Mất tài sản khi gửi hàng hoá cho khách thì sẽ phải bồi thường thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Em có 1 trường hợp là em gửi 2 đơn hàng trong 1 ngày nhưng nhầm hoá đơn 2 kiện hàng này với nhau, 1 đơn giá trị 3. 760. 000 và 1 đơn 29. 000. 000 triệu đồng. Do đó kiện hàng bị gửi nhầm , tuy nhiên khách hàng giá trị 3. 760. 000 vẫn nhận hàng dù biết nhầm. Giờ em gọi và liên lạc không được , có khả năng người này muốn chiếm dụng kiện hàng 29. 000.

000. Em nên làm thế nào trong trường hợp này, có báo công an được không ạ.

Người gửi : Nguyễn Thị Thảo

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau: 

1. Cơ sở pháp lý:

Bộ luật dân sự năm 2015

2. Nội dung tư vấn:

Theo như thông tin bạn nêu thì bạn cần lắm rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Bạn có thể chọn một trong hai cách sau để giải quyết vấn đề của bạn:

Thứ nhất, theo quy định của pháp luật dân sự:

Khi họ biết về vấn đề bạn có gửi nhầm hàng thì người khách của bạn có nghĩa vụ trả lại kiện hàng mà bạn gửi nhầm theo quy định của pháp luật:

Điều 579. Nghĩa vụ hoàn trả

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

Như vậy vị khách của bạn đã không thực hiện theo quy định và ảnh hưởng đến quyền lợi của bạn và người khách bị lấy nhầm hàng của họ. Nên ở đây bạn có quyền đòi lại tài sản đó:

Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

Vậy bạn hoặc người khách có kiện hàng bị gửi nhầm có quyền khởi kiện ra tòa án để yêu cầu người đó trả lại hàng. Tòa án có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp này là tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn ( người đang giữ hàng ) cư trú hoặc làm việc ( Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015). Hồ sơ khởi kiện gồm: Đơn khởi kiện, Hợp đồng hoặc chứng từ mua bán hàng ( giấy tờ có giá trị chứng minh khác), chứng minh nhân dân và hộ khẩu ( bản sao chứng thực của người khởi kiện)…….

Thứ hai, giải quyết theo pháp luật hình sự:

Theo quy định của Bộ luật hình sự người khách được gửi nhầm hàng nếu đã được thông báo về việc nhầm lẫn, mà cố tình cắt mọi liên lạc không có ý muốn trả lại hàng thì bạn có quyền trình báo ra bên cơ quan công an cấp huyện nơi người đó đang cư trú để yêu cầu giải quyết vấn đề này. Người đó có thể bị khởi tố về tội sau nếu đủ dấu hiệu sau:

Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy bạn hoàn toàn có quyền trình báo lên cơ quan công an nơi họ đang cư trú để đảm bảo quyền lợi cho bạn và người khách bị nhầm kia. Khi trình báo ra cơ quan công an bạn cần nộp: Đơn trình báo sự việc, Hợp đồng mua hàng hoặc hóa đơn, chứng từ liên quan, …….. để yêu cầu cơ quan công an giải quyết vấn đề này.

Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

2. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

3. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

a) Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình; ………

Đây là trách nhiệm của cơ quan công an điều tra nên họ sẽ phải giải quyết vấn đề này cho bạn, khi có người thực hiện hành vi tội phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bản. Nếu họ không giải quyết và tiếp nhận đơn yêu cầu của bạn khi bạn đã nộp đủ hồ sơ ( chứng cứ chứng minh) thì bạn có quyền khiếu nại lên chính người đó và thủ trưởng cấp trên trực tiếp của họ để yêu cầu giải quyết vấn đề xảy ra.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *