điểm c khoản 1 Điều 5 của Thông tư này (không phải ghi tỷ lệ phần trăm của các thành phần);

d) Tên nước sản xuất;

đ) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (ghi đầy đủ bằng tiếng Việt theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư);

e) Định lượng thể hiện bằng khối lượng tịnh hoặc thể tích, theo hệ mét hoặc cả hệ mét và hệ đo lường Anh;

g) Số lô sản xuất;

h) Ngày sản xuất hoặc hạn dùng phải được thể hiện một cách rõ ràng (ví dụ: ngày/tháng/năm). Cách ghi ngày phải thể hiện rõ ràng gồm tháng, năm hoặc ngày, tháng, năm theo đúng thứ tự. Có thể dùng từ “ngày hết hạn” hoặc “sử dụng tốt nhất trước ngày”, nếu cần thiết có thể bổ sung thêm điều kiện chỉ định cần tuân thủ để đảm bảo sự ổn định của sản phẩm.

Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn;

i) Lưu ý về an toàn khi sử dụng, đặc biệt theo những lưu ý nằm trong cột “Điều kiện sử dụng và những cảnh báo bắt buộc phải in trên nhãn sản phẩm” được đề cập trong các phụ lục của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN, những thận trọng này bắt buộc phải thể hiện trên nhãn sản phẩm.

2. Trong trường hợp kích thước, dạng hoặc chất liệu bao gói không thể in được đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 1 Điều này trên nhãn gốc, những nội dung bắt buộc này phải được ghi trên nhãn phụ đính kèm theo sản phẩm mỹ phẩm và trên nhãn mỹ phẩm phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Các thông tin sau đây bắt buộc phải được ghi trên nhãn gốc của bao bì trực tiếp của sản phẩm:

a) Tên sản phẩm;

b) Số lô sản xuất”

Để tìm hiểu thêm những quy định khác về hoạt động kinh doanh mỹ phẩm, bạn có thể đọc thêm thông tư thông tư 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm.

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực doanh nghiệp Hãy gọi ngay: (nhấn máy lẻ phím 7) Để được

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *