Luật sư không được ( bị cấm) chào mời dịch vụ pháp lý trong dự thảo nghị định hướng dẫn luật luật sư ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Thưa luật sư, Tôi là một nhân viên pháp chế của một doanh nghiệp lớn tại Hà Nội, gần đây (tháng 04/2017) tôi có được công ty cử đi tham gia lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi nghị định số 123 hướng dẫn luật luật sư, trong dự thảo có đề cập đến việc “luật sư không được chào mời dịch vụ pháp lý”. Là người học Luật tôi thấy việc này có gì đó không ổn ? Tại sao luật sư lại không được chào mời dịch vụ do mình cung cấp ? Vì cũng đang theo học tại Học viện tư pháp nên tôi rất quan tâm đến quy định này?

 Xin luật sư – Minh Khuê:

– Cung cấp, cập nhật các thông tin pháp lý xung quanh việc “Luật sư không được chào mời dịch vụ pháp lý ?”

– Quan điểm của Luật sư về vấn đề này như thế nào ?

– Nếu được thông qua thì nghị định này có trái luật không ? thưa luật sư.

Xin cảm ơn! Rất mong được sự hỗ trợ!

(Người hỏi: Huỳnh Minh Tùng, K32 – Đại học Luật Hà Nội)

 

:

Cảm ơn Bạn, Đúng là nghề luật sư ngần đây đã trải qua những đợt “bão” về quan điểm và tư tưởng dẫn đến nhiều quan điểm trái chiều trong việc hoạch định chính sách pháp lý nói chung trong đó có chính sách điều chỉnh ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hành nghề của đội ngũ luật sư tại Việt nam. Cách đây không lâu, Quốc hội cũng đã thông qua luật sửa đổi bộ luật hình sự năm 2015 trong đó có quy định “”. 

Về câu hỏi của Bạn, Chúng tôi xin trao đổi cụ thể như sau: 

Về cội nguồn của vấn đề thì tại khoản 1, điều 9, quy định về những điều cấm đối với luật sư khi hành nghề bao gồm: 

1. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

2. Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

3. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

4. Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

5. Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

6. Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

7. Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến , trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Khoản 1, điều 9, luật luật sư năm 2006 được sửa đổi, bổ sung một số điểm vào bằng của Quốc hội, cụ thể:

h) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

i) Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

k) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Như vậy, so với luật luật sư năm 2006 thì tại luật luật sư sửa đổi năm 2012 có 3 điểm bổ sung hành vi bị cấm so với luật luật sư năm 2006 ở các điểm h, i và K của khoản 1, điều 9.

Khi báo chí đăng tin thì tôi cũng đã cố gắng tìm kiếm bản dự thảo sửa đổi nghị định 123 lần đầu để xem quy định này cụ thể thế nào ? Nhưng tôi không tìm được bản dự thảo đó mà chỉ tìm được bản dự thảo toàn văn trong tháng năm 2017 dưới đây (Tài liệu lấy tại đường links của Bộ tư pháp):

>> http://bttp.moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-luat-su.aspx?ItemID=720

Khi tìm và đọc kỹ bản dự thảo này thì tôi không tìm thấy quy định “Luật sư không được chào mời cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ của luật sư nữa. Hy vọng sự vào cuộc của báo chí và ý kiến của các luật sư sẽ bãi bỏ được quy định này. Dưới dây luật Minh Khuê trích đăng toàn bộ dự thảo sửa đổi bổ sung để quý khách hàng tham khảo:

 

CHÍNH PHỦ
——–

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-

Số:       /       /NĐ-CP

Hà Nội, ngày    tháng    năm 2017

Dự thảo họp ngày 05/5

NGHỊ ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 123/2013/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT LUẬT SƯ

Căn cứ ;

Căn cứ ngày 29 tháng 6 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

1. Bổ sung Điều 1a sau Điều 1 như sau:

“Điều 1a . Chuẩn mực nghề luật sư

Luật sư phải là người liêm chính, trung thực, có tinh thần trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp hướng tới bảo vệ lẽ phải, công bằng, không vì lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.”

2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 5. Quản lý luật sư và hành nghề luật sư

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư

Bộ Tư pháp giúp Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương.

Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 của Luật luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư.

b) Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội và các văn kiện của Đại hội; xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật. Giúp và tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xem xét, yêu cầu sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ thi hành các quy định, quyết định, nghị quyết, nội quy, quy chế của các Đoàn luật sư trái với quy định của pháp luật về luật sư.

c) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.

d) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

đ) Đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết.

e) Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương.

g) Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương.

h) Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại địa phương theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đối với Đoàn luật sư, luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại địa phương theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.

3. Liên đoàn luật sư Việt Nam thực hiện tự quản trong phạm vi tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư; thực hiện các nhiệm vụ được giao trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và Điều lệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đoàn luật sư các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư.”

3. Sửa đổi tên gọi của Chương 2 là: “Luật sư và tổ chức hành nghề luật sư”.

4. Bổ sung Điều 5a, 5b, 5c sau Điều 5 như sau:

“Điều 5a. Tiêu chuẩn trở thành luật sư

1. Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Luật luật sư được xem xét cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.

2. Những người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp hoặc bị kết án mà thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, nếu muốn trở thành luật sư phải chứng minh được quá trình phấn đấu, rèn luyện và nhận thức của mình về các hành vi vi phạm sau khi bị xử lý.

3. Những người đã từng có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tính liêm chính, trung thực hoặc vi phạm pháp luật mà bị xử lý kỷ luật nhiều lần thì không đáp ứng đủ tiêu chuẩn về tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt.

4. Người đã từng bị mất chức danh, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức chức danh thẩm phán, kiểm sát viên; tước danh hiệu công an nhân dân, tước quân hàm sĩ quan Quân đội nhân dân không thuộc đối tượng được miễn đào tạo nghề luật sư, miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư.

Điều 5b. Trách nhiệm của luật sư, cá nhân, tổ chức trong việc xây dựng hình ảnh, uy tín của nghề luật sư

1. Cá nhân mỗi luật sư, cá nhân, tổ chức có liên quan có trách nhiệm xây dựng hình ảnh, uy tín của nghề luật sư.

2. Luật sư phải giữ gìn hình ảnh, có hành vi ứng xử và phát ngôn trên  phương tiện thông tin đại chúng, trang mạng xã hội, với cơ quan, tổ chức, cá nhân theo đúng chuẩn mực của nghề luật sư. Luật sư không được nhận và thực hiện vụ, việc với mục đích trái pháp luật, trái nguyên tắc hành nghề luật sư, điều cấm theo quy định của Luật luật sư; tập trung đông người, lôi kéo, kích động người khác tập trung đông người  nhằm gây rối trật tự công cộng hoặc để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Luật sư có hành vi vi phạm nghiêm trọng Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư, vi phạm hiến pháp, pháp luật làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của nghề luật sư, vi phạm chuẩn mực nghề luật sư hoặc vi phạm điều cấm theo quy định tại Điều 9 Luật luật sư sẽ bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư.

Điều 5c. Cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư

1. Thủ tục cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 17, Điều 19 của Luật luật sư.

2. Phiếu lý lịch tư pháp trong hồ sơ cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư có giá trị sử dụng nếu được cấp chưa quá 90 ngày tính đến ngày người đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ nộp hồ sơ tại Đoàn luật sư hoặc Sở Tư pháp.

3. Luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi Đoàn luật sư nhưng chưa bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư thì phải sau ít nhất 3 năm kể từ ngày có quyết định xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư hoặc Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực mới có thể quay trở lại làm luật sư.

4. Người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi Đoàn luật sư theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập Đoàn luật sư nhưng được tuyển dụng làm cán bộ, công chức hoặc chuyển sang nghề khác nếu có nguyện vọng quay trở lại làm luật sư phải làm thủ tục cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 19 của Luật luật sư.

5. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Điều 17. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư

1. Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi tổ chức hành nghề luật sư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chấm dứt hoạt động theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 của Luật luật sư;

b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật về ;

c) Không đăng ký trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động;

d) Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục;

đ) Không thông báo về việc thay đổi trụ sở trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thay đổi trụ sở.

e) Hoạt động không đúng phạm vi hoạt động theo quy định của Luật Luật sư.

g) Quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng hoạt động được ghi trong báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động theo định tại Khoản 1 Điều 46 của Luật luật sư mà tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư  không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.

h) Có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp về một hành vi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;

2. Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 48 của Luật luật sư và khoản 1 của Điều này.

3. Sở Tư pháp quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư có trụ sở tại địa bàn tỉnh, thành phố và thực hiện việc theo dõi, giám sát tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư trong việc thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 47 của Luật luật sư”.

6. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 20. Phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư

1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Đại hội thành lập Đoàn luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Liên đoàn luật sư Việt Nam về Đề án tổ chức Đại hội, phương án xây dựng nhân sự Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, cho ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư kèm theo hồ sơ, Liên đoàn luật sư Việt Nam có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Đại hội thành lập Đoàn luật sư, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến nhất trí của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Đại hội thành lập Đoàn luật sư, phương án xây dựng Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới của Đoàn luật sư.”

7. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 21. Phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư

1. Nội dung phê chuẩn kết quả Đại hội luật sư bao gồm:

a) Kết quả bầu Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư;

b) Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Đại hội thành lập Đoàn luật sư hoặc Đại hội để bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư.

c) Nghị quyết thông qua nội quy Đoàn luật sư.

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kết quả Đại hội, kèm theo biên bản bầu cử, danh sách trích ngang của Chủ nhiệm, các thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư, dự thảo nội quy Đoàn luật sư, Nghị quyết Đại hội. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định, trình Ủy ban nhân dân xem xét, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp kèm theo hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê chuẩn hoặc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội; trong trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Kết quả bầu cử bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:

a) Quy trình, thủ tục bầu cử không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;

b) Chức danh lãnh đạo được bầu không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

4. Nghị quyết Đại hội bị từ chối phê chuẩn trong các trường hợp sau đây:

a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam hoặc vượt quá nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội theo quy định của pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam;

b) Quy trình, thủ tục thông qua Nghị quyết không bảo đảm tính hợp lệ, dân chủ, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

c) Nội dung của nội quy được Đại hội thông qua trái với quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

5. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thông báo về việc từ chối phê chuẩn kết quả Đại hội, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư phải tổ chức lại Đại hội để thực hiện việc bầu cử, việc thông qua, sửa đổi Nghị quyết, nội quy theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

6. Trong trường hợp tổ chức Đại hội để bãi nhiệm và bầu mới hoặc bầu thay thế Chủ nhiệm, bầu bổ sung thành viên Ban chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư thì Đoàn luật sư thực hiện việc báo cáo kết quả Đại hội theo quy định tại Khoản 2 Điều này.”

8. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư

1. Hàng năm, Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Liên đoàn luật sư Việt Nam, đồng gửi Sở Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư; hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư; việc thực hiện bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; tập sự hành nghề của người tập sự hành nghề luật sư. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.

Ngoài việc báo cáo theo định kỳ và hàng năm, Đoàn luật sư báo cáo theo yêu cầu của Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

2. Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có trách nhiệm gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành.”

9. Bổ sung Điều 22a sau Điều 22 như sau:

“Điều 22a. Bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm, các cơ quan của Đoàn luật sư

1. Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn về thể thức miễn nhiệm, bãi nhiệm các cơ quan của Đoàn luật sư theo quy định tại Điều 67 của Luật luật sư.

2. Thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại lợi ích của Đoàn luật sư;

b) Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không tổ chức Đại hội, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

c) Không còn sự tín nhiệm của ít nhất một phần hai số thành viên Đoàn luật sư;

d) Không chấp hành yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chủ nhiệm, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư cho cơ quan có thẩm quyền trong 2 năm liên tục;

e) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

g) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam

3. Trong trường hợp Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b,c, dđ, khoản 2 của Điều này thì Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ hoạt động của Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư và yêu cầu Đoàn luật sư tổ chức Đại hội bất thường để bầu Ban chủ nhiệm và Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.

Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chủ nhiệm; Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật tạm thời thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho đến khi bầu Ban chủ nhiệm và Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.

Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày có quyết định đình chỉ Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư, Chủ tịch Hội đồng khen thưởng, kỷ luật của Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội luật sư bất thường.

4. Trong trường hợp Chủ nhiệm Đoàn luật sư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 của Điều này thì Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định đình chỉ chức vụ Chủ nhiệm và yêu cầu Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư cử một Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư giữ chức vụ Quyền Chủ nhiệm Đoàn luật sư cho đến khi bầu Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được cử, Quyền Chủ nhiệm Đoàn luật sư phải triệu tập Đại hội bất thường để bầu Chủ nhiệm mới của Đoàn luật sư.

5. Người bị bãi nhiệm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính theo quy định của pháp luật.

6. Thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Mất năng lực hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Xin rút khỏi chức danh thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư;

c) Vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Việc miễn nhiệm thành viên Ban chủ nhiệm, Chủ nhiệm Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.”

10. Khoản 2 Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“2. Trong trường hợp Đoàn luật sư bị giải thể theo quy định tại Khoản 1 Điều này thì, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ xem xét và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc giải thể Đoàn luật sư.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định giải thể Đoàn luật sư sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam.

Việc thành lập lại Đoàn luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật luật sư.”

11. Bổ sung Điều 23a sau Điều 23 như sau:

“Điều 23a. Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, phương án nhân sự bầu Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Liên đoàn luật sư Việt Nam

1. Chậm nhất 30 ngày trước ngày dự kiến tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, Đại hội bất thường, Liên đoàn luật sư Việt Nam phải gửi Bộ Tư pháp Đề án tổ chức Đại hội, các văn kiện Đại hội, phương án nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Bộ Tư pháp có ý kiến về Đề án tổ chức Đại hội, các văn kiện Đại hội, phương án nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Nội vụ

3. Đề án tổ chức Đại hội, các văn kiện Đại hội, phương án nhân sự bầu mới hoặc bầu thay thế, bổ sung Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam được trình cơ quan có thẩm quyền sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tư pháp.”

12. Điểm a khoản 3 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“a) Có nội dung trái với quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

13. Khoản 1 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam có trách nhiệm gửi Bộ Tư pháp báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động của luật sư, Đoàn luật sư; hoạt động trợ giúp pháp lý của luật sư; việc thực hiện bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ của luật sư; tập sự hành nghề của người tập sự hành nghề luật sư trong phạm vi toàn quốc và Liên đoàn luật sư Việt Nam. Thời hạn, kỳ báo cáo thực hiện theo quy định của Bộ Tư pháp.

Ngoài việc báo cáo theo định kỳ và hàng năm, Liên đoàn luật sư Việt Nam báo cáo kết quả Đại hội nhiệm kỳ; báo cáo khác theo yêu cầu của Bộ Tư pháp.”

14. Bổ sung Điều 25a sau Điều 25 như sau:

“Điều 25a. Bãi nhiệm, miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ban Thường vụ, Chủ tịch và các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam

1. Liên đoàn luật sư Việt Nam hướng dẫn về thể thức miễn nhiệm, bãi nhiệm các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam theo quy định tại Điều 67 của Luật luật sư.

2. Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam bị bãi nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng các quy định của Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình; xâm hại lợi ích của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

b) Quá thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết nhiệm kỳ mà không tổ chức Đại hội, trừ trường hợp có lý do chính đáng;

c) Không còn sự tín nhiệm của ít nhất một phần hai số thành viên Hội đồng luật sư toàn quốc;

d) Không chấp hành yêu cầu, quy định của cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam;

đ) Không thực hiện chế độ báo cáo, gửi các quy định, quyết định, nghị quyết của Đoàn luật sư cho cơ quan có thẩm quyền trong 2 năm liên tục;

e) Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư;

g) Các trường hợp khác theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam.

3. Trong trường hợp Hội đồng luật sư toàn quốc, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b,c, d và đ khoản 1 của Điều này hoặc Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều này thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đình chỉ hoạt động của Hội đồng luật sư toàn quốc hoặc đình chỉ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam và yêu cầu Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức Đại hội bất thường để bầu mới các chức danh của Liên đoàn.

4. Người bị bãi nhiệm có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính theo quy định của pháp luật.

5. Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam của Liên đoàn luật sư Việt Nam được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

b) Xin rút khỏi chức danh Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam;

c) Vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam được thực hiện theo quy định của Điều lệ.”

15. Bổ sung Điều 36a sau Điều 36 như sau:

“Điều 36a. Cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài

1. Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài có thể được cấp lại trong những trường hợp sau đây:

a) Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài có chi nhánh, công ty luật nước ngoài tại Việt Nam thay đổi quốc tịch, tên gọi, trụ sở;

b) Giấy phép bị mất, bị rách, bị cháy hoặc vì lý do khác không cố ý.

Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài gồm có:

a) Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, công ty luật nước ngoài, trong đó nêu rõ lý do, số Giấy phép;

b) Các giấy tờ theo quy định tại Điều 78 của Luật Luật sư.

2. Bộ Tư pháp có thẩm quyền cấp lại Giấy phép thành lập cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài.

3. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp cấp lại Giấy phép thành lập cho chi nhánh, công ty luật nước ngoài. “

16. Khoản 1 Điều 40 sửa đổi, bổ sung như sau:

“1. Giấy phép thành lập của chi nhánh, công ty luật nước ngoài bị thu hồi khi chi nhánh, công ty luật nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tự chấm dứt hoạt động tại Việt Nam;

b) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

c) Không đăng ký mã số thuế trong thời hạn 01 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập;

d) Không hoạt động tại trụ sở đã đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục;

đ) Hết thời hạn tạm ngừng hoạt động quá 06 tháng so với thời hạn được ghi trong báo cáo về việc tạm ngừng hoạt động của tổ chức đó theo định tại Khoản 1 Điều 38 của Nghị định này mà chi nhánh, công ty luật nước ngoài không hoạt động trở lại hoặc không có báo cáo về việc tiếp tục tạm ngừng hoạt động.

e) Công ty mẹ không còn hoạt động;

g) Không thông báo về việc thay đổi trụ sở trong vòng 06 tháng kể từ ngày tổ chức không còn hoạt động tại trụ sở đã đăng ký;

h) Không còn Trưởng Chi nhánh, Giám đốc Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam;

i) Không còn đủ điều kiện tại Điều 68 của Luật luật sư;

k) Có hành vi vi phạm nghiêm trọng pháp luật Việt Nam hoặc đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp về một hành vi nhưng vẫn tiếp tục vi phạm;

l) Cho người không đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề luật sư tại Việt Nam hành nghề trong tổ chức mình hoặc hành nghề không đúng hình thức, phạm vi hành nghề ghi trong giấy phép hoặc theo quy định của Luật Luật sư;

m) Không có doanh thu trong khoảng thời gian 03 năm liên tục.”

17. Bổ sung Điều 40a sau Điều 40 như sau:

“Điều 40a. Cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

1. Thủ tục cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật luật sư.

 2. Luật sư nước ngoài bị từ chối cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ điều kiện hành nghề luật sư nước ngoài quy định tại Điều 74 của Luật luật sư;

b) Không có ý thức tuân thủ hiến pháp, pháp luật; không có phẩm chất đạo đức tốt;

c) Chứng chỉ hành nghề luật sư của luật sư nước ngoài không còn hiệu lực hoặc luật sư nước ngoài không còn tư cách hành nghề luật sư tại nước ngoài.

3. Bộ Tư pháp có thẩm quyền từ chối cấp, gia hạn Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài.”

18. Khoản 1 Điều 41 sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 41. Thu hồi Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài

1. Giấy phép hành nghề tại Việt Nam của luật sư nước ngoài bị thu hồi khi luật sư nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không đủ điều kiện hành nghề tại Việt Nam theo quy định tại Điều 74 của Luật luật sư;

b) Không tuân thủ Hiến pháp, pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam;

c) Bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Giấy phép hành nghề tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

d) Thôi hành nghề luật sư tại Việt Nam theo nguyện vọng.

đ) Chứng chỉ hành nghề của luật sư nước ngoài do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp không còn hiệu lực hoặc luật sư nước ngoài không còn tư cách hành nghề luật sư tại nước ngoài;

e) Hành nghề không đúng hình thức, phạm vi hành nghề đã được ghi trong giấy phép hoặc theo quy định của Luật Luật sư;

g) Không còn được tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam thuê làm việc;

h) Thay đổi nơi hành nghề mà không thông báo với cơ quan quản lý trong thời hạn 30 ngày từ ngày thay đổi;

i) Tổ chức nơi luật sư nước ngoài hành nghề bị thu hồi giấy phép mà luật sư nước ngoài đó không ký được hợp đồng làm việc cho tổ chức hành nghề luật sư nào khác ở Việt Nam;

k) Bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Điều 2. Bãi bỏ quy định

Bãi bỏ quy định tại Điều 43 của Nghị định số 123/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư.

Điều 3. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày … tháng … năm 20….

Điều 4. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

  Nơi nhận:
– Ban Bí thư Trung ương Đảng;
– Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
– Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
– HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
– Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
– Văn phòng Tổng Bí thư;
– Văn phòng Chủ tịch nước;
– Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
– Văn phòng Quốc hội;
– Tòa án nhân dân tối cao;
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
– Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
– Kiểm toán Nhà nước;
– Ngân hàng Chính sách xã hội;
– Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
– Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
– Liên đoàn luật sư Việt Nam;
– Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
– VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
– Lưu: Văn thư, PL (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

 

Nguyễn Xuân Phúc 

Trên đây là những tư vấn và phân tích của về câu hỏi: “Luật sư không được ( bị cấm) chào mời dịch vụ pháp lý trong dự thảo nghị định hướng dẫn luật luật sư ? “. Hy vọng phân tích trên sẽ góp phần nào làm sáng tỏ vướng mắc của bạn.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Luật sư: Lê Minh Trường – Giám đốc điều hành  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *