Mẫu giấy phiếu xác nhân thương tích do tai nạn giao thông mới 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi bị tai nạn giao thông thì cần làm các thủ tục gì để chi phí viện phí, thuốc men có thể làm căn cứ yêu cầu thiệt hại. Giám định thương tích do tai nạn giao thông như thế nào ? Luật sư tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu giấy phiếu tai nạn, thương tích

Xin giấy phép xin giới thiệu mẫu giấy phiếu tai nạn, thương tích ban hành kèm theo quyết định số 25/2006/QĐ-BYTvề việc ban hành bổ sung biểu mẫu về tai nạn thương tích vào hệ thống biểu mẫu của ngành y tế.

PHIẾU TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH

(Ban hành kèm theo Quyết định số …./2006/QĐ-BYT

ngày …tháng…năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Họ và tên……………………………. Nam …. Nữ … Tuổi: ……..

Nơi thường trú: ………………………………………………………….

Thời điểm xảy ra tai nạn ……giờ ….. ngày….. tháng…..năm…..

Nơi xảy ra tai nạn: thôn……….xã…………huyện……….tỉnh………..

1. Nghề nghiệp:

– Học sinh, sinh viên

– Công nhân, thợ thủ công

– Cán bộ công chức

– Lao động tự do, buôn bán

– Bộ đội, công an

– Khác

– Nông dân

2. Địa điểm xảy ra:

– Trên đường đi

– Nơi làm việc

– Tại nhà

– Nơi công cộng

– Trường học

– Hồ ao, sông, biển

– Khác

3. Bộ phận bị thương:

– Đầu, mặt, cổ

– Chi

– Thân mình

– Đa chấn thương

– Khác

4. Nguyên nhân trực tiếp:

– Tai nạn giao thông

– Bỏng: cháy nổ, điện, vật có nhiệt nóng, nước nóng

– Tai nạn lao động

– Ngộ độc: hoá chất, thực phẩm

– Súc vật, động vật: cắn, đốt, húc

– Tự tử

– Ngã

– Bạo lực trong gia đình, xã hội

– Đuối nước

– Khác: hóc dị vật, sét đánh…

5. Diễn biến sau tai nạn, thương tích:

– Chết

– Tàn phế

– Không tàn phế

– Chưa xác định

6. Xử trí sau tai nạn, thương tích:

– Tự chữa

– Đến Bệnh viện huyện, PKĐK khu vực

– Được sơ cấp cứu tại chỗ

– Đến bệnh viện tỉnh

– Đến cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân

– Đến bệnh viện trung ương

– Đến trạm y tế xã

– Khác

Phiếu được ghi ngày……. tháng ……. năm……..

Người ghi phiếu

(Ghi rõ tên, chức danh)

>&gt Xem thêm: 

2. Mức đền bù khi bị tai nạn chết người ?

Thưa Luật sư, em có bố 65 tuổi bị tai nạn giao thông sự việc như sau: Trên đường đi đón cháu thì không may bị tai nạn, khi bố em đang đi cùng chiều với chiếc xe ben đang chở đá. Tại hiện trường khi công an đánh dấu chỗ va chạm cho thấy, tại đèn xin nhan trước bên phải chiếc xe ben quặc vào tay lái chiếc xe đạp điện của bố em và sau đó bố em ngã xuống chính bánh sau bên phải chiếc xe ben này làm bố em tử vong tại chỗ.

Trước khi tai nạn xảy ra, bố là 1 đảng viên có danh hiệu 40 năm tuổi đảng, có tham gia hội cựu chiến binh. Bố, mẹ em sống phụ thuộc vào tiền lương thương binh và hưu trí của bố em là 3 triệu/tháng. Vậy em xin hỏi và luật sư tư vấn những vấn đề như sau:

1. Bên gây tai nạn (chủ và tài xế xe ben) phải bồi thường các khoản (mai táng, cấp dưỡng cho mẹ nay 62 tuổi và thiệt hại về tinh thần) là bao nhiêu thì phù hợp?

2. Ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc bồi thường này và nếu người ta bồi thường không thỏa đáng thì em phải làm gì?

>> :

Trả lời

Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người gây ra tai nạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại hại do mình đã gây ra. Vì vậy, người gây ra tai nạn giao thông sẽ phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình nhà bạn. Và trong trường hợp này bố bạn bị tử vong tại chỗ. Do đó, trách nhiệm bồi thường như sau:

Điều 591 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“2.1. Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại các tiểu mục 1.1, 1.4 và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này.

2.2. Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

2.3. Khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

a) Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

b) Đối tượng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng.

– Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và được chồng hoặc vợ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha, mẹ là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng;

– Cha, mẹ là người không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà con là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Vợ hoặc chồng sau khi ly hôn đang được bên kia (chồng hoặc vợ trước khi ly hôn) là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Con chưa thành niên hoặc con đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động không có tài sản để cấp dưỡng cho con được anh, chị đã thành niên không sống chung với em là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Anh, chị không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình mà em đã thành niên không sống chung với anh, chị là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không còn người khác cấp dưỡng mà ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;

– Ông bà nội, ông bà ngoại không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại là người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.

a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại.

b) Trường hợp không có những người được hướng dẫn tại điểm a tiểu mục 2.4 mục 2 này, thì người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần là người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

c) Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần. Cần căn cứ vào hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.1 mục 1 Phần I Nghị quyết này để xác định mức độ tổn thất về tinh thần của những người thân thích của người bị thiệt hại. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…

d) Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường”.

Mức bồi thường sẽ do các bên tự thỏa thuận như theo quy định nêu trên. Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc bồi thường không thỏa đáng thì bên bị thiệt hại có thể làm đơn yêu cầu tòa án giải quyết quyền lợi.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

>&gt Xem thêm: 

3. Chủ xe hay doanh nghiệp phải bồi thường xe gây tai nạn ?

Thưa luật sư Tôi muốn hỏi: Tôi thành lập doanh nghiệp, trong đó bạn tôi có mua một chiếc xe ô tô và góp vào doanh nghiệp làm phương tiện vận chuyển. Tuy nhiên, chiếc xe bạn tôi mua chưa thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ. Trong quá trình chở hàng cho công ty, chiếc xe này đã gây ra tai nạn làm một phụ nữ chết.

1. Vì xe ô tô chưa thực hiện thủ tục sang tên nên người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ở đây là chủ sở hữu xe trên giấy tờ hay người bạn của tôi?

2. Với tư cách doanh nghiệp có xe ô tô gây ra tai nạn, trách nhiệm liên đới bồi thường của tôi trong trường hợp này là như thế nào?

3. Chi phí mai táng bồi thường cho gia đình người bị thiệt hại được tính như thế nào?

4. Nạn nhân bị tai nạn là một người phụ nữ, có 2 con nhỏ mới 3 tuổi và 10 tuổi, vậy tiền hỗ trợ cấp dưỡng cho những đối tượng này là bao nhiêu? hệ số hỗ trợ được tính như thế nào?

5. Tiền bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần được tính như thế nào?

(Câu hỏi được biên tập dựa trên câu hỏi của khách hàng qua tổng đài tư vấn pháp luật – )

>> .

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 601 , phương tiện giao thông vận tải cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ;

“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.”0

Xe ô tô là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu, theo quy định tại khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự: “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”. Với quy định này, khi người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì về nguyên tắc, chiếc ô tô đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán.

Theo khoản 3.1.5 quy định tại ngày 11/3/2009 quy định việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ: Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho, tặng, thừa kế xe, người mua hoặc nhận xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe.

Như vậy, việc mua bán xe ôtô giữa cá nhân với cá nhân phải được lập thành văn bản và phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của UBND xã, phường nơi cư trú của người bán. Văn bản mua bán giữa hai bên cũng cần ghi rõ trách nhiệm của người mua là phải chịu mọi rủi ro từ thời điểm nhận xe và khi đó, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh sau khi bàn giao xe cho người mua.

Về thời điểm chịu rủi ro: Khoản 2 Điều 440 Bộ luật Dân sự có quy định: “đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”.

Như vậy, trong người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán (chủ sở hữu của chiếc xe) vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe.

(2) Nếu bạn anh thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp (bằng tài sản là chiếc xe ô tô) thì phải theo đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định, Điều 29 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Đối với tài sản có đăng ký hoặc giá trị quyền sử dụng đất thì người góp vốn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn không phải chịu lệ phí trước bạ;”. Khi thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản thì chiếc ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, theo như anh trình bày thì bạn anh không thể làm thủ tục chuyển quyền sở hữu ô tô sang doanh nghiệp, vì vậy doanh nghiệp không phải là chủ thể sở hữu chiếc ô tô này. Trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ không phải liên đới bồi thường thiệt hại với tư cách là chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ.

Theo quy định tại Điều 622 Bộ luật dân sự 2005 về việc bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”. Nếu người gây ra thiệt hại là người làm công của doanh nghiệp và gây ra thiệt hại trong khi thực hiện công việc được giao thì doanh nghiệp phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra.

(3) Theo Điểm 2 Nghị quyết 03/HĐTP ngày 8 tháng 7 năm 2006 hướng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật dân sự 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

(4) Theo tinh thần Điểm 2 Nghị quyết 03/HĐTP quy định về khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng trước khi chết.

Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó. Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm tính mạng, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường.

Thời điểm cấp dưỡng được xác định kể từ thời điểm tính mạng bị xâm phạm.

(5) Theo tinh thần của Điểm 2 Nghị quyết 03/HĐTP quy định về khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Trong mọi trường hợp, khi tính mạng bị xâm phạm, những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất hoặc người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng và người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại (sau đây gọi chung là người thân thích) của người bị thiệt hại được bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần.

Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của cá nhân được hiểu là do sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại hoặc do tính mạng bị xâm phạm mà người thân thích gần gũi nhất của nạn nhân phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, bị giảm sút hoặc mất uy tín, bị bạn bè xa lánh do bị hiểu nhầm… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu. Việc xác định mức độ tổn thất về tinh thần phải căn cứ vào địa vị của người bị thiệt hại trong gia đình, mối quan hệ trong cuộc sống giữa người bị thiệt hại và những người thân thích của người bị thiệt hại…
Mức bồi thường chung khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trước hết do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được, thì mức bồi thường khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần cho tất cả những người thân thích của người bị thiệt hại phải căn cứ vào mức độ tổn thất về tinh thần, số lượng người thân thích của họ, nhưng tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định tại thời điểm giải quyết bồi thường.

>&gt Xem thêm: 

4. Người bị thiệt hại có lỗi thì người gây tai nạn có phải bồi thường ?

Thưa Luật sư, con tôi đi thả trâu trong khu xí nghiệp khai thác khoáng sản thì bị xe tải trong công trường đó lao vào, con tôi phải vào bệnh viện cấp cứu và cho đến giờ vẫn chưa khỏi. Tôi có yêu cầu chủ xí nghiệp đó phải bồi thường nhưng họ không chấp nhận. Giờ tôi phải làm gì để có thể đòi quyền lợi cho con mình?

Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Trả lời:

(văn bản thay thế BLDS 2015) quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

“1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Trong trường hợp của bạn, con bạn bị xe tải trong xí nghiệp khai thác đâm vào, bị thương và vào việc cấp cứu nên theo quy định trên thì con bạn được bồi thường.

Tuy nhiên, khi xem xét mức độ bồi thường phải dựa trên căn cứ dựa trên mức độ lỗi của các bên.

Điều 363 quy định như sau:

Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.”

Trường hợp của bạn, con bạn chăn trâu trong công trường đang khai thác nên việc xảy ra tai nạn lỗi cũng một phần do con bạn. Nếu toàn bộ lỗi do con bạn thì người lái xe không phải bồi thường. Nếu người lái xe cũng có lỗi thì người này phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của họ.

Đối với thiệt hại về sức khỏe được xác định tại điều 590 như sau:

“1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Về việc bạn yêu cầu chủ xí nghiệp bồi thường nhưng họ không chấp nhận là trái quy định pháp luật. Nếu có lỗi của người lái xe gây ra thì chủ xí nghiệp phải thay mặt người làm công bồi thường để đảm bảo nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời:

“Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.” ( điều 622 Bộ luật dân sự 2005).

Sau đó, người làm công có trách nhiệm hoàn trả cho chủ xí nghiệp số tiền đó.

>&gt Xem thêm: 

5. Bán xe nhưng không sang tên gây tai nạn chết người ?

Thưa luật sư em có một vụ việc cần tư vấn. Chuyện là thế này cha em là người đứng tên chủ sở hữu là chiếc xe gắn máy,sau đó cha em giao lại cho em,chạy được thời gian thì em bán chiếc xe này cho ông A nhưng chỉ làm giấy viết tay sang tên và không có công chứng (nhưng em đã làm mất vì cũng 3-4 năm rồi),sau đó ông A lại bán cho ông B,ông B lại bán cho ông C.

Ông C là người gây tai nạn chết người ở Long An và đã bị công an bắt giữ,sau đó lần theo tên người chủ sỡ hữu xe,công an đã về tận dưới quê em ở Tiền Giang và mời ba em lên làm việc và ký tên vào một biên bản gì đó mà ba e ko biết,sau đó ba em được cho về.

Xin luật sư cho em hỏi là trong trường hợp như vậy thì ba em có phải chịu trách nhiệm bồi thường liên đới hay không,và nếu có thì mức bồi thường là khoảng bao nhiêu ?

Xin chân thành cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Theo quy định tại pháp luật dân sự thì xe máy được coi là động sản nhưng phải đăng ký quyền sở hữu nên theo tại điểm g, khoản 1, điều 10 của quy định về đăng ký xe thì hợp đồng chuyển nhượng xe máy buộc phải có công chứng hoặc chứng thực

Điều 10. Giấy tờ của xe

1. Chứng từ chuyển quyền sở hữu xe, gồm một trong các giấy tờ sau đây:

g) Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng theo quy định của pháp luật về công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Bạn có trình bày thì cha bạn giao xe cho bạn, tức đây là trường hợp tặng cho, bên cạnh đó mặc dù bạn và ông A có viết giấy chuyển nhượng nhưng lại không có công chứng hoặc chứng thực nên việc tặng cho giữa cha bạn với bạn và chuyển nhượng giữa bạn với ông A sẽ không có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, bạn không đề cập là những hợp đồng chuyển nhượng xe máy giữa ông A với ông B và ông B với ông C có được công chứng hay chứng thực hay không nên có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp thứ nhất, hợp đồng chuyển nhượng xe máy giữa ông A với ông B và ông B với ông C có công chứng hoặc chứng thực:

Đặc biệt trong trường hợp hợp đồng chuyển nhượng giữa ông B và ông C có công chứng hoặc chứng thực thì hợp đồng chuyển nhượng này vẫn có giá trị pháp lý và như vậy mặc dù trên giấy đăng ký lái xe vẫn là tên của cha bạn nhưng pháp luật vẫn đã thừa nhận xe thuộc sở hữu của ông C, do đó ông C gây tai nạn bằng chiếc xe đó thì cha của bạn sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với bên bị tai nạn

Trường hợp thư hai, hợp đồng chuyển nhượng xe máy giữa ông A với ông B và ông B với ông C không có công chứng và chứng thực:

Đối với trường hợp này thì những giao dịch này là giao dịch không có giá trị pháp lý. Bên cạnh đó, trên giấy tờ cha bạn là người đứng tên do đó cha bạn sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới trong vụ việc tại nạn này. Theo quy định tại điều 591 thì có quy định về bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Theo quy định này thì cả ông C và cha bạn sẽ phải có trách nhiệm liên đới bồi thường các khoản chi phí nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể thì mới có thể xác định được mức bồi thường chính xác trong vụ việc của bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *