Một số nội dung mới nhất của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản ?

Khi nào thì cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu trưng dụng tài sản của công dân, việc mượn hoặc trưng dụng tài sản để đuổi bắt tội phạm gây thiệt hại thì ai phải bồi thường ? và một số vấn đề pháp lý liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp:

Mục lục bài viết

1. Một số nội dung cơ bản của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản

Theo Luật, trưng mua tài sản là việc Nhà nước mua tài sản của tổ chức (không bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân), cá nhân, hộ gia đình thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia.

Người có tài sản mua trưng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản thuộc đối tượng trưng mua. Quyền sở hữu tài sản trưng mua thuộc về Nhà nước kể từ thời điểm quyết định trưng mua tài sản có hiệu lực thi hành.Ngày 03/6/2008, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật trưng mua, trưng dụng tài sản. Với 4 Chương và 42 Điều, Luật này quy định những nội dung cơ bản về trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc trưng mua, trưng dụng tài sản; quyền và nghĩa vụ của người có tài sản trưng mua, trưng dụng; quyền và nghĩa vụ của người khác có liên quan đến việc trưng mua, trưng dụng tài sản.

Trưng dụng tài sản là việc Nhà nước sử dụng có thời hạn tài sản của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thông qua quyết định hành chính trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia. Người có tài sản trưng dụng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền sở hữu tài sản hoặc quyền sử dụng tài sản thuộc đối tượng trưng dụng. Quyền sở hữu tài sản trưng dụng vẫn thuộc về người có tài sản trưng dụng; quyền quản lý, sử dụng tài sản trưng dụng trong thời gian trưng dụng thuộc về Nhà nước.

>>

Chính sách của Nhà nước đối với người có tài sản trưng mua, trưng dụng

Người có tài sản trưng mua được thanh toán tiền trưng mua tài sản; người có tài sản trưng dụng bị thiệt hại về tài sản do việc trưng dụng gây ra thì được bồi thường thiệt hại theo giá thị trường.

Khi nào thực hiện việc trưng mua, trưng dụng tài sản?

Điều 4, Điều 5 của Luật đã quy định:

“Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia và khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp: Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp; khi có nguy cơ bị đe doạ theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia; khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm hoạ do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khoẻ và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.”

Những tài sản thuộc đối tượng trưng mua, trưng dụng

Cả trưng mua, trưng dụng đều có đối tượng là nhà, đất và tài sản khác gắn liền với đất; máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc và phương tiện kỹ thuật khác. Nhưng nhà, đất và tài sản gắn liền với đất chỉ là đối tượng của trưng mua khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, đối tượng của trưng mua tài sản còn bao gồm thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm, công cụ, dụng cụ và vật tư, vật dụng thiết yếu khác.

Thẩm quyền quyết định trưng mua, trưng dụng tài sản

Thủ tướng Chính phủ quyết định trưng mua tài sản là nhà và những . Những tài sản là đối tượng trưng mua, trưng dụng còn lại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng các Bộ: Tài chính, Bộ Quốc phòng, Công an, Bộ Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Bộ Công Thương và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Ngoài những nội dung cơ bản trên đây, Luật cũng quy định về giá trưng mua tài sản; cưỡng chế thi hành quyết định trưng mua, trưng dụng; kinh phí thực hiện trưng mua tài sản; kinh phí thực hiện bồi thường thiệt hại do trưng dụng tài sản gây ra; thời hạn trưng dụng và thời điểm hoàn trả tài sản trưng dụng.

Công ty luật Minh Khuê (biên tập)

2. Đền bù khi cho công an mượn tài sản để truy đuổi tội phạm ?

Thưa luật sư, Trong một lần vây bắt tội phạm ma tuý tại địa bàn xã X, huyện C tỉnh SL, lực lượng Công an trong khi làm nhiệm vụ có mượn của tôi một chiếc xe moto hiệu Dream để làm phương tiện truy đuổi, do đường dốc và chạy với tốc độ lớn nên chiếc xe moto đã bị hư hỏng nặng không có khả năng sửa chữa phục hồi được nữa.

Xin hỏi trong trường hợp này tôi có được đền bù không? Ai sẽ là người có trách nhiệm giải quyết việc đền bù thiệt hại cho tôi?

Cảm ơn Xin giấy phép!

Cho mượn phương tiện để truy đuổi tội phạm bị hư hỏng, tôi có được đền bù không?

gọi:

Trả lời:

Theo quy định của pháp luật thì cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức do tham gia phòng, chống ma tuý mà bị thiệt hại về tài sản thì được nhà nước đền bù. Việc bạn cho lực lượng Công an mượn xe moto để truy bắt tội phạm ma tuý là hành động đáng khen ngợi, góp phần tích cực vào việc triệt phá tệ nạn ma tuý. Vì vậy, khi chiếc moto của bạn bị hư hỏng nặng sẽ được nhà nước đền bù một cách thoả đáng.

Điều 5 của Nghị định số 103/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định:

“1. Thiệt hại được đền bù bao gồm tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc bị hư hỏng do tham gia phòng, chống ma tuý và các để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

2. Giá trị tài sản bị thiệt hại được xác định theo giá thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị thiệt hại, kể cả tính khấu hao tài sản.

3. Nếu tài sản bị thiệt hại có khả năng phục hồi nguyên trạng thì được phục hồi nguyên trạng. Nếu tài sản bị mất hoặc không phục hồi được nguyên trạng thì được đền bù.”

>> Các văn bản liên quan: Nghị định 103/2002/NĐ-CP Quy định chế độ đền bù và trợ cấp đối với cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma tuý bị thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản.

Trân trọng!

3. Quyền hạn trưng dụng tài sản của Cảnh sát giao thông ?

Thưa luật sư! Em xin phép có mấy câu hỏi về Luật giao thông đường bộ như sau ạ:

1. Em có đọc Thông tư 01/2016/ TT-BCA Điều 5 khoản 6 có ghi về quyền hạn trưng dụng, nhưng cuối cùng trong các điều khoản này luôn có câu “theo quy định của pháp luật” vậy cụ thể ở đây là những quy định nào?

2. Trong trường hợp em bị Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe, khi CSGT báo lỗi em có quyền chứng minh em không vi phạm lỗi đó không? Có quyền yêu cầu CSGT chứng minh lỗi vi phạm của em không? Và nếu có thì những quyền đó em có thể tham khảo cụ thể ở điều nào? Thông tư hay Nghị định hay Luật nào ạ?

Em xin chân thành cảm ơn ạ!

>>

Trả lời:

1) Em có đọc Điều 5 khoản 6 có ghi về quyền hạn trưng dụng, nhưng cuối cùng trong các điều khoản này luôn có câu “theo quy định của pháp luật” vậy cụ thể ở đây là những quy định nào?

Theo quy định tại khoản 6, điều 5 của Thông tư 01/2016/TT-BCA có quy định về quyền hạn cảnh sát giao thông như sau:

“Điều 5. Quyền hạn

6. Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó theo quy định của pháp luật.”

Trong khoản trên có quy định là ” theo quy định của pháp luật” ,tức theo quy định của pháp luật về trưng dụng tài sản cụ thể là Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 cùng với các văn bản hướng dẫn. Trong đó theo quy định tại điều 5 của Luật trưng mua, trưng dụng tài sản 2008 có quy định về điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản và khoản 15, điều 15 của Luật công an nhân dân 2014 có quy định quyền hạn trưng dụng tài sản của công an nhân dân như sau:

“Điều 5. Điều kiện trưng mua, trưng dụng tài sản

Việc trưng mua, trưng dụng tài sản chỉ được thực hiện khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng tài sản mà các biện pháp huy động khác không thực hiện được, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Khi đất nước trong tình trạng chiến tranh hoặc trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về tình trạng khẩn cấp;

2. Khi an ninh quốc gia có nguy cơ bị đe dọa theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia;

3. Khi mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia có khả năng bị xâm phạm hoặc cần được tăng cường bảo vệ theo quy định của pháp luật về quốc phòng và pháp luật về an ninh quốc gia;

4. Khi phải đối phó với nguy cơ hoặc để khắc phục thảm họa do thiên tai, dịch bệnh gây ra trên diện rộng hoặc nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe và tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.”

“Điều 15. Nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân

15. Quyết định hoặc kiến nghị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây nguy hại hoặc đe dọa gây nguy hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, đồ vật khi có căn cứ xác định liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật. động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra.”

Theo quy định này thì Cảnh sát giao thông chỉ được trưng dụng phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển khi liên quan đến an ninh quốc gia và trình tự, thủ tục của việc trưng dụng cũng sẽ phải tuân theo các quy định của .

2) Trong trường hợp em bị Cảnh sát giao thông (CSGT) yêu cầu dừng xe, khi CSGT báo lỗi em có quyền chứng minh em không vi phạm lỗi đó không? Có quyền yêu cầu CSGT chứng minh lỗi vi phạm của em không? Và nếu có thì những quyền đó em có thể tham khảo cụ thể ở điều nào? Thông tư hay Nghị định hay Luật nào ạ?

Căn cứ vào quy định tại khoản 1, điều 2 của có định nghĩa về như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị .

Từ quy định này thấy được rằng yếu tố lỗi là một yếu tố quan trọng để được coi là vi phạm hành chính và cơ quan có thẩm quyền mới được xử phạt vi phạm hành chính. Như vậy, nếu trong trường hợp bạn tham gia giao thông, không vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ mà cảnh sát giao thông báo lỗi bạn thì bạn có quyền chứng minh bạn không vi phạm lỗi và khi cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn trong lĩnh vực giao thông thì buộc Cảnh sát giao thông phải chứng minh lỗi của bạn thì mới được xử phạt vi phạm hành chính đối với bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *