Mẹ chồng không nộp tiền để lấy sổ đỏ, con dâu không được kết nạp đảng viên ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư, tôi xin hỏi: Vợ tôi làm đầy đủ thủ tục để xin kết nạp đảng viên, từ đi học cảm tình đến khi làm hồ sơ tất cả đều ổn. Nhưng khi gửi hồ sơ lên đảng bộ để xét duyệt thì nhận được trả lời là: “nhà chưa đóng tiền đấy để lấy sổ đỏ lên không được kết nạp”.

Trong khi đó đất đó là của mẹ tôi, vợ chồng tôi chỉ ở nhờ trên mảnh đất đó. Hộ khẩu thì cũng tách rồi. Mong xin giấy phép tư vấn giúp.

>>

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến Công ty Xin giấy phép. Vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn

Căn cứ hướng dẫn 01-HD/TW :

“3 – Thủ tục xem xét (kể cả kết nạp lại)

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

– Người vào Đảng.

– Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).
c, Nội dung thẩm tra lý lịch:
+ Đối với người vào Đảng:
Phải làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước; phẩm chất chính trị, lối sống.
+ Đối với cha mẹ đẻ hoặc người nuôi dưỡng từ nhỏ, vợ hoặc chồng: làm rõ lịch sử chính trị; chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước ở quê quán , nơi đang làm việc, nơi đang cư trú, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.
+ Đối với anh chị em ruột, cha, mẹ vợ, hoặc cha, mẹ chồng: làm rõ vấn đề lịch sử chính trị ở quê quán, nơi đang ở, nơi đang làm việc, do cấp uỷ cơ sở xác nhận.

Những người trên là đảng viên thì đến cấp uỷ cơ sở nơi đang sinh hoạt để xác nhận, nếu không phải là đảng viên thì đến nơi đang làm việc hoặc nơi ở để lấy chứng nhận vào lý lịch, nếu đã rõ thì không phải về những nơi nêu trên để thẩm tra.

Trường hợp đến các cấp uỷ cơ sở nêu trên để xác minh, nhưng có nội dung chưa rõ thì đến ban tổ chức của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của cấp uỷ cơ sở để thẩm tra thêm.

+ Nếu những người thân (ông, bà nội, ông, bà ngoại, chú, bác, cô, dì, cậu ruột…) có nghi vấn đề lịch sử chính trị phức tạp thì phải xác minh rõ từng trường hợp.

+ Trường hợp người vào Đảng và những người thân nêu trên đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn…) từ đời ông, bà nội đến nay; lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra trước khi ghi ý kiến nhận xét, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần có bản thẩm tra riêng.

d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

– Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng :

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

+ Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch :

+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

+ Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra : Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục “Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng…” ở phần cuối bản “Lý lịch của người xin vào Đảng”. Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

Như vậy căn cứ các quy định nêu trên thì đối tượng là người thân cần phải thẩm tra lí lịch bao gồm cha mẹ vợ (chồng ) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân và vợ/ chồng, con đẻ của người vào đảng. Theo đó việc cơ quan địa phương trả lời rằng do mẹ chồng chưa đóng tiền đất – chưa chấp hành đúng các quy định của Pháp luật nên vợ bạn chưa thỏa mãn điều kiện để được kết nạp Đảng là đúng với quy định của điều lệ Đảng. Việc xác minh lý lịch không dựa vào hộ khẩu mà dựa vào mói quan hệ nhân thân của người được xét kết nạp.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng!

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *