Mẫu đơn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ngoài thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án thì người dân có quyền khiếu nại các quyết định hành chính như: Quyết định thu hồi đất, quyết định cấp sổ đỏ, quyết định đền bù, giải phóng mặt bằng… Luật sư tư vấn giải đáp cụ thể về các trường hợp khiếu nại.

Mục lục bài viết

1. về việc bị lấn chiếm đất

cung cấp giải quyết tranh chấp đất đai để Quý khách hàng tham khảo và áp dụng vào thực tiễn. Thông tin pháp lý liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ.

>> Click để tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-

………ngày……tháng…….năm…………

ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ VIỆC BỊ LẤN CHIẾM ĐẤT

Kính gửi: UBND Xã…………….Huyện……………Tỉnh……………..

Tôi tên là: …………………………………….. Sinh năm……………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân:……………………………………………………………………………

Cấp ngày….. tháng…. năm…… tại………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………………………………………….

Xin trình bày sự việc như sau:

Ngày ……. tháng…….năm……… tôi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số…………………..tại thửa…………. Sau khi điều chỉnh do tôi chuyển nhượng 80m2 cho Ông ( bà )………………………….. theo ngày…… tháng……năm………… thì thửa…………… của tôi còn lại……………..m2, cụ thể theo thể hiện trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì thửa ………………… có kích thước còn lại là chiều ngang mặt tiền 3,5 mét, chiều dài 19,2 mét, chiều ngang mặt hậu 3,5 mét. Thế nhưng hiện nay mặt hậu thửa ……. của tôi chỉ còn 2,5 mét vì đã bị
bà ( ông ), ngụ tại số……… đường……..ấp…….xã……..huyện…….tỉnh, là người sử dụng đất liền kề lấn sang.

Vậy nay tôi làm đơn này kính xin UBND Xã………Huyện…………..Tỉnh………………………………….. xử lý hành vi lấn đất của bà (ông) để trả lại cho tôi đủ mặt hậu thửa đất……………………. là 3,5 mét như Nhà nước đã công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp cho tôi.

Tôi gửi kèm theo đơn Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số………………………ngày……….tháng…năm…………………………

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng giải quyết, tôi xin thành thật biết ơn.

Kính đơn!

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

—————————————

THAM KHẢO DỊCH VỤ PHÁP LÝ LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

2. Giải quyết khiếu nại tranh chấp đất đai?

Xin chào luật sư, tôi là T, muốn nhờ luật sư tư vấn về việc có thể đòi lại đất hoặc ít nhất là giành quyền thuê mảnh đất đã bị xã thu hồi và giao cho người khác thuê. Cụ thể như sau:

1. Lịch sử của thửa đất: (bố tôi là ông H, hiện đã mất)

– Năm 1957, ông ngoại của bố tôi cho con gái (bà nội tôi) mảnh đất này (khi đó còn là ruộng trồng rau). Năm 1961, ông nội tôi sử dụng mảnh ruộng này để làm nhà ở và vườn để trồng rau.

– Năm 1962: xã X làm đường giao thông nông thôn đi qua mảnh đất này, chia mảnh đất thành 2 phần là nhà ở hiện nay (diện tích 352m2) + ao nước (do lấy đất làm đường), với diện tích 14 thước (tương đương 336 m2).

– Năm 1969, chủ tịch xã X cấp giấy chứng nhận (viết tay) cho gia đình tôi sử dụng ao này.

– Năm 1996, ao này bị gia đình nhà hàng xóm (ông P) khi xây tường lấn chiếm 1 phần diện tích.

– Ngày 22/9/1996, ông H đã có đơn kiện P lên UBND xã.

– Ngày 29/8/1997, phòng địa chính huyện Y cử cán bộ về đo đạc.

– Ngày 30/12/1997, phòng Địa chính huyện Y có công văn số 45-CVDC không công nhận giấy chứng nhận của Ủy ban hành chính xã X năm 1969. Đồng thời, kết luận ao này là , và yêu cầu UBND xã thu hồi quản lý.

– Ngày 2/3/1998, UBND xã X ra quyết định thu hồi đất của gia đình tôi. Sau đó, xã cho lấp ao này và cho tư nhân thuê một cách lặng lẽ mà không tổ chức đấu thầu thuê công khai.

2. Hiện trạng:

– Xã đã cho tư nhân thuê mảnh đất này (ao trước kia) để kinh doanh.

– Người thuê đất này đang làm thủ tục để làm sổ đỏ: địa chính xã đã tiến hành đo đạc.

3. Văn bản, giấy tờ: Hiện tại, gia đình tôi chỉ còn lại 1 bản photo chứng nhận của chủ tịch UBND xã X năm 1969 (bản chính đã bị thất lạc), tuy nhiên chữ đã hơi mờ. Ông chủ tịch xã năm 1969 là anh nuôi của bố tôi (ông M ) và hiện nay ông vẫn còn sống. Các giấy tờ, văn bản khác (Công văn của phòng địa chính, quyết định thu hồi đất của UBND xã). Các tệp tin đính kèm là các giấy tờ này tôi đã gõ lại trên word.

Nhờ luật sư xem giúp tôi liệu có khả năng đòi lại được mảnh đất này hay ít nhất là giành quyền thuê lại mảnh đất này được hay không? Nếu được, luật sư cho tôi biết dịch vụ bên luật sư như thế nào?

Cảm ơn luật sư!

Giải quyết, Khiếu nại tranh chấp đất đai ?

Tư vấn pháp luật Đất đai trực tuyến qua tổng đài điện thoại

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, căn cứ tại khoản 1, Điều 100 quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

– Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

– Giấy tờ , mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

– Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

– Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

………………………………

Như vậy, tính đến thời điểm trước ngày 15/10/1993 khi chưa có tranh chấp, gia đình bạn sử dụng đất ổn định, lâu dài, có xác nhận của chính quyền địa phương tại thời điểm trước khi xảy ra tranh chấp thì gia đình bạn hoàn toàn có thể xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định trên. Việc ao nước bị ông P xây tường lấn đất là vi phạm pháp luật đất đai và việc khởi kiện của ông H đối với hành vi của ông P là hoàn toàn hợp pháp.

Thứ hai, tại thời điểm Ủy ban nhân dân xã thu hồi đất của gia đình bạn là năm 1998, tại thời điểm đó, đang áp dụng quy định của Luật Đất đai năm 1993 thì Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền giao đất, cũng như không có thẩm quyền thu hồi đất heo Điều 23, Điều 24 và Điều 28 Luật đất đai năm 1993.

Căn cứ quy định tại Điều 66 hiện hành đang áp dụng thì:

Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

3. Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất”.

Như vậy, Ủy ban nhân dân xã không có thẩm quyền thu hồi đất mà chỉ có thẩm quyền trong việc quản lý đất đai tại địa phương. Do đó, hành vi thu hồi đất của Ủy ban nhân dân xã trên của là hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, xã X khi thu hồi đất đã tiến hành lấp ao và cho tư nhân thuê đất lặng lẽ mà không đấu thầu công khai và tư nhân thuê đất đang tiến hành làm sổ đỏ trên mảnh đất này là hành vi vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp này bạn có thể khiếu nại đến UBND cấp huyện sau đó nếu có kết quả thì căn cứ vào Điều 204 để tham khảo.

Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính”.

>> Tham khảo ngay:

3. Tư vấn về tranh chấp đất đai, tranh chấp đất đai?

Chào luật Minh Khuê, tôi có câu hỏi muốn được giải đáp: Gia đình tôi là dân tộc thiểu số, dân tộc K’ho, sống tại Thôn B’Dor, xã Lộc An, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng. Vì hoàn cảnh rất khó khăn, năm 1990, ba mẹ tôi được người dân và ban thôn tạo điều kiện cho ở trên miếng đất “công cộng” và ba mẹ từ đó mở quán tạp hoá nhỏ bán bánh kẹo học sinh là chủ yếu. Vì hồi đó là nhà tranh nên mỗi khi mùa mưa về là cả nhà đều phải chạy “lụt”

Đến năm 1999, ba mẹ dành dụm được vài triệu nên xin ý kiến ban thôn cho gia đình được phép sửa lại nhà, vì gia đình khó khăn nên ba mẹ tôi chỉ đủ kinh phí lập tôn, xây tường gạch thô 3 bên của căn nhà, chiều cao tường gạch khoảng 2.5m xây theo khung nhà gỗ cũ. Tính ra giờ thì cũng đã gần 10 năm, tường gạch xây không được kiên cố nên giờ xuất hiện nhiều vết nứt, trong khi ván, các trụ gỗ căn nhà cũng đã mục rất nhiều. Thêm nữa là ba tôi bị bệnh động kinh mấy chục năm nay, hàng tháng đều phải đến cơ sở y tế xã để nhận thuốc, sức khỏe yếu nên gần như không lao động nên có thể nói là cả gia đình 3 đứa con đều do 1 tay mẹ gánh vác. Tôi là con trai cả, năm nay 27 tuổi, trước cũng học đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đầu năm 3 tôi bỏ học, đi làm thuê làm mướn kiếm tiền phụ giúp mẹ và để 2 em tôi đi học. Đến năm 2015, anh em chúng tôi gom góp được ít tiền với hy vọng để sửa nhà cho ba mẹ tuổi cao được nơi ở gọi là an toàn hơn (ba mẹ đều đã 59 tuổi), tôi có gặp ban thôn và xin mua lại luôn miếng đất, ban thôn họp toàn dân cả thôn và 100% tán thành đồng ý.

Nhưng đến tháng 2/2016, bên UBND xã Lộc An gửi 1 văn bản quyết định ban thôn không có quyền quyết định gì đối với miếng đất này. Còn đối với gia đình tôi thì UBND xã nói ban thôn có trách nhiệm họp lấy ý kiến dân, nếu dân làng không đồng ý thì nhà tôi phải di dời ngay lập tức, nếu dân đồng ý thì nhà tôi phải làm hợp đồng xin ở nhờ và phải trả lại đất đúng thời hạn. UBND ra quyết định như thế thì rất làm khó cho gia đình chúng tôi, kinh phí để bắt đầu làm lại 1 căn nhà mới chúng tôi không xoay nổi, trong khi ở vị trí mặt tiền này ba mẹ tôi có thể kiếm thêm ít thu nhập từ việc bán tạp hoá. Ngoài ra thì gia đình không có lấy 1 mảnh vườn canh tác hay sản xuất nông nghiệp. Còn nếu trong trường hợp phải làm hợp đồng xin ở nhờ thì chúng tôi lại rất băn khoăn trong việc sửa lại nhà. Nếu sửa thì chắc chắn sẽ tốn 1 khoản nào đó, trong khi đối với người nghèo như chúng tôi thì việc kiếm tiền là rất khó khăn, nhưng nếu không sửa nhà thì mỗi lần mưa gió là tôi cứ đau đáu lo lắng sợ nhà sập lúc nào không biết, gây nguy hiểm cho cả gia đình. Vậy tôi có thể làm đơn tố cáo với UBND? Xin cảm ơn luật sư!

>> :

Trả lời:

Thứ nhất, với quyết định của UBND xã Lộc An về việc ban thôn không có thẩm quyền với miếng đất công cộng mà gia đình bạn đang sinh sống là đúng pháp luật, vì Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền sử dụng quỹ đất nông nghiệp và mục đích công ích của xã, còn không có quyền ra quyết định giao đất cho công dân, căn cứ vào quy định tại khoản 4 điều 132 :

“Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.

Thứ hai, việc sử dụng đất của gia đình bạn là do nhân dân trong thôn tạo điều kiện cho ở, mà không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên quyết định, như vậy là vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể là vi phạm khoản 6 Điều 12 :

“6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 205 , thì cá nhân có thể tố cáo khi có vi phạm pháp luật quản lý, sử dụng đất đai. Như vậy, chỉ khi có vi phạm về đất đai thì mới có tố cáo; trường hợp của bạn, căn cứ vào Điều 12 đã trình bày ở trên thì UBND không vi phạm. Vì thế bạn không tố cáo UBND xã Lộc An được.

Tuy nhiên, căn cứ vào điều 49 (cụ thể tại khoản 2, 3) thì gia đình bạn được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở:

“1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;

3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;

4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;

5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;

6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;

7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này;

9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;

10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.”

Cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 50 về hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội; gia đình bạn sẽ được hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở.

>> Tham khảo ngay:

4. Khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai như thế nào?

Kính thưa Quý Luật sư! Gia đình em đang gặp khó khăn trong vấn đề tranh chấp đất đai. Em đã khiếu nại lên cơ quan ban ngành lâu rồi nhưng vẫn chưa được giải quyết? Nhờ luật sư tư vấn Đơn khiếu nại giúp em. Cảm ơn Luật sư rất nhiều. Gia đình em thành thật cảm ơn!

Khiếu nại liên quan đến tranh chấp đất đai như thế nào ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo tại Điều 203 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai:

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

-Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết:

– Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định;

+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

-Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Điều 204 có quy định về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai:

– Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Bạn có thể tham khảo mẫu đơn Khiếu nại đất đai .

>> Tham khảo ngay:

5. Tư vấn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Mẹ chồng tôi chết năm 1999 đến 2008 nhà tôi mới làm được sổ hồng, ba chồng tôi đứng tên đại diện thừa kế, khi khai di sản ba chồng tôi và 2 em chồng khai thừa kế mà không khai ra anh chồng và chồng tôi, anh chồng tôi đã chết năm 1992 có một con trai, chồng tôi cũng chết năm 2008 có ba con.

Năm 2012 cha chồng tôi chết, hai em chồng tôi khai di sản thừa kế sổ hồng được mang tên hai em chồng đồng thừa kế, biết được nên cháu chồng tôi đứng nguyên đơn đòi phần được thừa kế thế vị, ba con tôi cũng được Tòa mời do có quyền lợi liên quan (thừa kế thế vị). Chúng tôi cũng xin được trích lục hồ sơ khai thừa kế tại phòng công chứng A và gửi đơn tại Phòng Tài nguyên môi trường huyện. Ủy ban nhân dân quận B xin được thanh tra do em chồng tôi khai man mà có được sổ hồng. Kết luận của ủy ban sau khi thanh tra là hủy sổ hồng, song các cô em chồng tôi không chấp hành lệnh triệu tập và chờ Tòa án quận B tuyên.

Đến nay, án này vẫn dậm chân tại chỗ không xử do nhiều lần hòa giải bất thành, vậy xin hỏi luật sự đến bao giờ chúng tôi sẽ được khiếu nại? Trân trọng cảm ơn.

Tư vấn khiếu nại giải quyết tranh chấp đất đai thừa kế ?

Trả lời:

Chào bạn, rất hân hạnh được trả lời câu hỏi của bạn.

Khoản 1 Điều 205 quy định về hòa giải như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.”

Như vậy, hòa giải trong thời hạn chuẩn bị xét xử là bắt buộc hay nói cách khác, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải cho các đương sự. Tuy nhiên, chỉ quy định về việc hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử là bắt buộc mà không quy định Tòa án sẽ tiến hành hòa giải bao nhiêu lần. Do đó, Tòa án sẽ căn cứ vào tính chất của vụ án để xem xét và tiến hành hòa giải. Mặc dù vậy, cũng quy định cứng về thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các vụ án dân sự tại Điều 203 như sau:

“1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Vụ án của bạn là vụ án tranh chấp về thừa kế quy định tại điểm 5 Điều 26 , nên có thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 04 tháng, nếu phức tạp có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng. Như vậy, thời hạn tối đa của giai đoạn chuẩn bị xét xử là 06 tháng (đã tính thời hạn gia hạn). Do đó, Tòa án chỉ có thể tiến hành hòa giải trong thời gian này.

Về quyền khiếu nại:

Khoản 1 Điều 2 quy định:

“Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình”.

Vậy đối tượng của khiếu nại là hành vi hành chính và quyết định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.

Điều 9 cũng quy định về thời hiệu khiếu nại như sau:

“Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

Như vậy, thời hiệu khiếu nại đối với hành vi hành chính và quyết định hành chính là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trường hợp của bạn, Tòa án chậm trễ giải quyết vụ án, tiến hành hòa giải nhiều lần không thành nhưng cũng không ra các quyết định liên quan đến vụ án, nên bạn hoàn toàn có thể khiếu nại hành vi của Tòa án trong thời gian Tòa án chậm trễ giải quyết vụ án.

Khoản 1 Điều 7 quy định về trình tự khiếu nại như sau:

Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

>> Tham khảo ngay:

6. Tư vấn tranh chấp đất đai, khiếu nại quyết định hành chính?

Xin chào công ty Xin giấy phép, tôi có câu hỏi mong luật sư giải đáp: Năm 1987 tôi có thuê ông A (người sống cố cựu ở đây từ rất lâu) đào cho tôi một cái bờ và một con kênh làm đường thoát nước. Năm 1990 tôi nạo vét lại lần 2. Năm 2001 ông C (người tranh chấp) trồng tràm lên bờ của tôi. Tôi đã đến nhờ UBND xã giải quyết, kết quả là lấy bờ làm đường công cộng, không ai được phép trồng tràm và tôi vẫn được phép vét kênh đắp đất lên bờ để làm đường thoát nước. Nhưng ông C không cho tôi vét kênh đắp đất lên bờ mà còn trồng tràm nhiều hơn. Tôi trình báo nhưng xã không ai can thiệp nên sau đó tôi đã san lấp 1/2 chiều dài kênh để tiết kiệm chi phí bơm nước (vì ruộng bên cao bên thấp) và tôi phải vét đắp đất lên bờ của hàng xóm. Đến năm 2012, tôi lại đến UBND xã nhờ giải quyết, họ yêu cầu tôi làm đơn xác nhận người đã đào kênh và bờ cho tôi.

Nếu có đơn họ sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bờ và kênh cho tôi. Lúc đầu ông C đồng ý, nhưng khi tôi đã hoàn thành đơn xác nhận thì ông C không đồng ý và UBND xã cũng không thực hiện như đã nói mà còn thu hồi phần đất của tôi thành của nhà nước.

Năm 2013, tôi tiếp tục khiếu nại đến UBND và Phòng Tài nguyên môi trường huyện. Chưa kịp giải quyết thì ông C đã tự ý cắm 8 cọc xi măng xuống ruộng tôi cách bờ 0.5 đến 1 mét. Tôi đến UBND xã trình báo nhưng cũng không ai đi xác minh. Ba ngày sau ông C tự ý phá bờ và đổ đất qua ruộng tôi. Sau đó UBND huyện giải quyết kết quả là thu hồi bờ và lấy cọc xi măng làm ranh giới (cọc nằm ở phần ruộng tôi). Tôi tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh nhưng không thấy họ đi xác minh thực trạng. Và kết quả giải quyết là thu hồi và yêu cầu tôi múc lại kênh đã san lấp. Đồng thời tôi đã gửi nhiều đơn tố cáo hành vi tự ý phá bờ, cố ý xịt thuốc làm chết lúa tôi. Nhưng không thấy ai giải quyết. Như vậy, tôi có một số thắc mắc như sau:

1. UBND tỉnh và cấp xã, huyện đã giải quyết minh bạch chưa? Việc xác minh thực trạng có cần phải thông báo cho các bên tranh chấp không?

2. Hiện tại người đã đào kênh và bờ cho tôi vẫn còn sống và tôi đã có đơn xác nhận đã đào bờ và kênh của ông. Vậy theo luật thì sẽ giải quyết như thế nào? Quyền sử dụng ra sao? Và nếu khởi kiện ra toà tôi có cơ hội thắng không?

3. Tôi nên tìm đến địa chỉ tin cậy nào để phản ánh hành vi thiếu trách nhiệm của những cán bộ này?
Xin nhờ luật sư giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 202 và Điều 203 thì khi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất đai thì các bên có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải đất đai tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để yêu cầu giải quyết, nếu Ủy ban nhân dân xã không giải quyết hoặc giải quyết không nhưng các bên tranh chấp đất đai không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền nộp đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai tới Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính. Hoặc sau khi hòa giải ở Ủy ban nhân xã không thành thì các bên có tranh chấp đất đai có quyền nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự.

Căn cứ những thông tin bạn cung cấp, bạn đã tới nhiều cơ quan có thẩm quyền mà không được giải quyết thỏa đáng. Căn cứ Điều 29, Điều 30 thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được đơn khiếu nại của công dân phải tiến hành kiểm tra, xác minh hồ sơ, kiểm tra tính chính xác của đơn khiếu nại trực tiếp tại địa điểm phát sinh khiếu nại, sau đó tổ chức đối thoại giữa các bên,… Nhưng Ủy bân nhân dân cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh trong trường hợp của bạn đã không thực hiện đúng trình tự pháp luật quy định. Lúc này, bạn có quyền nộp đơn kiến nghị gửi trực tiếp tới cơ quan Thanh tra cấp Tỉnh của địa phương nơi có đất để yêu cầu thanh tra hành vi sai phạm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo Điều 201 Luật Đất đai năm 2013.

Cũng theo khoản 7 Điều 97 về hành vi vi phạm pháp luật về đất đai khi thi hành công vụ trong lĩnh vực đất đai:

“7. Vi phạm quy định về thực hiện trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất bao gồm các hành vi sau:

a) Không nhận hồ sơ đã hợp lệ, đầy đủ, không hướng dẫn cụ thể khi tiếp nhận hồ sơ, gây phiền hà đối với người nộp hồ sơ, nhận hồ sơ mà không ghi vào sổ theo dõi;

b) Tự đặt ra các thủ tục hành chính ngoài quy định chung, gây phiền hà đối với người xin làm các thủ tục hành chính;

c) Giải quyết thủ tục hành chính không đúng trình tự quy định, trì hoãn việc giao các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền ký cho người xin làm thủ tục hành chính;

d) Giải quyết thủ tục hành chính chậm so với thời hạn quy định;

đ) Từ chối thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hành chính mà theo quy định của pháp luật về đất đai đã đủ điều kiện để thực hiện;

e) Thực hiện thủ tục hành chính không đúng thẩm quyền;

g) Quyết định, ghi ý kiến hoặc xác nhận vào hồ sơ không đúng quy định gây thiệt hại hoặc tạo điều kiện cho người xin làm thủ tục hành chính gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và công dân;

h) Làm mất, làm hư hại, làm sai lệch nội dung hồ sơ.”

Như vậy, theo quy định trên thì bạn có quyền nộp đơn Kiến nghị/ Đơn đề nghị tới Thanh tra tỉnh nơi có đất để yêu cầu thanh tra những hành vi sai phạm của các các bộ thuộc Ủy ban nhân dân xã, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân tỉnh nơi có đất để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn theo đúng quy định của pháp luật.

Hoặc bạn có quyền nộp đơn tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự về tranh chấp đất đai theo quy định của . Như thông tin bạn cung cấp, chưa có đầy đủ các tài liệu, giấy tờ chứng minh nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn về việc phần trăm thắng kiện là bao nhiêu phần trăm, cũng như xác định rõ được việc mảnh đất này sẽ thuộc sở hữu của ai. Do đó, bạn chỉ cần thu thập tất cả các bằng chứng để chứng minh mảnh đất này thuộc quyền sử dụng của bạn, do bạn sử dụng ổn định, có xác nhận của ông đào kênh mà bạn thuê, có người làm chứng, hình ảnh, video, băng ghi âm,… Căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, Hội đồng xét xử sẽ xem xét dựa trên những quy định của pháp luật sẽ đưa ra một bản án, quyết định đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên trong tranh chấp.

>> Tham khảo:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đất đai

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *