Mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự, dân sự mới nhất năm 2020

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mẫu đơn kháng cáo các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, tranh chấp kinh doanh thương mại phải có các nội dung cơ bản như: Thông tin về người nộp đơn kháng cáo, tòa án nhận đơn, nội dung kháng cáo… luật sư cung cấp mẫu đơn mới nhất đang áp dụng trong ngành tòa án hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Mẫu đơn kháng cáo mới nhất:

Mẫu đơn kháng cáo hiện nay được quy định cụ thể trong nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 24/02/2017. giới thiệu toán văn mẫu đơn kháng cáo vụ án hình sự, dân sự, hành chính, lao động, tranh chấp kinh doanh thương mại áp dụng chung một mẫu thống nhất do hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành và hiện đang có hiệu lực áp dụng trên toàn quốc:

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm……

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………

Người kháng cáo: (2) ……………………………………………………………………..

Địa chỉ: (3) ……………………………………………………………………………………

Số điện thoại:………………………………/Fax:……………………………….

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)……………………………………………………………………………………………

Kháng cáo: (5)……………………………………………………………………………….

Lý do của việc kháng cáo:(6)……………………………………………………………

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)…………

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)…..

1. ………………………………………………………………………………………………….

2. …………………………………………………………………………………………………

3. …………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

2. Hướng dẫn viết mẫu đơn kháng cáo:

(1) Ghi tên Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện Y, tỉnh ĐN); nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội). Cần ghi địa chỉ cụ thể của Tòa án (nếu đơn kháng cáo được gửi qua bưu điện).

(2) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi họ tên của cá nhân đó; nếu người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì ghi họ, tên của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo, nếu người kháng cáo là cơ quan, tổ chức thì ghi tên của cơ quan, tổ chức đó (ghi như đơn kháng cáo) và ghi họ tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, nếu người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì ghi họ tên của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền (ví dụ: Người kháng cáo: Tổng công ty X do ông Nguyễn Văn A, Tổng giám đốc làm đại diện).

(3) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Địa chỉ: trú tại thôn B, xã C, huyện H, tỉnh T); nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Địa chỉ: có trụ sở tại số 20 phố NP, quận Đ, thành phố H).

(4) Ghi tư cách tham giá tố tụng của người kháng cáo (ví dụ: là nguyên đơn (bị đơn) trong vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tài sản; là người đại diện theo uỷ quyền của nguyên đơn Trần Văn Nam trú tại nhà số 34 phố X, quận H, thành phố Y theo uỷ quyền ngày…tháng…năm…; là người đại diện theo uỷ quyền của Công ty XNK A do ông Nguyễn Văn Nam – Tổng Giám đốc đại diện theo giấy uỷ quyền ngày…tháng…năm…).

(5) Ghi cụ thể kháng cáo bản án, quyết định sơ thẩm hoặc phần nào của bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật đó (ví dụ: kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ thẩm số 01/2017/DS-ST ngày 15-01-2017 của Tòa án nhân dân tỉnh H).

(6) Ghi lý do cụ thể của việc kháng cáo.

(7) Nêu cụ thể từng vấn đề mà người kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết.

(8) Trường hợp có các tài liệu, chứng cứ bổ sung thì phải ghi đầy đủ tên các tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: 1) Bản sao Giấy xác nhận nợ; 2) Bản sao Giấy đòi nợ…).

(9) Nếu người kháng cáo là cá nhân thì phải ký tên hoặc điểm chỉ và ghi rõ họ tên của người kháng cáo đó; nếu là cơ quan, tổ chức kháng cáo thì người đại điện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức kháng cáo ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.

3. Mẫu đơn kháng cáo vụ án đất đai

cung cấp mẫu đơn xin kháng cáo vụ án dân sự về khởi kiện giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất để Quý khách hàng tham khảo, thông tin chi tiết vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

——————————————————————————————-

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà nội, ngày …. tháng …. năm 20….

Kính gửi: – Toà án nhân dân quận ………………………………..

– Toà án nhân dân thành phố …………………………..

Tôi tên là:

CMND số: do công an: cấp ngày:

Thường trú: – Hà Nội

Tôi là bị đơn trong vụ án “đòi quyền sử dụng đất” được Toà án nhân dân quận …………….. xét xử sơ thẩm ngày ………………………..

Nội dung kháng cáo:

Theo án sơ thẩm, huỷ việc tặng cho quyền sử dụng đất của Mẹ tôi(bà Nguyễn ……………) cho chúng tôi, buộc chúng tôi giao quyền sử đất cho bà Nguyễn Thị …………(tức ………….), Bà Bê chỉ phải trả chúng tôi tiền san lấp, tiền xây dựng….chúng tôi cho rằng quyết định trên của Toà sơ thẩm là chưa khách quan, không đúng qui định pháp luật, không đảm bảo quyền lợi hợp pháp của gia đình, vì các lý do sau:

– Bà Nguyễn Thị ……… không có đơn xin giao đất giãn dân điều này thể hiện bà Bê không có nhu cầu sử dụng đất.

– Bà Nguyễn ………… tại thời điểm 1992 xin đất có nhu cầu, có đủ điều kiện và có đơn xin giao đất.

– Việc giao đất giãn dân của địa phương có quá nhiều sai sót, nhầm lẫn và vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục: không có hồ sơ xét giao đất, Biên bản họp xét không đầy đủ chính xác, Sổ mục kê, sổ quản lý không chính xác, không đầy đủ….

– Trong sổ mục kê, sổ quản lý đất giãn dân có sự nhầm lẫn giữa tên bị đơn Nguyễn ………………… với tên của nguyên đơn Nguyễn Thị …………………. Thực tế tại địa phương không có ai gọi bà ………. là ……………..

– Rất nhiều nhân chứng thừa nhận là bà Gái xin đất và được giao đất còn bà Bê không xin, không được giao.

– Bị đơn – …………………. – xây nhà, sử dụng ổn định không tranh chấp, khiếu kiện trên năm, từ năm 1992 đến trước ngày lập hồ sơ giải phóng mặt bằng.

– Trong trường hợp bị tước quyền sử dụng đất thì chắc chắn rằng cả gia đình bà ……………. sẽ không còn nơi cư trú nào khác.

Vì những lý do trên tôi kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm xét xử ngày …………… và kính đề nghị Quí Toà xét xử lại vụ án theo trình tự phúc thẩm theo hướng công nhận thoả thuận tặng cho giữa bà …………… với gia đình tôi, công nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của gia đình tôi.

Trên đây là nội dung và những yêu cầu kháng cáo, kính mong quí cơ quan xem xét.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

(ký, ghi rõ họ tên)

4. Mẫu đơn kháng cáo của tòa án

Xin giấy phép cung cấp cho các bạn mẫu đơn kháng cáo mới nhất do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Mẫu đơn kháng cáo vụ án dân sự (Mẫu số 54-DS) do Hội đồng Thẩm phán tóa Án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm……

ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ……………………………..………..

Người kháng cáo: (2) ……………………………………………………………………….

Địa chỉ: (3) …………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:………………………………/Fax:…………………………………….………

Địa chỉ thư điện tử……………………………………………………………….(nếu có)

Là:(4)…………………………………………………………………………………………….

Kháng cáo: (5)…………………………………………………………………………………

Lý do của việc kháng cáo:(6)…………………………………………………………..…….

Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết những việc sau đây:(7)………………………..

Những tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo đơn kháng cáo gồm có:(8)……………….…

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

NGƯỜI KHÁNG CÁO(9)

5. Đơn kháng cáo vụ án lao động

Kháng cáo là việc đương sự không đồng ý với kết quả xét xử tại phiên tòa sơ thẩm và làm đơn yêu cầu tòa cấp trên xét xử lại (phúc thẩm). Việc kháng cáo phải thực hiện đúng theo qui định về thời hạn, hình thức, nội dung …

Từ mẫu đơn chung trên của ngành tòa án thì căn cứ vào từng vụ việc cụ thể, người dân có quyền soạn thảo đơn kháng cáo dựa trên vụ việc thực tiễn của mình đã xét xử tại tòa án, dưới đây Xin giấy phép giới thiệu mẫu đơn kháng cáo cụ một vụ án lao động để quý khách hàng có tài liệu tham khảo chi tiết hơn:

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày ………. tháng ….. năm 20…..

ĐƠN KHÁNG CÁO

Kính gửi : TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH

Tôi tên : NGUYỄN NGỌC S., sinh: 1960 .
Ngụ tại : ,Q. I, TP. Hồ Chí Minh.

Là nguyên đơn nguyên đơn trong vụ kiện “tranh chấp về quyết định kỷ luật lao động” với

Bị đơn : Công ty TNHH 1 thành viên Cảng Sài Gòn.

Nay làm đơn này kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm do Tòa án nhân dân Q.4 tuyên xử vào ngày 20-9-2010 vì tôi cho rằng Tòa đã xét xử thiếu khách quan, áp dụng không đúng quy định của pháp luật lao động, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Cụ thể như sau:

Ngày 20-9-2010 vừa qua, TAND Q.4 xét xử sơ thẩm đã tuyên án sơ thẩm, nội dung như sau:

– Chấp nhận một phần yêu cầu của tôi, buộc Cảng Sài Gòn phải thông báo và xin lỗi vì đã dán thông báo ghi tôi là “công nhân vệ sinh” trong danh sách thưởng ngày 2-9-2010 trong khi Cảng đã thu hồi quyết định kỷ luật tôi làm nhân viên vệ sinh từ ngày 14-7-2010.

– Bác yêu cầu hủy Quyết định 1226/QĐ-TGĐ ngày 14-7-2010 do Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn ban hành, có nội dung chuyển tôi sang vị trí công tác khác có mức lương thấp hơn trong thời gian 6 tháng.

Theo bản án sơ thẩm, tòa cho rằng: việc Cảng Sài Gòn ra Quyết định 1226 xử lý kỷ luật đối với tôi vẫn còn trong thời hiệu xử lý kỷ luật theo luật lao động, hình thức kỷ luật và thủ tục ra quyết định trên là đúng quy định.

Tuy nhiên, tôi cho rằng bản án sơ thẩm đã không đúng. Vì:

1. Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động:

Trong Biên bản họp xử lý kỷ luật ngày 27-5-2010, Cảng SG ghi rõ áp dụng điểm c khoản 1 điều 85 BLLĐ để kỷ luật tôi. Theo điều 86 Bộ luật lao động và khoản 3 điều 1 Nghị định 33/2003 thì thời gian để xử lý vi phạm kỷ luật tối đa là 3 tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm.

Như vậy, nếu Cảng tính ngày nghỉ trong tháng 1-2010 thì đã hết thời hiệu xử lý. Còn nếu Cảng tính cho các ngày nghỉ trong tháng 2 và 3 thì cộng lại cũng chưa đến 5 ngày nên cũng không thể áp dụng điểm c khoản 1 điều 85 Bộ luật lao động.

2. Vi phạm thủ tục, hình thức ban hành Quyết định 1226/QĐ-TGĐ :

Theo khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2003/NĐ-CP thì “Hình thức chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động”.

Thực tế, từ tháng 1-2010 đến ngày 28-5-2010 tôi không nhận bất kỳ văn bản khiển trách nào của Cảng Sài Gòn. Cảng SG cũng thừa nhận việc này tại tòa.

Như vậy, việc Cảng SG quyết định kỷ luật tôi bằng hình thức chuyển công tác 6 tháng có mức lương thấp hơn là trái qui định của pháp luật lao động.

Ngoài ra, tôi cho rằng việc Cảng SG ra quyết định kỷ luật tôi thực chất là hành vi trù dập, chèn ép người lao động.

Do vậy, nay qua đơn này tôi kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Kính đề nghị Quí tòa xem xét, xét xử phúc thẩm để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.

Xin chân thành cám ơn.

Người kháng cáo

(ký, ghi rõ họ tên)

6. Mẫu đơn kháng cáo quá hạn

Đơn kháng cáo quá hạn áp dụng trong trường hợp đã hết thời hạn kháng cáo nhưng có các lý do hợp pháp thì người dân (bị can, bị cáo, nguyên đơn, bị đơn) vẫn có quyền nộp mẫu đơn kháng cáo quá hạn. Phân tích pháp lý của luật sư về kháng cáo và kháng cáo quá hạn, bản trình bày về kháng cáo quá hạn … Thông tin chi tiết liên hệ để được tư vấn, hỗ trợ

Đơn kháng cáo quá hạn

—————————————————

>> Tải ngay:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP.HCM, ngày …. tháng ….. năm 20….

ĐƠN KHÁNG CÁO (QUÁ HẠN)

Kính gửi : TÒA ÁN NHÂN DÂN TP. HỒ CHÍ MINH
TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN THỦ ĐỨC

Tôi tên : PHAN HÒA HÒA, sinh : 1955.
Ngụ tại : , quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
Là bị đơn trong vụ án “ly hôn” – do ông TRƯƠNG LÊ LÊ người khởi kiện.

Nay tôi làm đơn này, kháng cáo (quá hạn) toàn bộ bản án sơ thẩm số XX/2010/HNGĐ-ST do Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tuyên xử vào ngày 29-10-2010, vì không khách quan, gây oan ức và bất lợi cho tôi. (Lý do kháng cáo quá hạn tôi trình bày trong “Đơn trình bày kháng cáo quá hạn” gửi kèm đơn này)

Cụ thể như sau:

Theo bản án sơ thẩm, Tòa xác định rằng vợ chồng tôi có tài sản chung là căn nhà XXX, phường Tam Bình, quận Thủ Đức. Căn nhà này trước đây ông Lê nói là đã bán được với giá 3 tỷ đồng và tòa xử chia đôi, mỗi người một nửa giá trị. Cụ thể Tòa tuyên cho tôi được hưởng 1,5 tỷ đồng.

Tuy nhiên thực tế không phải như vậy. Tôi đã xác minh và được biết căn nhà này được bán với giá 5 tỷ đồng.
Ngoài ra, vợ chồng tôi còn có nhiều tài sản chung khác, như : một xe ô tô tải, một mảnh đất nông nghiệp nhờ người khác đứng tên.

Theo qui định của pháp luật, khi xét xử vụ án ly hôn, tài sản chung sẽ được chia đôi. Do vậy, tôi cho rằng phán quyết của tòa sơ thẩm không đề cập đầy đủ về trung thực về tài sản chung của vợ chồng là hoàn toàn bất công, gây bất lợi cho tôi.

Do vậy, nay tôi có đơn này, kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND quận Thủ Đức. Kính đề nghị Quí tòa xem xét, giải quyết theo qui định của pháp luật, để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho tôi. Xin chân thành cám ơn.

Người kháng cáo
(ký, ghi họ tên)

Đính kèm:
– Đơn trình bày về lý do kháng cáo quá hạn.

————————————————

Phân tích pháp lý của luật sư:
1. Tại VN, một vụ án được xét xử qua hai cấp (2 lần) : sơ thẩm và phúc thẩm. Sau khi xử sơ thẩm, nếu đương sự ( nguyên đơn, bị đơn, người liên quan …) không đồng ý với phán quyết của tòa sơ thẩm thì có quyền chống án. Thuật ngữ pháp lý gọi là “kháng cáo”, yêu cầu tòa cấp trên xét xử một lần nữa theo trình tự phúc thẩm.

2. Tuy nhiên, luật chỉ dành cho các đương sự một thời gian ngắn ngủi là 15 ngày, kể từ ngày tòa tuyên án (đối với những người vắng mặt tại phiên tòa sơ thẩm là … ngày) để kháng cáo. Nếu hết thời hạn 15 ngày đương sự sẽ không còn quyền kháng cáo nữa. Về nguyên tắc, khi tuyên án sơ thẩm Tòa sẽ giải thích rõ quyền kháng cáo và thời hạn cho các đương sự và trong bản án cũng ghi rõ về vấn đề này.

3. Trên thực tế, có nhiều người do chưa nắm rõ vấn đề này, lại không có luật sư nên nhiều khi cứ nghĩ rằng phải chờ nhận bản án sơ thẩm thì mới kháng cáo. Hoặc 15 ngày là không tính vào các ngày nghỉ (thứ Bảy, Chủ Nhật), ngày lễ … Và vô tình đã làm mất đi quyền kháng cáo của mình. Hoặc cũng có trường hợp vì lý do bất khả kháng nào đó, nên không kịp làm đơn kháng cáo (Nếu không kháng cáo, sau 15 ngày bản án sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật, phải thi hành).

4. Trong những trường hợp như trên, luật tố tụng dân sự có qui định về trường hợp “kháng cáo quá hạn”. Tức là kháng cáo sau khi đã quá thời hạn kháng cáo theo luật định (15 ngày). Đây là trường hợp đặc biệt, để Tòa xem xét và đánh giá nguyên nhân kháng cáo quá hạn, từ đó sẽ có thể chấp nhận đơn kháng cáo của đương sự – trên nguyên tắc bảo đảm quyền kháng cáo và thông cảm cho những lý do khách quan của đương sự – dẫn đến việc phải kháng cáo quá hạn.

5. Khi kháng cáo quá hạn, ngoài “Đơn kháng cáo” như các trường hợp chung, người kháng cáo còn phải nộp kèm một văn bản rất quan trọng là “Bản trình bày về nguyên nhân kháng cáo quá hạn”. Theo đó, nếu Bản trình bày đưa ra được những ý kiến, bằng chứng … chứng minh được lý do của việc kháng cáo quá hạn là hợp lý, thì nhiều khả năng đơn kháng cáo sẽ được chấp thuận.

6. Vì kháng cáo quá hạn là trường hợp đặc biệt trong tố tụng. Nên thay vì đương nhiên được chấp thuận nhưtrường hợp thông thường, đơn (và Bản trình bày về lý do kháng cáo quá hạn) sẽ được chuyển lên Tòa án cấp trên. Và nơi đây sẽ xem xét việc có chấp nhận về yêu cầu kháng cáo quá hạn hay không.

7. Một vụ án khi đã tranh chấp ở Tòa thường rất nhiều “cạm bẫy”. Do vậy, cho dù bất kỳ ai, dù là người nào nói gì đi chăng nữa thì Quí vị cũng nên biết rằng : kháng cáo là quyền của đương sự trong một vụ án và “thời gian kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án”. Hãy làm đơn kháng cáo trong vòng 10 ngày kể từ ngày tuyên án. Nếu Quí vị vẫn chưa nhận được bản án sơ thẩm thì cũng không sao. Hãy “nhớ lại” bản án đã tuyên bằng miệng tại Tòa và có thể ghi chung chung là “kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm” cũng được.

8. Nếu Đơn kháng cáo của Quí vị được chấp nhận, Tòa án cấp trên sẽ mở phiên tòa phúc thẩm để xem xét, giải quyết (và chỉ giải quyết) các vấn đề được đề cập trong đơn kháng cáo. Hay nói cách khác, phiên tòa phúc thẩm là phiên tòa xem xét về đơn kháng cáo chứ không phải là phiên tòa xem xét về yêu cầu khởi kiện như tại phiên tòa sơ thẩm.

———————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *