Mẫu giấy cam đoan của tác giả mới nhất 2020 khi đăng ký bản quyền

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mẫu giấy cam đoan của tác giả là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, trong đó thể hiện nội dung tác giả cam kết tác phẩm là do mình sáng tạo ra và không sao chép từ bất kỳ đâu và mối quan hệ tác giả và chủ sở hữu tác phẩm:

Mục lục bài viết

1. Mẫu giấy cam đoan của tác giả

Minh Khuê cung cấp dịch vụ tư vấn đăng ký bản quyền phần mềm máy tính, chúng tôi cung cấp mẫu giấy cam đoan của tác giả người đã sáng tạo ra tác phẩm phần mềm máy tính để Quý khách hàng tham khảo:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0986.386.648.

———————————————————-

CNG HOÀ XÃ HI CH NGHĨA VIT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

*********

GIẤY CAM ĐOAN

Tên tôi là : …………………………….

Số CMTND : ……………do Công an …… ngày …

Sinh ngày : ……/……/……

Quốc tịch : Việt Nam

Nghề nghiệp : ……………………………………

Tôi cam đoan là tác giả của tác phẩm: “………………….”

Tôi đã sáng tạo phần mềm này theo thoả thuận giao việc/ nhiệm vụ của CÔNG TY……, có địa chỉ tại …………………

Việc sáng tác trên hoàn thành vào ngày …….. tháng …… năm …………..

Tác phẩm được công bố lần đầu tại Việt Nam vào ngày ……. tháng ….. năm…..

Ngày…….tháng …… năm …

Tác giả

(ký tên và ghi rõ họ tên)

CÔNG TY …………………………

Xác nhận: Ông ……. là cán bộ làm việc theo thỏa thuận giao việc của CÔNG TY ……. và chữ ký trên là của ông …….

CÔNG TY ………………….

Giám đốc

(ký, đóng dấu)

——————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ LIÊN QUAN :

1.

2.

3.

4.

5.

6.

2. Những hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả

Quyền tác giả có nghĩa là được pháp luật, xã hội, quần chúng….công nhận cho cá nhân, tập thể, tổ chức đối với một tác phẩm văn học, khoa học, phần mềm, … do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Các tác phẩm đó phải là sản phẩm trí óc của tác giả mà không đơn thuẩn là sự sao chép từ nguồn đã biết.Hành vi xâm phạm bản tác giả là hành vi xảy ra thường xuyên và gây thiệt hại rất lớn tới chủ sở hữu.

Căn cứ vào điều 28, luật sở hữu trí tuệ 2005 ,các hành vi được coi là xâm phạm quyền tác giả được quy định như sau:

1. Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

2. Mạo danh tác giả.

3. Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.

4. Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.

5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

6. Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.

7. Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.

8. Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.

9. Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.

10. Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

11. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

12. Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

13. Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.

14. Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.

15. Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.

16. Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam

1. Quy định của pháp luật về tổ chức quản lý tập thể về quyền tác giả, quyền liên quan

1.1. Theo quy định tại Điều 56 của Luật Sở Hữu Trí Tuệ, tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan là tổ chức phi lợi nhuận do các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan.

1.2. Hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan gồm những hoạt động sau:

Thực hiện việc quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được uỷ quyền;

Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên; tổ chức hòa giải khi có tranh chấp.

1.3. Ngoài ra, pháp luật cũng quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan như sau:

Thực hiện các hoạt động khuyến khích sáng tạo và các hoạt động xã hội khác;

Hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và của các quốc gia trong việc bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan ;

Báo cáo theo định kỳ và đột xuất về hoạt động đại diện tập thể cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. Các tổ chức đại diện được thành lập

Cùng với sự ra đời của Luật Sở Hứu Trí Tuệ, hiện nay, Việt Nam có 4 tổ chức đại diện quyền tác giả, quyền liên quan gồm:

2.1. Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam- VCPMC,

VCPMC là một tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực âm nhạc, là một đơn vị trực thuộc Hội Nhạc Sỹ Việt Nam.

Trung tâm với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả tác phẩm âm nhạc Việt nam làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác giả âm nhạc.

2.2. Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam- VLCC,

VLCC là một Tổ chức quản lý tập thể trong lĩnh vực văn học, là một đơn vị trực thuộc Hội Nhà Văn Việt Nam.

Trung tâm với nhiệm vụ chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu quyền tác giả văn học Việt nam làm cầu nối giữa người sử dụng và các tác giả văn thơ.

2.3. Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam- RIAV,

RIAV là tổ chức phí chính phủ, phi lợi nhuận, được thành lập năm 2003.

Nhiệm vụ chính của RIAV là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các Nhà sản xuất băng đĩa âm thanh tại Việt Nam, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật về Sở hữu trí tuệ.

2.4. Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam-VIETRRO.

VIETRRO là tổ chức xã hội – nghề nghiệp, hoạt động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật, đại diện theo ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức trong việc quản lý tập thể quyền sao chép tác phẩm tồn tại dưới dạng ấn phẩm theo quy định của pháp luật, nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, khai thác, sử dụng tác phẩm, phổ biến các giá trị văn hóa, khoa học và nghệ thuật tới công chúng.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Xâm phạm quyền tác giả, bị xử lý ra sao?

Thưa luật sư, Tôi muốn biết xâm phạm quyền tác giả có bị xử lý hình sự không? Nếu có thì mức án có nặng không?

Trả lời:

Xâm phạm quyền tác giả là một tội danh được quy định tại điều 170a BLHS, với mức hình phạt như sau:

– Bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm nếu: sao chép tác phẩm, bản ghi âm, bản ghi hình; Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản ghi hình.

– Bị phạt tiền từ bốn trăm triệu đồng đến một tỷ đồng oặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm nếu: phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần.

– Có thể bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *