Mẫu đơn xin bãi nại và Hướng dẫn viết mẫu đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi hai bên thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại thì bên bị thiệt hại do tai nạn giao thông có thể viết đơn bãi nại để xin miễn hoặc giảm trách nhiệm hình sự cho bên gây tai nạn giao thông. xin giấy phép tư vấn và giới thiệu cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Mẫu và Hướng dẫn viết trong vụ án tai nạn giao thông

Thưa luật sư, Em trai tôi bị tai nạn trong một vụ tai nạn giao thông, người gây ra tai nạn và gia đình đã tới xin lỗi và hỏi thăm chủ động bồi thường, hiện em trai tôi cũng không muốn truy tố nữa nên muốn làm đơn xin bãi nại ?

Mong luật sư tư vấn giúp tôi mẫu đơn, tôi xin cảm ơn!

Mẫu đơn xin bãi nại và Hướng dẫn viết mẫu đơn bãi nại trong vụ án tai nạn giao thông

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                                         ……………., ngày…tháng…năm…

ĐƠN XIN BÃI NẠI

Đối với………….. trong vụ án……………………………..

Kính gửi:
– Cơ quan Cảnh sát điều tra công an huyện/quận…………………, công an tỉnh ………………
– Viện kiểm sát nhân dân huyện/quận……………………………………….., tỉnh………………………
– Tòa án nhân dân huyện/quận…………………………………………., tỉnh …………………………….

 

Tôi là: …………………………………………………… Sinh năm ………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….

Tôi là người bị hại trọng vụ án …………………. do ông/bà ……………………..gây ra đang được quý các cơ quan tiến hành Điều tra/Truy tố về tội ………………………

Bằng văn bản này tôi xin bãi nại (rút toàn bộ các yêu cầu và đề nghị khởi tố vụ án nêu trên, khởi tố bị can đối với ông/bà………) và đề nghị quý các cơ quan tiến hành Đình chỉ Điều tra/Đình chỉ việc truy tố và giải quyết vụ án nêu trên, lý do xin rút như sau:

Chúng tôi đã thống nhất và thỏa thuận được với nhau về việc bồi thường thiệt hại có liên quan đến vụ án này, Ông/bà……………… sau khi thực hiện hành vi phạm tội đã ăn năn, hối cải, khắc phục hậu quả và nhận thức được hành vi vi phạm của mình, mong muốn chuộc lại lỗi lầm và phấn đấu trở thành công dân tốt. Nhận thấy hành vi và nhận thức của ông/bà là thành khẩn, không nhất thiết phải trừng trị trước pháp luật hơn nữa việc gây nguy hại cho tôi là người bị hại cũng không lớn do đó không nhất thiết phải tiến hành điều tra, truy tố, xét xử về hành vi phạm tội này.

Nay, tôi làm đơn này đề nghị Quý các cơ quan tiến hành việc đình chỉ điều tra, truy tố, xét xử đối với vụ án nêu trên.

Tôi làm đơn này trong điều kiện sức khỏe tốt, hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn, không bị bất kỳ sự cưỡng ép, đe dọa nào, việc làm đơn này là đúng với ý trí và nguyện vọng của tôi.

Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung của đơn này và những điều tôi đã cam kết, trình bày tại đơn này.Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tạo điều kiện giúp đỡ.

                                                                                                                         Tôi xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                           Người làm đơn bãi nại

                                                                                                                              (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

>> Tham khảo thêm: 

2. Luật tai nạn giao thông đường bộ quy định về bồi thường thiệt hại ?

Xin chào cty . Em có 1 vấn đề muốn nhờ anh , chị tư vấn giúp : ngày 15/09/2016 mẹ em đang đứng bên lề đường thì bị 2 thanh niên 17tuổi say riệu phóng xe với tốc đọ cao lao vào. Bệnh viện giám định gây tổn hại 37% sức khỏe. Vậy em muốn hỏi bộ luật xử bên gây tai nạn và bồi thương thiệt hại như thế nào ? 

Rất mong phản hồi sớm từ anh, chị. Em xin chân thành cảm ơn. 

– O0olizltrungo0o

>> Tham khảo nội dung liên quan: 

3. Tai nạn giao thông bị chấn thương sọ não thì bồi thường thế nào ?

Kính gửi. Em xin chào anh (chị) luật sư, e đang thắc mắc 1 số vấn đề xin được giải đáp. Chị dâu e bị xe khách bắc nam chạy lấn làn đường dành cho xe máy làm chị e bị té xuống và được bệnh viện chẩn đoán là chấn xương sọ não. Nay e xin được hỏi là theo quy định của pháp luật là sử như thê nào ạ. E hỏi đến luật sư là vì e bức xúc, sau khi xe khách tông chị e thì được công an thị xã ninh hòa, khánh hòa ký giấy cho vào tp. Hcm bỏ khách nhưng đến nay vẫn không thấy trở lại đồn c. An. Chị e thì đầu đau k đêm nào ngủ được lúc tỉnh lúc k. Nhưng chủ xe và c. An kêu a của e phải ký giấy thảo thuận là chị e đã khỏe để thả xe khách họ ra. Vì e nghĩ chủ xe khách đã k minh bạch với c. An địa phương nên e muốn được rõ về luật hơn ? 

E xin chân thành cảm ơn  (Ninh hòa – khánh hòa)

– Tân Cương Huỳnh

>> Xem ngay:  

4. Chi phí giám định sức khỏe khi có tai nạn giao thông do ai chịu ?

Xin chào Luật Minh Khuê! Tôi có câu hỏi mong được giải đáp: Tôi bị tai nạn giao thông và cơ quan công an yêu cầu phải đi giám định. Vậy chi phí đi giám định tôi phải bỏ ra hay cơ quan công an phải bỏ ra?

Trân trọng!

Chi phí giám định sức khỏe khi có tai nạn giao thông do ai chịu ?

 

 

Trả lời

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn bị tai nạn giao thông, do đó có khả năng sẽ gây tổn hại đến sức khỏa của bạn. Sự suy giảm sức khỏe của người bị tai nạn sẽ quyết định đến các vân đề về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người gây ra tai nạn hoặc các quyền và lợi ích khác của người bị tai nạn như quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi sức khỏa bị xâm hại. Theo quy định tại Điều 609  ():

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm  

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Như vậy, việc yêu cầu giám định sức khỏe là hoàn toàn vì lợi ích của cá nhân bạn, do đó trước tiên bạn sẽ là người phải bỏ ra chi phí cho việc giám định này mà không phải là Cơ quan công an. Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 609 BDLS thì người gây ra tai nạn giao thông làm tổn hại đến sức khỏe của bạn phải chịu các chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của bạn. Theo quy định tại điểm 1.1 Khoản 1 Mục II thì các chi phí hợp lý đó bao gồm:

“tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ;….”

Như vậy, người gây tai nạn giao thông gây suy giảm sức khỏe cho bạn sẽ là người phải hoàn trả sô tiền giám định sức khỏa cho bạn.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận  hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Tham khảo:  

5. Gây có phải đi tù không ?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Vợ tôi bị tai nạn giao thông khi đang đi xe máy trên QL1A theo hướng từ Hà Nội về Lạng Sơn khi đi đến ngã tư (Tử thần) thuộc địa phận huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang thì bị lái xe ô tô tải va vào. Nguyên nhân do người lái xe ôtô không quan sát khi rẽ phải trong khi xe máy của Vợ tôi đang đi thẳng về hướng Lạng Sơn. 

Hậu quả là vợ tôi bị thiệt mạng và hỏng hoàn toàn một chiếc xe máy Honda Airplade. hiện công an giao thông đã kết luận lái xe ôtô sai phạm hoàn toàn. Vơ chồng chúng tôi đang có một cháu trai 2,5 tuổi.

Tôi xin hỏi luật sư vụ việc này theo luật thi lái xe sẽ bị xử phạt như thế nào? Con trai tôi có được trợ cấp hay chế độ gì đến hết năm 18 tuổi không? người lái xe ôtô và chủ xe ôtô phải có trách nhiệm như thế nào trong vụ việc này?

Cảm ơn!

Luật sư tư vấn pháp luật về xử lý hành vi gây tai nạn rồi bỏ chạy

 

 

Trả lời:

Chào bạn! Xin chia buồn với Bạn và gia đình. Vấn đề pháp lý bạn quan tâm Chúng tôi xin được trao đổi như sau:

Về trách nhiệm hình sự, theo điều 202 (xem thêm: ), tại khỏan 1 có quy định:

“Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

Như vậy về trách nhiệm hình sự thì bạn đã rõ.

Về trách nhiệm dân sự, thì chủ phương tiện có trách nhiệm bồi thường cho bạn theo điều 623 (Xem thêm: )

 
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Điều 610. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm 

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Điều 612. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm

1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.

2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:

a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;

b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.”.

Như vậy bạn đã có căn cứ để xác định yêu cầu bồi thường thiệt hai cho phù hợp với trường hợp của bạn.

Xin cho tôi được hỏi thêm!

1.Tiền cấp dưỡng cho con trai tôi đến khi đủ 18 tuổi theo quy định của Nhà nước là bao nhiêu tiền / tháng? Tối đa là bao nhiêu?

2.Chiếc xe máy vợ tôi đi đã bị hư hỏng nặng và tôi cũng không muốn nhận lại chiếc xe này nữa. Vậy xin hỏi theo quy định thì bên gây ra tai nạn phải bồi thường chiếc xe này như thế nào?

Trân trọng cảm ơn quý luật sự, mong sớm nhận được trả lời !!!

Theo mục II.1.4b,1)  NGÀY 28 THÁNG 4 NĂM 2004 HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG quy định:

“Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi sức khỏe bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Những người đang được người bị thiệt hại cấp dưỡng được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng tương ứng đó.

Đối với những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng nhưng sau khi người bị thiệt hại bị xâm phạm sức khỏe mất khả năng lao động, thì những người này được bồi thường khoản tiền cấp dưỡng hợp lý phù hợp với thu nhập và khả năng thực tế của người phải bồi thường, nhu cầu thiết yếu của người được bồi thường”.

Còn chiếc xe nếu bạn không muốn nhận lại thì bạn phải thương lượng với chủ xe, nếu không thương lượng được thì họ chỉ bồi thường bằng chi phí sửa chữa.

Xin Luật Sư tư vấn thêm : Chủ xe và người gây tai nan xin được giải quyết bằng tình cảm (thương lượng giữa hai gia đình), trước mắt chủ xe xin hỗ trợ cho gia đình tôi 40triệu và đề nghị gia đình tôi viết biên nhân số tiền trên để xin được lấy xe ôtô ra sớm đi làm.

Vây xin được hỏi:

-Nếu có tờ biên nhận tiền hỗ trợ của bên bị hại thì cơ quan Công an có giải quyết cho Chủ xe lấy xe ôtô ra được không?

-Nếu viết biên nhận số tiền hỗ trợ trên thì tôi phải viết như thế nào để chủ xe không thể lấy xe ra trước khi Toà án phán quyết?

Mong sớm nhận được tư vấn từ Luật Sư. Xin trân trọng cảm ơn !

Chào bạn! Việc bạn viết biên nhận nhận tiền của chủ phương tiện, nhưng trong nội dung không đề cập gì đến việc bãi nại cho họ hoặc cam kết không khiếu nại thì công an không có quyền cho phép lấy xe ra cho đến khi vụ án đựoc giải quyết xong.

Theo tôi, khi họ thương trả tiền thì bạn cứ nhận, nhưng chỉ ghi nội dung là “có nhận số tiền” hỗ trợ thôi còn tuyệt nhiên không làm đơn bãi nại cho họ.

Xin Luật sư tư vấn thêm!

-Thời gian tối đa mà Công an điều tra phải hoàn tất hồ sơ điều tra về tai nạn giao thông gây hậu quả chết người là bao lâu (kể từ khi tai nạn xảy ra đến khi chuyển hồ sơ sang Viện kiểm soát)?

-Chủ xe ô tô gây tai nạn xin gia đình tôi nhận trước 60 triệu và đề nghị tôi viết giấy xin lấy ôtô ra để tiếp tục đi làm. Trong trường hợp này, theo LS tôi nên giải quyết thế nào? có nên nhận tiền và viết giấy cho họ không? khi viết giấy tôi phải lưu ý những gì?

Rất mong LS tư vấn sớm. Xin trân thành cảm ơn Luật Sư

Theo điều 119 BLTTHS quy định:Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;

b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;

c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;

d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.

Việc chủ xe thương lượng trả tiền yêu cầu viết giấy để họ lấy xe ra hôm trưới tôi có tư vấn cho bạn rồi, rằng mình cứ làm biên nhận đã nhận số tiền, còn trách nhiệm Hình sự thì tính sau.Trong biên hận bạn nói rõ là nhận bồi thường do chiếc xe gắn máy của bạn bị hư hỏng nặng.Về phần tính mạng thì khi nào xét xử mới yêu cầu.

Nếu bạn còn thắc mắc gì vui lòng liên hệ trực tiếp với luật sư qua số : để được tư vấn, hỗ trợ.

>> Tham khảo thêm nội dung sau:   

6. Nguyên tắc bồi thường tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Thưa luật sư! Tôi có câu hỏi cần được giải đáp như sau: Tôi tham gia giao thông bằng xe máy trên đường chính bất ngờ 1 em học sinh đi xe đạp từ trong đường nhỏ lao ra và va chạm với xe của tôi dẫn đến em học sịnh bị gãy xương đùi trái. Xin hỏi trong trường hợp này tôi đúng hay sai? Tôi phải bồi thường như thế nào?

Nguyên tắc bồi thường tai nạn giao thông được quy định như thế nào?

Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại do vi phạm giao thông

 

Trả lời: 

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau:

1.  Xác định lỗi khi xảy ra tai nạn giao thông:

Điều 308  () quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự: 

“1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.”

Như vậy, căn cứ vào quy định của pháp luật thì bạn và bạn học sinh đều có lỗi vô ý. Yếu tố vô ý trong lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể hoàn toàn không có chủ ý gây thiệt hại cho xã hội. Người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước được thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó nhưng cho rằng thiệt hại đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Do đó, bạn đã thuộc trường hợp có lỗi với lỗi vô ý

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Bạn đang điều khiển xe máy, theo như quy định trên thì xe máy là nguồn nguy hiểm cao độ. Bạn đã vô ý gây thiệt hại cho em học sinh. Do đó sẽ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 

Cụ thể  theo Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Do đó trong trường hợp này, bạn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn giao thông do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.

Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Như vậy, bạn có trách nhiệm bồi thường các khoản chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe của người bị thiệt hại. Theo quy định tại khoản 1 Điều 605 của Bộ luật Dân sự về nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :   hoặc gửi qua email:  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Trân trọng cám ơn!

Bộ phận – Công ty luật Minh KHuê  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *