Mẫu đơn tố giác tội phạm cập nhật mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Có thể khẳng định việc tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, hành vi không tố giác tội phạm (che dấu thông tin) cũng có thể đối diện với nguy cơ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật Mink Khuê giới thiệu mẫu đơn tố giác tội phạm để Quý khách hàng tham khảo:

Mục lục bài viết

1. Mẫu

cung cấp để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng trong trường hợp của mình. Mọi vấn đề pháp lý liên quan quý khách hàng chưa rõ, cần tham khảo vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ:

Tố giác tội phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân để đảm bảo sự thực thi nghiêm túc của pháp luật. Trong những trường hợp chứng kiến hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân – Mỗi công dân đều có quyền gửi đơn tố giác đến các cơ quan chức năng để được xử lý kịp thời. Hành vi tố giác tội phạm được pháp luật bảo vệ:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

——————————————————–

>> Tải ngay:

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – hạnh phúc

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

Kính gửi: Văn phòng cơ quan cảnh sát điều tra TP.Hà Nội

– Cục cảnh sát điều tra về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ

– Cục an ninh điều tra A92 Bộ Công an

– Công an Quận Hoàn Kiếm

Chúng tôi là: ………………………………………….… – Chức vụ:…………………..

Nghề nghiệp:…………………………………………………………………………….…

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………………………………

Đăng ký hộ khẩu thường trú:.……………………………………………………………

Chúng tôi làm đơn này tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông ………,

Chức vụ:……………………………… về việc………. bao che, xử lý qua loa, cố tình che giấu tội phạm.

Cụ thể:

Ngày …./…/20……., ………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

Từ sự việ và phân tích kể trên đã thấy rõ hành vi sai phạm như sau:

1. ……………………………………………………………………………………………

2………………………………………………………………………………………………

3. ……………………………………………………………………………………………

4. ……………………………………………………………………………………………

Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ông……………………….đã vi phạm điều ….., luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Chúng tôi xin tường trình, báo cáo sự việ và đề nghị cơ quan điều tra các nội dung liên quan tới những hành vi phạm pháp của đương sự bằng văn bản để xử lý hành vi vi phạm pháp luật của Ông……………………………..

Nay chúng tôi làm đơn này và trân trọng gửi kèm theo các bài báo phanh phui sai phạm của ông ……………… tới cơ quan chức năng để tố giác các hành vi vi phạm pháp luật hình sự của ông …………… Kính đề nghị quý cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ để bảo đảm việc tuân theo pháp luật được thực thi nghiêm túc.

Kính đơn!

Hà Nội ngày …….tháng ……năm 20………

Những người tố giác

—————————-

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý liên quan:

2. Tố giác tội phạm ở cơ quan nào ?

Thưa luạt sư, Cho em biết cách viết đơn tố giác khi bị với ạ. Đi trình báo lên công an thì em báo lên công an nơi em đang ở hay là báo nơi người xúc phạm em ở ?

Em cám ơn.

Tố giác tội phạm ở cơ quan nào ?

Xin giấy phép tư vấn pháp luật hình sự, gọi:

Trả lời:

Khoản 4 Điều 110 quy định:

“…4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.

Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực; Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh, Toà án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp dưới nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. Cơ quan điều tra cấp trung ương điều tra những vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra…”

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì bạn phải xác định tội phạm xảy ra ở đâu, nếu xảy ra ở nơi bạn đang ở thì bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn nên cơ quan điều tra nơi bạn đang ở để họ xem xét và giải quyết.

Về mẫu đơn tố giác bạn có thể tham khảo:

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm ?

Thưa luật sư, Tôi muốn hỏi: Người phát hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự đã xảy ra từ lâu nhưng chưa bị tố cáo thì nay có tố cáo được không? Người 13-16 tuổi có quyền tố cáo không? (Nguyễn Thanh Bình, Hải Dương).

.Quyền và nghĩa vụ tố giác tội phạm ?

Trả lời:

Tố giác tội phạm là việc một người trình báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc phát hiện một người (hoặc một nhóm người) đang, đã hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

Theo quy định tại Điều 25, các tổ chức, công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội. Người nào che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm tùy vào mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó bạn có quyền tố giác tội phạm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngay cả khi tội phạm đó đã xảy ra từ lâu.

Tuy nhiên, pháp luật hình sự cũng có quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là thời hạn do Bộ luật hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó, người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nữa. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau: 5 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng và 20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Vì vậy, nếu tội phạm được thực hiện đã từ rất lâu, hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự thì người phạm tội có thể không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

không có quy định giới hạn về độ tuổi công dân được thực hiện việc tố giác tội phạm. Nhà nước khuyến khích mọi người thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Trường hợp người chưa thành niên phát hiện ra hành vi vi phạm pháp luật cần báo ngay cho cha mẹ, thầy cô giáo hoặc những người lớn tuổi để những người này giúp đỡ trong việc tố giác tội phạm trước cơ quan có thẩm quyền.

Trân trọng./.

4. Tư vấn trường hợp người bạn không tố giác tội phạm ?

Tôi có câu hỏi muốn hỏi luật sư. Tôi có một người bạn (thời điểm đấy đang là phó giám đốc ngân hàng A) vào đầu tháng 2/2015 có đên chỗ tôi làm việc (tôi đang đi thi công ở tỉnh) có báo với tôi là hiện tại đã bỏ việc vì nợ tiền của nhiều người. Ban tôi đã lên công an làm việc nhưng công an bảo là án dân sự nên chưa giải quyết nếu không có đơn.

Nên đành phải trốn ngươif đòi nợ 1 thời gian đến khi nào có đơn triệu tập của công an thì ra làm việc. Lúc đó tôi có cho bạn tôi 2 triệu và giới thiệu cho vào miên nam ở với em tôi trong đấy. 1 tháng sau thì công an có lệnh triệu tập, bạn tôi đã ra làm việc đúng lịch hẹn. Xin cho tôi hỏi là liệu tôi có bị xem là che dấu tội phạm không hay là tội không tố giác tội phạm không?

Rất mong hồi đáp của luật sư! Xin cảm ơn!

Tư vấn trường hợp người bạn không tố giác tội phạm ?

Luật sư tư vấn:

Theo Khoản 1 Điều 8 quy định: Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Điều 21 Bộ luật hình sự quy định về việc che giấu tội phạm như sau:

“Điều 21. Che giấu tội phạm

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.”

Tuy nhiên, theo như bạn trình bày thì bạn của bạn (tạm gọi là A) đã đến cơ quan công an trình báo nhưng cơ quan công an xác định là án dân sự nên sẽ giải quyết tại Tòa án. Hiện tại, đã có đơn từ những người cho A vay tiền ra Tòa án yêu cầu A trả nợ. Đây chỉ là vụ án dân sự, tranh chấp về việc đòi tài sản và A cũng đã có mặt tại Tòa án theo giấy triệu tập. Do đó, A không có dấu hiệu của việc thực hiện tội phạm nên bạn không bị coi là che giấu tội phạm.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *