Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền cập nhật mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Giấy ủy quyền là văn bản khá thường gặp khi phải làm việc với các cơ quan nhà nước trong đó nghi nhận việc cá nhân, doanh nghiệp giao cho người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thay mặt thực hiện một hoạt động pháp lý nào đó. Luật sư tư vấn xác lập giấy ủy quyền trong một số trường hợp:

Mục lục bài viết

1. Mẫu mới nhất

Ủy quyền nhận tiền là việc một cá nhân có thể thay mặt người khác lĩnh tiền/lấy tiền/nhận tiền thay chủ thể có tài sản/tiền. Khi nhận tiền thay người khác, thì cá nhân đi nhận tiền phải có để đảm bảo sự hợp pháp theo quy định của pháp luật:

Mẫu giấy ủy quyền nhận tiền mới nhất năm 2018

Luật sư tư vấn xác lập, soạn thảo giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền hợp pháp, gọi ngay số:

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——–

……., ngày…..tháng….năm…..

GIẤY ỦY QUYỀN NHẬN TIỀN

(về việc nhận tiền………….)

– Căn cứ ;

– Căn cứ vào thỏa thuận, nhu cầu và khả năng của các bên;

Bên ủy quyền: (Bên A)………………………………………………………………………….

Họ và tên người ủy quyền:……………………………………………………………………..

Số chứng minh thư nhân dân (CMTND):…………………… Nơi cấp:………… Ngày cấp:…/…/….

Mã số thuế (nếu có):……………………………..Chức vụ (hoặc nghề nghiệp):………

Điện thoại: …………………………….. Fax: ………………………………………………….

Số tài khoản:…………………………….. Mở tại ngân hàng: ……………………………..

Bên được ủy quyền (Bên B): ……………………………………………………………………

Họ và tên người được ủy quyền: ………………………………………………………………

Số chứng minh thư nhân dân (CMTND):………Nơi cấp: ……….. Ngày cấp:…/…./…..

Mã số thuế (nếu có): ……………. Chức vụ (hoặc nghề nghiệp): ……………………….

Điện thoại: ……………………………….. Fax: ……………………………………………………

Số tài khoản:……………………………….. Mở tại ngân hàng: ……………………………….

Sau khi thỏa thuận, hai bên tiến hành đồng ý xác lập với các nội dung và điều khoản cụ thể như sau:

Điều 1. Mục đích, nội dung và phạm vi ủy quyền:

1. Mục đích ủy quyền: ………………………………………………………………………………

2. Nội dung ủy quyền: Bên B có quyền thay mặt bên A trực tiếp nhận số tiền……………………………..thông qua hình thức chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt.

– Số tiền trên phải là đồng Việt Nam hoặc tiền quy đổi sang đồng Việt Nam tại thời điểm nhận.

– Việc giao và nhận tiền phải đúng theo trình tự, quy định của pháp luật Việt Nam tại thời điểm chuyển giao.

3. Phạm vi ủy quyền: Ngoài số tiền quy định tại khoản 1, và khoản 2 của điều này thì Bên B không có quyền nhận bất kỳ khoản tiền nào khác phát sinh hoặc liên quan.

Điều 2. Phí thù lao từ hoạt động ủy quyền:

Việc ủy quyền giữa các bên không có phí thù lao.

Điều 3. Hiệu lực của hoạt động ủy quyền:

– Giấy quỳ quyền này có hiệu lực từ thời điểm các bên ký kết và hết hiệu lực từ thời điểm Bên B đã nhận được tiền và chuyển trả đầy đủ số tiền cho Bên A.

– Thời hạn (thời gian) ủy quyền có hiệu lực không vượt quá 30 ngày kể từ ngày giấy ủy quyền này có hiệu lực.

Giấy gủy quyền nhận tiền được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý ngang nhau và mỗi bên giữ một bản.

BÊN ỦY QUYỀN BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

Tham khảo thêm một số mẫu giấy ủy quyền liên quan:

Ủy quyền là một trong những quan hệ pháp lý khá phổ biến trong đời sống xã hội, nhưng nếu không được xác lập bằng văn bản với nội dung rõ ràng về mục đích, nội dung và phạm vi ủy quyền thì quan hệ này rất dễ phát sinh các tranh chấp không thể lường trước được. Do vậy, Bạn cần tham vấn ý kiến của luật sư trước khi xác lập quan hệ ủy quyền. Mọi vướng mắc để được .

Trân trọng!

2. Mẫu giấy ủy quyền nhận lại tài sản của người đang chấp hành hình phạt tù

Xin giấy phép cung cấp mẫu giấy ủy quyền nhận lại tài sản của người đang chấp hành án phạt tù, người được ủy quyền in giấy ủy quyền, mang đến trại giam điền đầy đủ thông tin của hai bên và nội dung ủy quyền, lấy chữ ký của người ủy quyền và xin xác nhận của trại giam.

Mẫu giấy ủy quyền nhận lại tài sản của người đang chấp hành hình phạt tù mới nhất 2018

Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền nhận lại tài sản – Ảnh minh họa

————–

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——— o0o ———

GIẤY ỦY QUYỀN

  • Căn cứ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
  • Căn cứ vào các văn bản hiến pháp hiện hành.

Hôm nay, vào hồi…….. giờ…….. ngày……..tháng……..năm 2018, tại Trại giam ……………………………………………. Chúng tôi cùng lập giấy ủy quyền với thành phần và nội dung như sau:

I. BÊN ỦY QUYỀN

1. Họ và tên:…………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

Quốc tịch: Việt Nam.

II. BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

1. Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..

Quốc tịch: Việt Nam.

III. NỘI DUNG ỦY QUYỀN

Hiện tại tôi (Họ tên…………………………………) đang chấp hành hình phạt tù tại Trại giam …………………………………………………………………., theo Bản án số………. ngày ……… của Tòa án nhân dân …………….. Bản thân tôi không trực tiếp có mặt tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện …………….., để nhận lại tài sản mà tôi được trả lại theo Quyết định Thi hành án số………….. ngày ……………. của Chi cục Thi hành án dân sự huyện…………………

Nay tôi ủy quyền cho…………………………………, địa chỉ: ………………………………………………………………………………………….. đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện ………….. nhận lại tài sản cho tôi theo Quyết định Thi hành án số …………….. ngày……………….. của Chi cục Thi hành án dân sự huyện……………..

Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày…….. tháng…… năm…….

IV. CAM KẾT

1. Hai bên cam kết sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Pháp luật về mọi thông tin ủy quyền ở trên.

2. Mọi tranh chấp phát sinh giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền sẽ do hai bên tự giải quyết.

Giấy ủy quyền trên được lập thành ………. bản, mỗi bên giữ ……… Bản.

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký, họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TRẠI GIAM

CÁN BỘ QUẢN GIÁO

GIÁM THỊ

3. Mẫu hợp đồng ủy quyền mới nhất

Hợp đồng ủy quyền: (soạn thảo theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015) – Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015, ngày 24 tháng 11 năm 2015 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt; – Căn cứ nhu cầu và khả năng của hai bên,

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG UỶ QUYỀN

Chúng tôi gồm có:

Bên uỷ quyền (sau đây gọi là bên A):

ÔNG/ BÀ :………………..………………………..Sinh năm: …………………………………

Số CMND:……………………………………………Cấp ngày: …………………………………

Hiện thường trú tại: …………………………………………………………………………..

Và Bà :………………………..……………………Sinh năm: …………………………………

Số CMND: ……………………………………………Cấp ngày: ………………………………

Hiện thường trú tại: ……………………………………………………………………………

Bên được uỷ quyền (sau đây gọi là bên B):

ÔNG/ BÀ :………………..………………………..Sinh năm: …………………………………

Số CMND:……………………………………………Cấp ngày: …………………………………

Hiện thường trú tại: ……………………………………………………………………………..

Và Bà :………………………..……………………Sinh năm: …………………………………

Số CMND: ……………………………………………Cấp ngày: ………………………………

Hiện thường trú tại: …………………………………………………………………………

Bằng Hợp đồng này, bên A uỷ quyền cho bên B theo những thoả thuận sau đây:

ĐIỀU 1

PHẠM VI UỶ QUYỀN

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU 2

THỜI HẠN UỶ QUYỀN

Thời hạn uỷ quyền là ………………………….. kể từ ngày ……/…../………

ĐIỀU 3

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

– Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên B thực hiện công việc;

– Chịu trách nhiệm về cam kết do bên B thực hiện trong phạm vi uỷ quyền;

– Thanh toán chi phí hợp lý mà bên B đã bỏ ra để thực hiện công việc được uỷ quyền và trả thù lao cho bên B với số tiền là ………………………. (nếu có);

– Chịu trách nhiệm nộp lệ phí công chứng Hợp đồng uỷ quyền này.

2. Bên A có các quyền sau đây:

– Yêu cầu bên B thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc thuộc phạm vi uỷ quyền nêu trên;

– Yêu cầu bên B giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc được uỷ quyền, nếu không có thoả thuận khác;

– Được bồi thường thiệt hại, nếu bên B vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận.

ĐIỀU 4

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B

1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

– Thực hiện công việc theo uỷ quyền và báo cho bên A về việc thực hiện công việc đó;

– Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền;

– Bảo quản, giữ gìn tài liệu, phương tiện đã được giao để thực hiện việc uỷ quyền;

– Giao cho bên A tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện uỷ quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2. Bên B có các quyền sau:

– Yêu cầu bên A cung cấp thông tin, tài liệu, phương tiện cần thiết để thực hiện công việc được uỷ quyền;

– Được thanh toán các chi phí hợp lý để thực hiện các việc được uỷ quyền và được nhận thù lao như đã thoả thuận.

ĐIỀU 5

CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:

1. Những thông tin đã ghi trong Hợp đồng này là hoàn toàn đúng sự thật;

2. Thực hiện đúng và đầy đủ các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

ĐIỀU …….

………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

ĐIỀU …….

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

Bên A

(Ký và ghi rõ họ tên)(11)

Bên B

(Ký và ghi rõ họ tên)(11)

LỜI CHỨNG CỦA CÔNG CHỨNG VIÊN

Ngày………tháng………..năm……… (bằng chữ …………………………………………..)

tại ……………………………………………, tôi ……………………………………., Công chứng viên, Phòng Công chứng số ..……..…..,

tỉnh/thành phố ………………………………………….

CÔNG CHỨNG:

– Hợp đồng uỷ quyền được giao kết giữa bên A là ………………………………………..và bên B là ……………….…..; các bên đã tự nguyện thoả thuận giao kết hợp đồng;

– Tại thời điểm công chứng, các bên đã giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự phù hợp theo quy định của pháp luật;

– Nội dung thoả thuận của các bên trong hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

– ………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………..

– Hợp đồng này được làm thành ………. bản chính (mỗi bản chính gồm ……. tờ, ……..trang), giao cho:

+ Bên A …… bản chính;

+ Bên B ……. bản chính;

Lưu tại Phòng Công chứng một bản chính.

Số………………………….., quyển số …………….TP/CC-SCC/HĐGD.

CÔNG CHỨNG VIÊN

(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)

4. Có giấy ủy quyền khi thiệt hại xảy ra giải quyết như thế nào ?

Thưa Luật sư. Sau khi đọc bài viết về thủ tục ủy quyền của Giám đốc công ty Cổ phần, em thấy chưa rõ ràng và mong muốn được quý luật sư làm rõ vấn đề của công ty em như sau: Công ty em là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, danh sách thành viên là các ông A, B, C, ngành nghề kinh doanh là vận chuyển hàng hóa.

Trong giấy ĐKKD thì người đại diện theo pháp luật là ông A. Tuy nhiên, trong biên bản bàn giao xe cho tài xế ( mỗi tài xế khi nhận xe từ công ty sẽ có 01 biên bản bàn giao xe) giữa công ty ( ông B làm người đại diện) và người tài xế có nêu rõ các tình trạng xe, thông tin chi tiết về xe, quy định tài xế phải tuân thủ luật giao thông đường bộ,.. Em muốn hỏi là:

1. Biên bản bàn giao này đã đủ cơ sở pháp lý cho việc khi xảy ra tai nạn do lỗi của tài xế thì tài xế chịu trách nhiệm hoàn toàn (hoặc công ty bồi thường cho người bị hại sau đó yêu cầu tài xế bồi thường lại) hay là cần phải có giấy ủy quyền hay hợp đồng ủy quyền thì mới được ạ? (nếu vậy mẫu giấy ủy quyền/hợp đồng ủy quyền đó bao gồm những nội dung gì, nếu có mẫu luật sư có thể đăng lên cho em được tham khảo không ạ) ?

2. Việc quy định ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng ông B tham gia ký kết với tài xế trong biên bản bàn giao xe kia có được coi là phù hợp không ạ? (hay là phải có giấy ủy quyền của ông A cho ông B mới được ạ)

3. Nếu trong quá trình chạy xe, tài xế vì lý do việc riêng ( buồn ngủ, có việc, đi ra ngoài,..), có làm giấy ủy quyền nhờ lơ xe lái, có quy định tài xế chịu hoàn toàn trách nhiệm thì nếu có xảy ra tai nạn, giấy ủy quyền giữa 2 bên có được chấp nhận hay không ạ? Nếu được, tức tài xế chịu trách nhiệm thì công ty cũng phải là người đầu tiên bồi thường, sau đó mới yêu cầu tài xế trả lại phải không ạ?

4. Các loại giấy tờ này có cần phải đem công chứng chứng thực để được chấp nhận khi xảy ra tai nạn hay không ạ?

Xin chân thành cảm ơn quý Luật sư ạ!

Có giấy ủy quyền khi thiệt hại xảy ra giải quyết như thế nào ?

Luật sư trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến chuyên mục tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép, về vấn đề của bạn. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, giá trị pháp lý của biên bản bàn giao.

Biên bản bàn giao là văn bản thể hiện sự thỏa thuận về một vấn đề giữa hai. Biên bản bàn giao thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản bàn giao phải có:

1. Xác định được các bên tham gia vào giao ước;

2. Nêu ra nội dung và mục đích;

3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;

4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản bàn giao. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, biên bản bàn giao sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn được coi là cơ sở khi xảy ra tai nạn do lỗi của tài xế thì tài xế chịu trách nhiệm hoàn toàn hoặc công ty bồi thường cho người bị hại sau đó yêu cầu tài xế bồi thường lại. Vì thế, các quy định trong biên bản bàn giao vẫn làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.

Thứ hai, việc ông A là người đại diện theo pháp luật của công ty nhưng ông B tham gia ký kết với tài xế trong biên bản bàn giao xe.

Theo Điều 13 quy định về: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

“Điều 13. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

1. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

4. Trường hợp hết thời hạn ủy quyền theo khoản 3 Điều này mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác thì thực hiện theo quy định sau đây:

a) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc tại doanh nghiệp;

b) Người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của công ty trở lại làm việc tại công ty hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

5. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

7. Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án”.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong giấy ĐKKD thì người đại diện theo pháp luật là ông A.

Ông B có thể tham gia ký kết với tài xế trong biên bản bàn giao xe trong các trường hợp sau:

– Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.

– Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

– Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

Thứ ba, trách nhiệm các bên khi ủy quyền lại.

Theo Điều 583 quy định về: Ủy quyền lại.

“Điều 583. Uỷ quyền lại

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.

Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu”.

Nếu trong quá trình chạy xe, tài xế vì lý do việc riêng có làm giấy ủy quyền nhờ lơ xe lái, có quy định tài xế chịu hoàn toàn trách nhiệm thì nếu có xảy ra tai nạn, giấy ủy quyền giữa 2 bên chỉ được chấp nhận khi phía công ty đồng ý.

Về bồi thường thiệt hại: theo Điều 618 Bộ luật dân sự 2005.

“Điều 618. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra

Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.

Công ty cũng phải là người đầu tiên bồi thường, sau đó mới yêu cầu tài xế có lỗi hoàn trả lại số tiền đó.

Thứ tư, các loại giấy tờ cần công chứng chứng thức.

Theo luật dân sự thì hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Vì vậy việc uỷ quyền chỉ cần lập thành văn bản trong đó ghi rõ các tiêu chí nội dung là đã có giá trị. Ngoài ra cần phân biệt giấy ủy quyềnhợp đồng ủy quyền.
– Giấy ủy quyền thông thường không phát sinh hậu quả pháp lý. Bạn có thể chứng thực tại UBND phường xã.
– Hợp đồng ủy quyền là hình thức hợp đồng dân sự, có phát sinh hậu quả pháp lý. Bạn công chứng tại các phòng công chứng.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

5. Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả mạo giấy ủy quyền ?

Xin chào DV Xin Giấy Phép, Tôi xin trình bày sự việc cụ thể như sau: T6/2015, chồng tôi giấu tôi cầm sổ nhà đi vay tiền, bên vay tiền yêu cầu làm hợp đồng vay tại phòng công chứng, chồng tôi ký trước và ra về nhận tiền T6/2016, tới hạn trả tiền và lấy lại sổ nhà thì phát hiện nhà tôi đã bị sang tên vào T1/2016.

Sau đó về phòng công chứng thì trích lục được Hợp đồng ủy quyền, nội dung trong đó là được quyền chuyển nhượng/sang tên. Chồng tôi đảm bảo là ko ký vào hợp đồng ủy quyền đó, chỉ ký hợp đồng vay tiền, nhưng họ đã tráo trang đầu tiên từ hợp đồng vay tiền thành hợp đồng ủy quyền. Điểm đặc biệt là trên hợp đồng ủy quyền có chữ ký, tên và dấu vân tay đều giả mạo của tôi, và nhất là số CMND không phải số mà tôi sử dụng 3 năm nay, số CMND trên sổ hồng và số CMND trên giấy ủy quyền là 1 – nhưng số CMND đó ở tỉnh khác mà tôi đã hủy và làm lại T12/2013. Thời điểm chồng tôi vay tiền thì tôi cũng ko có mặt tại địa phương đó.

Tôi rất thắc mắc, tại sao không có tôi ở đó, không có CMND thật mà công chứng viên có thể làm thủ tục công chứng được. Có phải chính công chứng viên đó đã cấu kết với bên lừa đảo để làm hợp đồng ủy quyền giả không? Tôi phải kiện công chứng viên đó như thế nào? Và vì có hợp đồng ủy quyền giả này mà người được nhận ủy quyền đã sang tên nhà cho người khác vào T1/2016.

Vậy tôi phải bắt đầu từ đâu để lấy lại nhà và công lý cho mình?

Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả mạo giấy ủy quyền ?

Luật sư trực tuyến, gọi:

Trả lời :

Theo Điều 581 về hợp đồng ủy quyền:

là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Hợp đồng ủy quyền là một hợp đồng dân sự do đó hợp đồng này sẽ vô hiệu khi không đáp ứng được một trong các điều kiện tại Điều 122 Bộ luật dân sự 2005:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Những giấy tờ cần thiết khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền đối với bên ủy quyền gồm:

– Chứng minh nhân dân, chứng minh thư quân đội – công an, hộ chiếu, hộ khẩu hoặc giấy tờ hợp pháp khác về nhân thân, nơi ở của người vợ, người chồng hoặc của người được uỷ quyền đại diện nếu uỷ quyền (bản chính và bản sao);

– Trường hợp hai vợ chồng bên uỷ quyền không cùng hộ khẩu thì phải cung cấp hộ khẩu của người vợ và hộ khẩu của người chồng và Giấy đăng ký kết hôn.

Theo quy định tại mục 4, phần I của có quy định:

“CMND có giá trị sử dụng 15 năm. Mỗi công dân Việt Nam chỉ được cấp một CMND và có một số CMND riêng. Nếu có sự thay đổi hoặc bị mất CMND thì được làm thủ tục đổi, cấp lại một giấy CMND khác nhưng số ghi trên CMND vẫn giữ đúng theo số ghi trên CMND đã cấp.”

Để xác định hợp đồng ủy quyền trên vô hiệu, bạn cần chứng minh được số chứng minh nhân dân được ghi trong hợp đồng không phải là số chứng minh của bạn, chữ ký và dấu vân tay trong hợp đồng đều là giả mạo. Bạn làm lại chứng minh nhân dân vào tháng 12 năm 2013 khi mẫu chứng minh nhân dân 12 số đã được sử dụng nên số chứng minh mới và cũ sẽ không giống nhau tạo sự thuận lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của bạn. Bên cạnh đó bạn cũng cần có bằng chứng xác thực cho việc bạn không biết chồng mình tiến hành giao kết những loại hợp đồng trên và thời điểm ký kết hợp đồng bạn không có mặt tại địa phương.

Khoản 1 Điều 7 quy định về các hàn vi bị nghiêm cấm như sau:

1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:

a) Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

b) Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

c) Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

d) Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

đ) Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, thù lao công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

g) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;

i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;

m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.”

Có thể thấy công chứng viên trong trường hợp trên đã vi phạm điểm b và e của Điều 7,công chứng viên đã không xác thực rõ ràng số chứng minh, chữ ký, dấu vân tay của người ủy quyền mang lại lợi ích cho người được nhận ủy quyền. Khi có căn cứ chứng minh công chứng viên vi phạm pháp luật bạn có thể kiếu nại tới cơ quan cấp trên, người quản lý công chứng viên đó, hoặc khởi kiện ra tòa.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bạn cần yêu cầu tòa tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu theo điều 136 Bộ luật dân sự 2005. Để được tuyên bố hợp đồng ủy quyền vô hiệu bạn cần chứng minh được bạn không biết tới việc hợp đồng được giao kết vào tháng 6 năm 2015 cũng như không biết chồng bạn thực hiện vay tài sản. Khi hợp đồng vô hiệu, hậu quả pháp lý của nó sẽ giải quyết theo Điều 137 Bộ luật dân sự 2005:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường
.”

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *