Mẫu đơn xin tách hộ khẩu mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty luật DV Xingiayphepcung cấp mẫu đơn xin tách hộ khẩu và giải đáp một số vướng mắc pháp lý của người dân về điều kiện tách sổ hộ khẩu, hồ sơ, thủ tục và mức lệ phí tách sổ hộ khẩu theo quy định mới nhất hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Mẫu đơn xin

cung cấp mẫu đơn xin tách hộ khẩu áp dụng trong thủ tục tách hộ khẩu để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trên thực tiễn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN TÁCH SỔ HỘ KHẨU

Kính gửi: Ban công an xã …………

Tôi tên là ……………………………………………………… là chủ hộ gia đình, hộ khẩu số ……….. số hồ sơ hộ khẩu ……………. đăng ký thường trú tại thôn ……………………….. xã …….., huyện ……., tỉnh ……………….

Để thuận tiện điều kiện sinh hoạt trong gia đình và nghĩa vụ quyền lợi của công dân trong việc thực hiện Luật cư trú. Nay tôi làm đơn xin cho các nhân khẩu trong hộ gia đình để lập hộ riêng như sau:

1. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

2. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

3. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

4. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

5. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

6. Họ và tên …………………………………………..Sinh ngày ………………………..

Tổng số tách hộ gồm có: ………………….. nhân khẩu.

Vậy tôi làm đơn này đề nghị Ban công an xã …… xét tách hộ riêng cho các thành viên trên, tôi xin chấp hành các quy định và thủ tục, hồ sơ liên quan đến tách sổ hộ khẩu theo quy định tại điều 27 của .

….., ngày ……. tháng ….. năm 20…

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

Xác nhận của trưởng thôn Người làm đơn

2. Hướng dẫn cách viết đơn xin tách khẩu ?

Thưa luật sư, Tôi muốn luật sư tư vấn cho tôi mẫu đơn xin tách khẩu được không ạ ? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin tách hộ khẩu tại đường links sau:

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tư vấn thủ tục tự tách khẩu ?

Chào luật sư Xin giấy phép,em muốn hỏi luật sư một mong luật sư giải đáp giúp em: Em và cô vợ cũ đa ly hôn tháng 6-2014,và có chung một con riêng. Nay em muốn tách hộ khẩu cho cô ta, nhưng cô ta không chịu về đề tách khẩu, và đang gây khó khăn cho em. Vậy em muốn hỏi tự em đi tách hộ khẩu cho cô ta được không ? Nếu tách được thì em phải lam những thủ tục gì ? Nếu không tách được để trong hộ khẩu vậy có sao không ?

Em xin cảm ơn và mong sự phản hồi sớm của công ty.

Người gửi: L.Q.Khánh

Hướng dẫn cách viết đơn xin tách khẩu  ?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi cho chúng tôi, chúc bạn sức khỏe. vấn đề của bạn như sau :

Theo quy định của pháp luật thì sổ hộ khẩu gia đình là một tài liệu làm căn cứ để xác định việc đăng ký hộ khẩu thường trú của từng gia đình hoặc từng đơn vị lập sổ, và là một phương thức quản lý nhân khẩu và việc cư trú của người của cơ quan chính quyền.Quyền tách hộ khẩu là quyền nhân thân của mỗi cá nhân, không ai có quyền tự chấm dứt hộ khẩu khi chưa nhận được sự đồng ý của cá nhân đó. Khi làm thủ tục tách khẩu cần có sự đồng ý của cả chủ hộ khi thay đổi hộ khẩu thường trú.

Căn cứ , tách hộ khẩu trong trường sau:

Điều 27. Tách sổ hộ khẩu

1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:

a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;

b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.

2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Về mặt nguyên tắc bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm dứt quan hệ vợ chồng, không đề cập đến vấn đề cư trú sau ly hôn.Do bạn không nói rõ ai là chủ hộ nên có 2 trường hợp:

– Nếu vợ bạn hay thành viên khác trong gia đình là chủ hộ thì lúc này bạn có thể yêu cầu tách khẩu và lúc này phải được sự đồng ý của chủ hộ cũng như những điều kiện khác. Nếu như vợ bạn cố tình không cho bạn tách khẩu, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình được tách hộ khẩu, bạn nên thương lượng hòa giải với người vợ cũ về việc mượn sổ hộ khẩu để đi làm thủ tục, trong trường hợp nếu thương lượng không thành, bạn làm đơn đề nghị Công an xã,phường nơi bạn cư trú nhờ can thiệp, trên cơ sở đó Công an phường có biện pháp giải quyết.

– Nếu bạn là chủ hộ trong gia đình bạn cần thương lượng với người vợ cũ của bạn về việc thay đổi hộ khẩu thường trú. Trong trường hợp người vợ cũ không đồng ý, trước tiên bạn nên liên hệ phía bên vợ mình về việc tách khẩu này, bạn cần yêu cầu UBND xã/phường hòa giải về việc này bởi lẽ hiện tại luật không có quy định cho phép chủ hộ tự ý tách hộ khẩu của những người có tên trong sổ hộ khẩu gia đình. Khi được sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ bạn có thể tách được khẩu với vợ cũ.

Thủ tục tách khẩu:

– Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.( Ngoài ra bạn có thể cung cấp thêm bản án ly hôn của mình )

– Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu bạn không đề nghị tách khẩu cho người vợ cũ của bạn thì cũng không ảnh hưởng, bởi lẽ luật không có quy định về việc giới hạn số nhân khẩu trong một hộ đồng thời cũng không có quy định khi ly hôn phải rời hộ khẩu đi.

Trên đây là tư vấn về vấn đề của bạn, chi tiết liên hệ . Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn dịch vụ tư vấn của Công ty Xin giấy phép!

Trân trọng./.

4. Điều kiện làm sổ hộ khẩu ?

Thưa luật sư. Tôi đã mua nhà và có sổ đỏ tại phường Đồng Mai nhưng chưa đăng ký tạm trú. Vậy cho tôi hỏi, tôi có đủ điều kiện làm được sổ hộ khẩu không ?

Người gửi: K.M

 Điều kiện làm sổ hộ khẩu ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung phân tích:

Điều kiện đăng ký thường trú được quy định tại Điều 19 và Điều 20 (đã được sửa đổi bổ sung theo Khoản 2 Điều 1 )

“Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh

Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;

e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình;

5. Trường hợp quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân, tổ chức thì phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố;

b) Có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về điều kiện diện tích bình quân;

c) Được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”

Mặt khác, chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. (Khoản 1 Điều 12 Luật cư trú 2006). Theo như bạn nêu, bạn đã mua nhà và có sổ đỏ tại phường Đồng Mai, nghĩa là bạn đã có chỗ ở hợp pháp. Tuy nhiên, bạn không nêu rõ bạn đang ở tỉnh hay thành phố trực thuộc trung ương nên chúng tôi sẽ chia thành 2 trường hợp cụ thể như sau:

+) Trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh: Bạn đã có chỗ ở hợp pháp thì bạn được đăng ký hộ khẩu thường trú.

+) Trường hợp đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

– Nếu đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên.

– Nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.

Bạn vui lòng đối chiếu xem mình thuộc trường hợp nào nêu trên để biết điều kiện đăng ký thường trú.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email hoặc qua Tổng đài tư vấn: .

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *