Mẫu sơ yếu lý lịch (Kèm theo giấy đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư)

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Phải đáp ứng những điều kiện, tiêu chuẩn nào để trở thành luật sư ? Hồ sơ và các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định pháp luật hiện nay và một số vấn đề liên quan sẽ được luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu sơ yếu lý lịch (dùng để cấp chứng chỉ hành nghề luật sư)

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề tại Bộ Tư Pháp phải có mẫu nẫu sơ yếu lý lịch ((Kèm theo Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư). Minh Khuê cung cấp mẫu này để các luật sư tham khảo:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

—————————————————–

TP-LS-02

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH

(Kèm theo Giấy đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư)

Họ và tên:……………………………………………………………………….nam/nữ……………………..…

Tên thường gọi:……………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày:…../…./………… Nơi sinh:………………………………………………………………………….

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số:……………………………….ngày……tháng……năm …………………………….

Nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:……………………………………………….Tôn giáo:…………………………………………………..

Ngày kết nạp vào Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh:…………../………../………………………

Ngày kết nạp và Đảng Cộng sản Việt Nam:……./…../………. ngày chính thức:……/……/………

Là người tập sự hành nghề luật sư của Đoàn luật sư:…………………………………………………………

Bằng cử nhân luật số:………………………………………..ngày…….tháng……….năm……………………..

Nơi cấp:…………………………………………………………………………………………………………………

Giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghề luật sư số:…………………………………………………..

ngày……….tháng………….năm……………. nơi cấp:……………………………………………………………

Được miễn đào tạo nghề luật sư (ghi rõ lý do):…………………………………………………………………

Thời gian tập sự hành nghề luật sư từ………../………/……………..đến ……/……/………………..

Nơi tập sự: …………………………………………………………………………………………………………….

Được miễn tập sự hành nghề luật sư (ghi rõ lý do):……………………………………………………………

Giấy Chứng nhận kiểm tra kết quả hết tập sự hành nghề luật sư số: ……..…..ngày ……. tháng……năm…….…..

HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH

1/ Họ tên bố:…………………………………………………………………năm sinh:……………………………

Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………………………………………

2/ Họ tên mẹ:……………………………………………………………………năm sinh:…………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………….

3/ Họ tên vợ hoặc chồng:………………………………………………….năm sinh:……………………………

Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………………….

Nơi làm việc hiện nay:……………………………………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………………………………………….

QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA BẢN THÂN

Từ ngày tháng năm đến ngày tháng năm

Làm gì

Ở đâu

Ghi rõ

KHEN THƯỞNG KỶ LUẬT

(ghi rõ hình thức khen thưởng, kỷ luật)

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Xác nhận của Đoàn luật sư hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn

Nam định, ngày…….tháng 08 năm 2012

Người khai

(ký và ghi rõ họ tên)

—————————————–

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Điều kiện, tiêu chuẩn trở thành Luật sư ?

:

Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Căn cứ Điều 10 Luật luật sư 2006 quy định tiêu chuẩn của Luật sư như sau:

Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân Luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

Một người muốn hành nghề luật sư thì phải có chứng chỉ hành nghề luật sư và phải gia nhập một Đoàn luật sư.

Trình tự, thủ tục để trở thành luật sư và hành nghề luật sư như sau:

– Người có bằng cử nhân luật đăng ký đào tạo tại một khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng trừ các trường hợp được miễn đào tạo theo Điều 13 Luật luật sư 2006 ;

– Sau khi hoàn thành khóa đào tạo và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư trong thời hạn là mười 12 tháng. Thời gian tập sự hành nghề luật sư được tính từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư.

– Sau khi hết thời hạn tập sự, luật sư hướng dẫn nhận xét và gửi kết quả tập sự đến đoàn luật sư nơi người tập sự hành nghề luật sư đăng ký tập sự.

– Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

– Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư được Hội đồng kiểm tra cấp Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư.

– Người đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư có hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư gửi Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư.

Hồ sơ gồm có:

+ Đơn đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư theo mẫu do Bộ Tư pháp ban hành;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Giấy chứng nhận sức khỏe;

+ Bản sao Bằng cử nhân luật hoặc bản sao Bằng thạc sỹ luật;

+ Bản sao Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp kèm theo bản xác nhận người đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư có đủ tiêu chuẩn luật sư theo quy định của Luật luật sư 2006 .

Như thế, trong suốt cả quá trình để trở thành luật sư, không có quá trình nào xét lý lịch trong phạm vi ba đời để xét điều kiện có thể trở thành Luật sư và hành nghề Luật sư mà chỉ xét đến lý lịch của chính bản thân người muốn trở thành luật sư.

Do vậy, bên ngoại bạn tham gia đạo Thiên chúa giáo không ảnh hưởng gì tới việc bạn có thể trở thành Luật sư hay không.

Trân trọng ./.

3. Một số ý kiến trong hoạt động hành nghề luật sư

Với sự ra đời Luật Luật sư, đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động hành nghề của các luật sư nhằm góp phần đắc lực hơn nữa trong sự nghiệp bảo vệ công lý, hội nhập và phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Luật Luật sư không chỉ nâng cao vị thế, vai trò của người luật sư trong xã hội, mà còn đưa luật sư của nước ta từng bước lên ngang tầm với luật sư của các nước trên thế giới và trong khu vực.

Luật đã xóa bỏ phân biệt, luật sư nước ngoài cũng sẽ được đứng chung vào hàng ngũ của tổ chức luật sư toàn quốc ở Việt Nam. Đây đồng thời là thử thách và là cơ hội cho luật sư Việt Nam phát triển vững mạnh và hội nhập.

Với hoạt động hành nghề của mình, luật sư đã góp phần giúp bộ máy chính quyền các cấp hoạt động đúng khuôn khổ pháp luật, là bộ phận xã hội phản biện các dự thảo luật, các quy định, chính sách của nhà nước, giúp phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nhân dân và Nhà nước, nên ngày càng được xã hội tôn trọng tạo thuận lợi và đánh giá cao vai trò của họ. Tuy nhiên, trong hoạt động hành nghề luật sư tại Văn phòng luật sư của chúng tôi, thì tôi nhận thấy việc hành nghề luật sư vẫn còn những khó khăn như sau:

Một số ý kiến trong hoạt động hành nghề luật sư

1. Luật sư chưa được tạo thuận lợi khi tham gia trong các vụ án

Khi cấp Giấy chứng nhận người bào chữa, khoản 4 Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định là: Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của người bào chữa kèm theo giấy tờ liên quan đến việc bào chữa, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải xem xét, cấp giấy chứng nhận người bào chữa để họ thực hiện việc bào chữa. Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận thì phải nêu rõ lý do. Theo đó, luật sư bị yêu cầu cung cấp đủ các loại giấy tờ, như: Giấy chứng nhận hành nghề luật sư, thẻ luật sư, hợp đồng dịch vụ pháp lý, thậm chí có tòa còn bắt luật sư phải chứng thực các giấy tờ này nữa, hơn nữa còn yêu cầu luật sư mang theo bản chính để đối chiếu. Nhiều trường hợp cơ quan điều tra hẹn lần hẹn lựa với luật sư mà không có lý do chính đáng, việc cấp Giấy chứng nhận bào chữa đúng thời hạn 03 ngày thường xuyên không được bảo đảm, để luật sư sớm có thể vào trại tạm giam gặp bị can.

Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành đã quy định “người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ, được sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án…” (Điều 58 BLTTHS 2003). Nhưng trên thực tế rất ít vụ án luật sư được tham gia ngay sau thời điểm tạm giữ, thậm chí cả trường hợp người bị tạm giữ là người chưa thành niên, bởi vì hiện nay không có một cơ chế, thủ tục, trình tự nào quy định buộc các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện để luật sư tham gia. Việc sao chụp hồ sơ cũng vậy, luật định rồi nhưng có nơi có máy photo tạo điều kiện cho luật sư sao chụp tại chỗ, có nơi lại yêu cầu luật sư tự trang bị máy chụp hình hoặc phải tìm chỗ photo ở ngoài rất bất tiện, mà luật sư không phải ai hay bất cứ lúc nào cũng có máy chụp hình và tìm được máy photo dễ dàng. Còn tại Bộ luật Tố tụng Dân sự nêu rõ luật sư chỉ “…được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.” (khoản 2 Điều 64 BLTTDS 2004). Nên có trường hợp, tòa cho rằng tài liệu không cần thiết và luật sư không cần phải sao chụp làm hồ sơ nghiên cứu, gây không ít khó khăn và ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ cho thân chủ của luật sư.

Khi được tham gia tố tụng, luật sư gần như bị các cơ quan điều tra vô hiệu hóa. Luật sư rất khó khăn trong việc giúp người bị tạm giữ, bị can bởi các quy định của pháp luật và cả chủ quan của cơ quan điều tra không muốn luật sư tham gia. Có những vụ án dù đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa nhưng luật sư vẫn không được vào trại tạm giam để gặp bị can vì người tiến hành tố tụng (là điều tra viên) luôn tìm mọi lý do để né tránh không đi cùng. Mà trong thời gian điều tra, nếu không có điều tra viên đi cùng, Ban giám thị trại tạm giam không cho phép luật sư vào gặp. Khi được gặp bị can thì những nội dung quan trọng đã được hoàn tất trong hồ sơ vụ án, luật sư chỉ hỏi bị can những vấn đề không quan trọng. Nhiều vụ án, khi luật sư được tham gia tố tụng, thì đã có bản cung của bị can, thậm chí bị can còn chưa thành niên hay tội danh bị truy tố có khung hình phạt cao nhất là chung thân, tử hình khi có bản cung, cuối cùng mới mời hoặc thuyết phục luật sư ký vào để hợp thức hóa các bản cung này.

Việc cơ quan tiến hành tố tụng gây khó trong việc hành nghề bào chữa vô hình chung đã vi phạm quyền bào chữa của bị can được Hiến pháp, quy định. Khi bị gây khó thường các luật sư ngại đụng chạm nên im lặng, bởi nếu luật sư mạnh dạn khiếu nại lên người có thẩm quyền thì có thể sẽ ảnh hưởng không tốt đến thân chủ và sau đó lại bị các cơ quan điều tra gây khó dễ nhiều hơn trong các vụ án tiếp theo.

2. Vai trò của luật sư trong các phiên tòa hình sự chưa được coi trọng đúng mức

Khi tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, vai trò của luật sư vẫn chưa được tôn trọng. Lời bào chữa cùng các đề nghị của luật sư ít khi được Hội đồng xét xử (HĐXX) xem xét. Có trường hợp, luật sư mới bắt đầu tranh luận, thì thẩm phán yêu cầu luật sư phát biểu ngắn gọn hoặc đang tranh luận thì bị ngắt lời, mặc dù phần tranh luận có tầm quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích của bị cáo. Tòa án xét xử thường chỉ dựa trên hồ sơ của cơ quan điều tra và bản cáo trạng của Viện kiểm sát (VKS), nên tội danh cùng mức hình phạt đã được định hướng từ trước, trong khi Pháp luật tố tụng hình sự quy định, tại phiên tòa, HĐXX phải căn cứ lời khai, chứng cứ trong quá trình xét xử để đưa ra phán quyết.

Vấn đề tranh luận với đại diện VKS tại phiên tòa cũng không được coi trọng, rất nhiều trường hợp đại diện VKS đã không đáp lại ý kiến tranh luận của luật sư hoặc chỉ tranh luận chiếu lệ.

3. Nghề luật sư là nghề nguy hiểm

Trong một số vụ án hình sự bị dư luận xã hội lên án mạnh mẽ như giết người, trẻ em, luật sư bào chữa cho bị cáo gặp rất nhiều khó khăn, gia đình bị hại nhìn không thiện cảm, thậm chí có lời nói xúc phạm, thậm chí có hành vi đe dọa. Tại một số phiên tòa đã xảy ra tình trạng bị cáo hoặc các đương sự hành hung hay lăng mạ luật sư. Hiện cảnh sát chỉ bảo vệ những phiên tòa hình sự theo tôi là chưa đủ mà cần phải xem xét để cảnh sát có thể bảo vệ cả phiên tòa dân sự, kinh tế, hành chính…

Nghề luật sư là nghề hoạt động độc lập và nhiều rủi ro nghề nghiệp, nên việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là rất cần thiết nhưng hiện nay vẫn chưa được quy định cụ thể rõ ràng và khả thi.

4. Việc khai báo và đóng thuế của luật sư còn nhiều bất cập

Thuế đối với luật sư là một vấn đề mới và có tính đặc thù. Số lượng luật sư chủ yếu phát triển tại Hà Nội và TP.HCM, còn luật sư ở các tỉnh khác, đặc biệt là tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa các luật sư phần lớn kiêm nhiệm, bởi luật sư chưa thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Vì vậy cần có chính sách ưu đãi thuế, cho phép miễn, giảm thuế trong thời gian ban đầu dài hơn, sẽ góp phần làm giảm bớt các khó khăn, có tác dụng khuyến khích đối với luật sư. Thực tế hiện nay việc miễn thuế trong 02 năm đầu nhiều nơi cơ quan thuế không áp dụng (theo quy định tại Khoản 2, Điều 35, Nghị định 24/2007, văn phòng luật sư được miễn thuế hai năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong ba năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế).

Hiện nay, Văn phòng luật sư phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% đầu ra theo quy định của Thông tư số 53/2003/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 02/6/2003 về hướng dẫn áp dụng chế độ thuế đối với Văn phòng luật sư, công ty luật hợp danh, đề nghị nên được xem xét lại. Bởi lẽ chỉ đánh vào người tiêu dùng, nhằm điều chỉnh hạn thuế tiêu dùng của xã hội. Việc Văn phòng luật sư chịu thuế giá trị gia tăng đồng nghĩa với việc hạn chế cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ pháp lý tại các văn phòng luật sư. Bên cạnh đó, hàng tháng Văn phòng luật sư còn phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 28% như các loại hình doanh nghiệp khác, đây là mức thuế suất tương đối cao trong khi hoạt động hành nghề luật sư còn gặp không ít khó khăn và cần được nhà nước khuyến khích phát triển.

Mặt khác, khi kê khai báo thuế văn phòng luật sư và công ty luật vẫn đang sử dụng chung biểu mẫu kê khai giống như các loại hình doanh nghiệp khác như công ty TNHH, công ty cổ phần là những doanh nghiệp có nhiều chức năng kinh doanh hoạt động phong phú đa dạng, nên rất nhiều mục kê khai phức tạp và không thuận lợi cho việc kê khai thuế. Nội dung của hành nghề luật sư đơn giản chỉ là tham gia tố tụng, thực hiện tư vấn pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Vì vậy, Bộ Tài chính và cơ quan thuế sớm ban hành những biểu mẫu kê khai thuế phù hợp và thuận lợi cho văn phòng luật sư và công ty luật kê khai thuế chính xác, đầy đủ và thuận lợi nhanh chóng.

Trên đây là một số ý kiến về hoạt động hành nghề luật sư hiện nay. Để góp phần giúp cho hoạt động cải cánh tư pháp của nước ta ngày càng được hoàn thiện và hoạt động hành nghề luật sư được thuận lợi, đề nghị Bộ Tư pháp cần tham mưu cho Chính phủ soạn thảo ban hành Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Luật sư được cụ thể, rõ ràng theo đó yêu cầu các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng quyền của luật sư trong hành nghề, không được có hành vi cản trở luật sư thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đã được pháp luật quy định. Ví dụ như luật sư phải được cấp Giấy chứng nhận người bào chữa và tiếp xúc ngay với bị can, bị cáo khi những đối tượng này yêu cầu, chứ không phải xem xét. Có như vậy sẽ giúp tăng cường dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và tổ chức trong xã hội tốt hơn.

Liên hệ sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật trực tuyến, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được phục vụ Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *