Mâu thuẫn về bồi thường khi gây tai nạn giao thông phải xử lý như thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Một trong những mâu thuẫn thường xuyên xảy ra khi bị tai nạn giao thông là vấn đề xác định số tiền bồi thường thiệt hại đối với vụ tai nạn như thiệt hại về tài sản, sức khỏe, người chăm sóc, viện phí….

Mục lục bài viết

1. Mâu thuẫn về bồi thường khi gây tai nạn giao thông phải xử lý như thế nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vào ngày 22/11/2017. Chị L lái xe chở tôi (chủ sở hữu xe) ngồi sau. L gây tai nạn, cảnh sát giao thông xử là L chạy sai và phải bồi thường bên kia 200.000 đồng (tiền bồi thường đó là tiền của tôi.) Xe của tôi bị hư hỏng nặng.

Đến nay, khi xe tôi sửa xong, L không chịu chia tiền sửa xe với tôi, đến khi tôi hỏi thì L nói là chia mỗi người một nửa nếu tôi không chịu thì L không đưa luôn. Vậy luật sư cho tôi hỏi là: L có phải trả lại tiền tôi đã bồi thường hay không? Và có phải đưa tiền tôi sửa xe hay không? Nếu có thì L phải đưa bao nhiêu tiền ?

Xin cảm ơn.

Mâu thuẫn về bồi thường khi gây tai nạn giao thông phải xử lý như thế nào ?

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho bộ phân giao thông. Với nội dung câu hỏi này, chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra câu trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 601 hướng dẫn về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì:

“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Chúng tôi đặt ra giả thiết rằng chiếc xe mà bạn đang nhắc đến là phương tiện giao thông vận tải cơ giới như xe máy, mô tô…thì đây là nguồn nguy hiểm cao độ, nếu bạn là chủ chiếc xe đó mà đã giao xe cho L chiếm hữu, sử dụng thì trong trường hợp này L phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra. L phải bồi thường cho bên thứ ba và phải bồi thường chi phí sửa xe cho bạn là chủ sở hữu chiếc xe đó ngay cả khi không có lỗi trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết.

Bạn có thể căn cứ vào quy định tại Điều 589 để yêu cầu L bồi thường thiệt hại về tài sản của bạn như sau:

Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

>> Xem ngay:

2. Đi xe từ nhà đến công ty bị tai nạn giao thông thì phải làm gì để hưởng chế độ ?

Chào , Em em mong hướng dẫn cho em thủ tục kiến nghị với cơ quan nhà nước đối với công ty em đang làm việc ạ. Sự việc là em đi làm trên quãng đường từ nhà đến công ty, em có bị tai nạn giao thông, em nghỉ làm hơn 4 tháng và khi đi làm em đã nộp đầy đủ hồ sơ như yêu cầu của công ty, và sau đó nhận được trả lời từ phía công ty là không giải quyết do gia đình em không thông báo cho công ty khi em bị tai nạn. Trong khi đó ngay hôm em bị tai nạn gia đình em đã báo cho phó phòng và ngày hôm sau phó phòng em đang làm việc cùng chú bên hành chính nhân sự đã ra bệnh viện thăm em. Vậy bây giờ em phải làm gì để công ty phải thanh toán cho em ạ. (chi phí chữa trị của em hơn 60 triệu đồng ạ).

Rất mong phản hồi từ anh chị. Em cảm ơn.

– Tuấn Anh Phan

>> Xem ngay:

3. Bị (đã bồi thường 100 triệu) và có tại sao vẫn khởi tố ?

Chào luật sư, vào tháng 9 em chạy xe tải gây tại nạn trong vòng xuyến. Sau đó không lâu em đã đc trả xe và mọi giấy tờ. Em đã bồi thường cho gia đình người chết 100. 000. 000. Đã có . Kế từ đó em đã đi làm bình thường. Nhưng đên đầu năm 2018 em lại đc mời lên ký quyết định truy tố. Vậy cho em hỏi thời gian dài vậy cơ quan công an mới truy tố đúng hay sai?

Trân trọng cảm ơn.

– Tuyphan

>> Xem ngay:

4. Gây tai nạn giao thông chết người mức bồi thường như thế nào ?

Kính thưa luật sư, Tôi có một trường hợp này xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi có đứa em gái bị tai nạn và đã mất, cụ thể là buổi chiều hôm đó nó đang chạy xe trên trường với tốc độ khoản 20 -30 km/giờ, có 1 người bạn đi chung với nó ở phía sau chạy tới và móc vào biển số xe của nó, làm nó ngã đập đầu xuống lộ đồng thời bánh xe trước của bạn nó cáng qua người nó, dẫn đến dập não và phổi (kết quả khám nghiệm tử thi của pháp y). Sau đó nó mất, phía bên bạn nó có ra đưa cho gia đình tôi số tiền là 20.000.000đ sau khi đám xong 1 tuần bên kia mới ra đưa tiền, sau khi đưa tiền thì phía bên kia có yêu cầu gia đình tôi bãi nại cho nó, nhưng gia đình tôi không đồng ý. Từ ngày nó mất là 05/11/2018 nhưng đến nay phía Công an vẫn chưa xử lý hồ sơ của em tôi và phía bên người đụng em tôi thì vẫn ung dung đi làm bình thường và không nói gì đến việc bồi thường thêm nữa, còn về phía công an thì cũng không nói gì đến việc sẽ xử lý ra sau, và có xử lý hay không, gia đình tôi có đi hỏi nhiều lần nhưng vẫn chỉ nhận được câu trả lời là chờ đi, đang điều tra.

Vậy cho tôi hỏi nếu phải bồi thường thì bên kia phải bồi thường cho em tôi là bao nhiêu tiền và bên kia có phải ngồi tù không, nếu công an cấp huyện họ không xử lý hồ sơ ( gìơ hồ sơ đang do huyện giữ) thì bước tiếp theo gia đình tôi phải làm gì (chẳng hạn như kiện lên cấp cao hơn, hay đưa đơn kiện ở đâu ạ) ?

Xin cám ơn và mong sớm nhận được hồi âm.

Gây tai nạn giao thông chết người mức bồi thường như thế nào ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 260 017:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.”

Theo đó, Điều 591 quy định về thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Trong quá trình xem xét vụ việc cơ quan công an cần điều tra, xác minh để có đủ căn cứ đưa vụ án ra, thời hạn để xử lý vụ tai nạn giao thông xảy ra chết người nêu trên tối đa là 2 tháng. Nếu có dấu hiệu hình sự thì phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra. Nếu không có dấu hiệu hình sự thì ra quyết định không khởi tố vụ án. Thời hạn điều tra vụ án hình sự: không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Số tiền bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận, nếu không giải quyết được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.

>> Xem ngay:

5. Tư vấn xử lý trường hợp tai nạn giao thông và vấn đề bồi thường thiệt hại theo luật ?

Thưa luật Minh Khuê, Xin hỏi: Vào lúc 19h ngày 27.3.2018 trên đường đi làm về tôi va chạm với 1 người đi bộ. Địa điểm vi phạm là cua trái tay theo hướng tôi di chuyển. Người đi bộ được xác định là xuống xe bus không chú ý quan sát va chạm vào phía bên trái xe của tôi. Hiện trường tai nạn vết phanh xe của tôi cách lề đường 1m, nạn nhân cách lề đường 1,2m.

Khi va chạm chếc xe bus đi ngược chiều chiếu đèn cao làm chói mắt khiến tôi không nhìn thấy ng đi bộ. Khi hết ảnh hưởng từ đèn xe bus thì khoảng cách quá gần tôi không thể phanh xe. Khi va chạm tôi không sử dụng chất kích thích, giấy tờ, bằng lái xe có đầy đủ, xe không đổ. Theo ca giao thông xác định thì lỗi phần nhiều thuộc về người đi bộ. Vậy trong trường hợp này tôi có phải chịu trách nhiệm gì không? Sau khi va chạm tôi đã đưa người bị nạn nhập viện và hỗ trợ gia đình 6 triệu đồng.

Mong luật minh khuê giải đáp giúp. Cám ơn nhiều ạ.

Người hỏi: Hoàng Ngọc Linh

Tư vấn xử lý trường hợp tai nạn giao thông và vấn đề bồi thường thiệt hại theo luật ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau

Vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Như bạn trình bày: Trên đường đi làm về bạn có va chạm với một người đi bộ. Do người đi bộ xuống xe bus không chú ý quan sát nên va chạm vào phía bên trái xe bạn. Còn bạn đi ngược chiều chiếc xe bus nên đèn xe bus cao làm chói mắt bạn khiến bạn không nhìn thấy người đi bộ. Khi hết ảnh hưởng của xe bus thì khoảng cách quá gần bạn không thể phanh xe kịp thời nên đã va chạm vào người đi bộ. Sau khi sự việc xẩy ra thì bạn đã đưa người bị nạn đi nhập viện và hỗ trợ gia đình 6 triệu đồng. Như vậy trong vấn đề trách nhiệm của bạn được pháp luật quy định như sau:

Căn cứ theo Khoản 4.1 Điều 4 Phần 1 của hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao số 02/2003/nq-hđtp ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật hình sự thì nếu như người trong trường hợp này công an giao thông xác định bạn có vi phạm an toàn quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại cho sức khỏe đối với người đó với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

Nếu như tỷ lệ thương tật dưới 31% thì trong trường hợp này bạn sẽ có trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng theo quy định Bộ luật dân sự nếu trong trường hợp này theo điều tra của cảnh sát giao thông bạn có lỗi và có thiệt hại thực tế xẩy ra. Vấn đề bồi thường được quy định cụ thể tại Khoản 1 Mục 2 hướng dẫn áp dụng một số quy định của bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng với các khoản như sau: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị. Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì phải bồi thường cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Như vậy từ phân tích nêu trên, để xác định được trong trường hợp này bạn có trách nhiệm gì không?. Thì bạn phải căn cứ vào kết quả điều tra xác minh của cảnh sát giao thông xem bạn có lỗi không. Nếu có lỗi thì lỗi như thế nào?. Trong vấn đề xác định thiệt hại thực tế có xẩy ra, thì có mỗi quan hệ nhân quả với lỗi của bạn gây ra không. Khi đó mới căn cứ vào những quy định pháp luật trên để xác định mức bồi thường.

>> Xem ngay:

6. Tư vấn trường hợp gây tai nạn giao thông nghiêm trọng khi vượt quá quy định ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Vừa rồi người trong gia đình em có gặp tai nạn và cụ thể như sau, em xin được trình bày và hỏi 1 vài thắc mắc mong giải đáp giúp em về trường hợp gây tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Ba mẹ em khởi động xe và có bật đèn tín hiệu xin sang làn đường đúng quy định, nhưng khi đang qua thì chiếc xe máy do 2 thanh niên nhậu xỉn có nồng độ cồn vượt quá quy định tông từ sau tông tới gây ra tai nạn giao thông và làm mẹ em tổn hại sức khỏe nghiêm trọng (dập não phải, trầy xước, ảnh hưởng dây thần kinh, chưa xác định % thương tích). Trong thời điểm xảy ra tai nạn, lúc ba mẹ em đang sang đường thì bánh xe sau chưa qua khỏi vạch phân cách tầm 15cm.

Vậy cho e hỏi 1 số thắc mắc như sau:

1. Gia đình em có phải nộp phạt hành chính về việc chưa sang hết làn đường đúng quy định hay không ?

2. Bên gây tai nạn có phải bồi thường hay không và bồi thường như thế nào?

Em xin chân thành cảm ơn !

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

2.1. Về hành vi sang đường của ba mẹ bạn

Căn cứ Điều 13 quy định về sử dụng làn đường như sau:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Theo khoản 1 Điều 2 thì đối tượng bị xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở đây là:

“Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Như vậy, nếu xét trong tình huống của bố mẹ bạn thì nếu có căn cứ khi chuyển làn đường bố mẹ bạn có tín hiệu xin báo trước, đảm bảo an toàn và ở nơi được cho phép chuyển làn đường thì ở đây bố mẹ bạn không có sự vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Do đó, bố mẹ bạn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

2.2. Hành vi của hai thanh niên có thể bị truy cứu TNHS:

Khoản 8 Điều 8 có quy định về một trong các hành vi bị cấm như sau:

“8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở”.

Xét trong tình huống: việc hai thanh niên điều khiển xe máy trong tình trạng có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép của pháp luật thì đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Hành vi của 2 thanh niên này có thể bị truy cứu TNHS trong trường hợp có đủ . Cụ thể Điều 260017 quy định như sau:

“Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Như vậy, khi có căn cứ cho rằng người điều khiển xe trong tình trạng say rượu gây ra tai nạn giao thông thì đây được xem là tình tiết định khung hình phạt theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 260 nêu trên. Do đó, người điều khiển phương tiện có thể bị truy cứu TNHS theo khoản 2 Điều 260 017 với khung hình phạt từ 3 năm đến 10 năm.

2.3. Về vấn đề bồi thường

Hai thanh niên kia điều khiển xe trong tình trạng say xỉn, gây tai nạn dẫn đến thiệt hại về sức khỏe cho mẹ bạn. Hai thanh niên đã gây ra thiệt hại cho sức khỏe của người bị tai nạn nên sẽ phải bồi thường thiệt hại cho mẹ bạn. Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật. Việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự năm 2005. Cụ thể hơn, tại ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm: Tối đa không quá 30 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

Do đó, hai thanh niên kia sẽ phải bồi thường thiệt hại tùy thuộc vào mức độ thương tích của mẹ bạn và chi phí điều trị, thu nhập thực tế của mẹ bạn và người chăm sóc mẹ bạn. Ngoài ta còn bồi đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *