Mẫu Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu số: 01-SĐĐ)

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Sở hữu công nghiệp là gì ? Quy định về sử dụng sở hữu công nghiệp và các vấn đề pháp lý khác liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp sẽ được Luật Minh Khêu tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp

xin giới thiệu mẫu Tờ khai yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp (Mẫu số: 01-SĐĐ) ban hành kèm theo Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 2 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ). Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ.

TỜ KHAI

SỬA ĐỔI ĐƠN ĐĂNG KÝ

ĐỐI TƯỢNG SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: Cục Sở hữu trí tuệ

386 Nguyễn Trãi, Hà Nội

Chủ đơn dưới đây yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ sửa đổi đơn đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp

DẤU NHẬN ĐƠN

(Dành cho cán bộ nhận đơn)

CHỦ ĐƠN

(Tổ chức, cá nhân yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký đối tượng SHCN)

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN

— là người đại diện theo pháp luật của chủ đơn

— là tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được uỷ quyền của chủ đơn

— là người khác được uỷ quyền của chủ đơn

Tên đầy đủ:

Địa chỉ:

Điện thoại: Fax: E-mail:

ĐƠN YÊU CẦU SỬA ĐỔI

— Đơn đăng ký sáng chế

— Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

— Đơn đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn

— Đơn đăng ký nhãn hiệu

— Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý

Số đơn:

NỘI DUNG YÊU CẦU SỬA ĐỔI

— Tên chủ đơn

— Địa chỉ của chủ đơn

— Nội dung khác:

Đề nghị sửa lại thành:

CHỦ ĐƠN/ĐẠI DIỆN CỦA CHỦ ĐƠN KÝ TÊN

Chú thích: Trong trang này và các trang sau, chủ đơn/đại diện của chủ đơn đánh dấu “x” vào ô vuông — nếu các thông tin ghi sau các ô vuông là phù hợp.

2. Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

1. Sử dụng sáng chế là việc thực hiện các hành vi sau đây: a) Sản xuất sản phẩm được bảo hộ;

b) Áp dụng quy trình được bảo hộ;

c) Khai thác công dụng của sản phẩm được bảo hộ hoặc sản phẩm được sản xuất theo quy trình được bảo hộ;

d) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm c khoản này;

đ) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm c khoản này.

2. Sử dụng kiểu dáng công nghiệp là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sản xuất sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ;

b) Lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông sản phẩm quy định tại điểm a khoản này;

c) Nhập khẩu sản phẩm quy định tại điểm a khoản này.

>>

3. Sử dụng thiết kế bố trí là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép thiết kế bố trí; sản xuất mạch tích hợp bán dẫn theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

b) Bán, cho thuê, quảng cáo, chào hàng hoặc tàng trữ các bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ;

c) Nhập khẩu bản sao thiết kế bố trí, mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí hoặc hàng hoá chứa mạch tích hợp bán dẫn sản xuất theo thiết kế bố trí được bảo hộ.

4. Sử dụng bí mật kinh doanh là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;

b) Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.

5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hoá mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

6. Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.

7. Sử dụng chỉ dẫn địa lý là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hoá có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

3. Quyền sở hữu công nghiệp là gì ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Thế nào là quyền sở hữu công nghiệp ? Cảm ơn!

Trả lời:

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Quyền của chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm:

– Sử dụng, cho phép người khác sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Ngăn cấm người khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

– Định đoạt đối tượng sở hữu công nghiệp (Điều 4.4 Luật SHTT).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Nghĩa vụ khi có dấu hiệu vi phạm về sở hữu công nghiệp ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm về sở hữu công nghiệp có quyền và nghĩa vụ gì?

Trả lời :

Tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm về sở hữu công nghiệp có các quyền:

Giải trình những vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp thuộc nội dung thanh tra. Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước và không liên quan đến nội dung thanh tra. Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra về các quyết định, hành vi của Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, các thành viên khác của đoàn trong quá trình thanh tra khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật. Khiếu nại với Thủ trưởng cơ quan thanh tra, thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về kết luận, quyết định xử lý về thanh tra khi có căn cứ cho rằng kết luận, quyết định đó trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó.

Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Cá nhân là đối tượng thanh tra về sở hữu công nghiệp có quyền tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và các thanh viên khác của Đoàn Thanh tra về sở hữu công nghiệp (Điều 53 Luật Thanh tra)

Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra về sở hữu công nghiệp là chấp hành quyết định thanh tra; cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra, quyết định xử lý của cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, Thanh tra viên, Kiểm soát viên, Cảnh sát và cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Điều 54 Luật Thanh tra).

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *