Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả cập nhật mới 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình trong đó có quyền tài sản do vậy hoàn toàn có thể chuyển giao mua bán theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. xin giấy phép giới thiệu mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả và giải thích một số quy định pháp lý liên quan:

Mục lục bài viết

1. Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là . Minh Khuê cung cấp mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả để Quý khách hàng tham khảo:

cung cấp dịch vụ luật sư qua điện thoại để giải đáp các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực: , , , , . Thông tin pháp luật liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp:

Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả.

————————————————–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hôm nay, ngày…………..tháng………………năm ……………..

Tại………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:

Bên chuyển nhượng (Bên A):

Họ và tên/Tên tổ chức: ……………………………………………..

(Trong trường hợp có đồng chủ sở hữu thì phải kèm theo thoả thuận uỷ quyền bằng văn bản thể hiện ý chí chung của tất cả các đồng chủ sở hữu cho người đại diện ký hợp đồng)

Là:………………………………………………………………………….

(Tác giả, Chủ sở hữu quyền tác giả; Người thừa kế quyền tác giả; người đại diện cho các đồng chủ sở hữu, người đại diện cho các đồng thừa kế)

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm…………………………….

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:………….……

Cấp ngày……….tháng……….năm……….tại…………………….

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu……………………………………………..

Cấp ngày………tháng……….năm…………..tại…………………

Quốc tịch:………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………………………………………….

Số điện thoại:………….Fax:……………..Email:…………………

Là chủ sở hữu quyền tác giả đối với (các) tác phẩm:………………….

Bên nhận chuyển nhượng (Bên B):

Họ và tên/Tên tổ chức: ………………………………………..

Là:……………………………………………………………………..

Sinh ngày:……….. tháng……….. năm……………………….

Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh :……..……

Cấp ngày………..tháng……….năm…………..tại……………

(Đối với tổ chức)

Số CMTND/Hộ chiếu…………………………………………..

Cấp ngày………tháng………..năm…………tại……………..

Quốc tịch:…………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………

Số điện thoại:……………..Fax:……………Email:…………..

Hai bên cùng thoả thuận và ký hợp đồng với các điều khoản sau:

Điều 1: Bên A đồng ý chuyển nhượng quyền: ……………thuộc quyền sở hữu của mình cho bên B đối với tác phẩm dưới đây:

(Ghi cụ thể tên quyền thoả thuận chuyển nhượng trong số các quyền quy định tại Khoản 1 Điều 20, Khoản 3 điều 19 Luật SHTT)

Tên tác phẩm:…………………………………………………

Loại hình:………………………………………………………

Tác giả:………………………………………………………….

Đã công bố/chưa công bố :………………………………..

(Nếu tác phẩm đã công bố thì ghi rõ ngày, tháng, năm, hình thức, nơi công bố)

Điều 2: Bên A có trách nhiệm chuyển bản sao tác phẩm cho bên B quản lý và khai thác các quyền tác giả đã được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Thời gian chuyển bản sao tác phẩm :…………………………………

(Các bên có thể ấn định thời hạn hoặc thời điểm chuyển bản sao tác phẩm)

Địa điểm chuyển bản sao tác phẩm:………………………………….

Điều 3: Bên B khai thác sử dụng các quyền được chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này phải tôn trọng các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản hướng dẫn thi hành và các quy định pháp luật có liên quan.

Điều 4: Bên B phải thanh toán tiền nhận chuyển nhượng các quyền ghi tại Điều 1 Hợp đồng này cho bên A theo phương thức sau:

(Giá chuyển nhượng, hình thức, cách thức thanh toán; thời gian, địa điểm thanh toán…)

…………………………………………………

Điều 5: Kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực Bên A không được chuyển nhượng, sử dụng, cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng các quyền đã chuyển nhượng ghi tại Điều 1 Hợp đồng này.

Điều 6: Các bên có nghĩa vụ thực hiện các cam kết tại Hợp đồng này. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho bên kia.

(Các bên có thể thoả thuận về việc bồi thường theo tỉ lệ % trên giá trị hợp đồng hoặc một khoản tiền nhất định).

Điều 7:Tất cả những tranh chấp về hợp đồng được giải quyết thông qua thoả thuận trực tiếp giữa hai bên. Nếu thoả thuận không đạt kết quả, một trong hai bên có thể nộp đơn yêu cầu Trọng tài hoặc khởi kiện tại Toà án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.

(Các bên có thể thoả thuận lựa chọn toà án thuộc quốc gia liên quan)

Điều 8: Hợp đồng này có hiệu lực …….. .

(Các bên có thể thoả thuận về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là ngày ký hợp đồng hoặc khoảng thời gian xác định sau ngày ký hợp đồng hoặc một ngày cụ thể)

Hợp đồng này được lập thành …….. bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ …… bản.

(Các bên có thể thoả thuận về ngôn ngữ, số bản của hợp đồng ký kết)

bên A

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

bên B

Ký tên

(Ghi rõ họ tên và ký)

Ghi chú: Tuỳ theo từng trường hợp, hai bên vận dụng và có thể thoả thuận để thêm hoặc bớt nội dung của hợp đồng nhưng không được trái với các quy định của pháp luật.

2. Thời điểm phát sinh quyền tác giả là khi nào ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Khi nào thì quyền tác giả bắt đầu phát sinh ? Có phải khi hay là khi công bố tác phẩm của mình đã phát sinh quyền này rồi ạ ? Cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về căn cứ phát sinh, xác lập như sau:

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

3. Quyền sở hữu công nghiệp được xác lập như sau:

a) Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, , thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký;

b) Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;

c) Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;

d) Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

4. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn sáng tác thơ nên bạn có quyền tác giả đối với những tác phẩm thơi của mình. Căn cứ vào quy định trên, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Như vậy, quyền tác giả của bạn đối với tập thơ phát sinh ngay từ khi bạn viết hoặc đánh máy tập thơ ra giấy không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ hay tập thơ đó đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa được đăng ký. Như vậy, nếu bạn có đủ chứng cứ chứng minh tập thơ đó là của mình, nhà sách kia tự ý in mà không được quyền của bạn thì bạn hoàn toàn có quyền kiện nhà sách kia ra Tòa về hành vi xâm phạm quyền tác giả.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Thế nào là quyền tác giả ?

Trả lời: Quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu, thường gọi là bản quyền tác giả.

Quyền tác giả thường được xác lập đối với những người sáng tạo ra tác phẩm gốc về văn học, kịch, âm nhạc, nghệ thuật.

Quyền này cho phép người sáng tạo kiểm soát được việc khai thác, sao chép, cải biên, công bố tác phẩm của mình.

Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình mã hoá (Điều 4.3 Luật SHTT)

>>

Luật sư Lê Minh Trường tham gia chương trình 60 phút mở trên VTV6

Chương trình 60 phút mở – Chia tay hàng giả

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuê, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

4. Quyền tác giả có được chuyển nhượng hay không?

Thưa luật sư, Tôi có mấy bài hát tự sáng tác. Mấy hôm trước có người muốn tôi chuyển nhượng quyền tác giả cho anh ta. Xin hỏi luật sư, cái này có chuyển nhượng được không ?

Mong luật sư tư vấn giúp cho. Xin cảm ơn.

Người gửi: Trần Văn Sơn (Hà Nội)

Thế nào là quyền tác giả ?

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của bạn, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Quyền tác giả có được chuyển nhượng hay không ?

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2013 quy định:

Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

3. Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có quyền chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Theo đó, tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả thông qua hình thức chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *