Lừa đảo rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú ba năm?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chị A cố tình dùng hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của 20-30 người, tổng số tiền lừa đảo khoảng 40-80 triệu đồng. Tuy nhiên giấy tờ chứng nhận vay tiền không rõ ràng (chủ yếu là viết tay, không có xác nhận) Trong trường hợp này, chị A phạm tội gì?

Mục lục bài viết

Chị A cố tình dùng hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của 20-30 người, tổng số tiền lừa đảo khoảng 40-80 triệu đồng. Tuy nhiên giấy tờ chứng nhận vay tiền không rõ ràng (chủ yếu là viết tay, không có xác nhận) Trong trường hợp này, chị A phạm tội gì?

Xin chào luật sư, xin luật sư cho tôi hỏi vấn đề như sau: Chị A cố tình dùng hành vi lừa đảo để chiếm đoạt tài sản của 20-30 người, tổng số tiền lừa đảo khoảng 40-80 triệu đồng. Tuy nhiên giấy tờ chứng nhận vay tiền không rõ ràng (chủ yếu là viết tay, không có xác nhận) Trong trường hợp này, chị A phạm tội gì? hình phạt như thế nào? thủ tục khởi kiện như thế nào? Chi A có phải bồi thường thiệt hại không? Tôi xin cảm ơn.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục công ty Xin giấy phép.

Lừa đảo rồi bỏ trốn khỏi nơi cư trú ba năm?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 , các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan: – Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

Dấu hiệu khác: Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bi kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

2.2 Căn cứ khởi tố vụ án hình sự là gì?

Theo thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú.

2.3 Căn cứ quyết định hình phạt là như thế nào?

Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Khi quyết định áp dụng hình phạt tiền, ngoài căn cứ như quy định thì, Tòa án căn cứ vào tình hình tài sản, khả năng thi hành của người phạm tội.

=> Như vậy, có nghĩa là yếu tố cấu thành đầu tiên của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối, bạn không nói rõ về vấn đề của mình nên bên cạnh những yếu tố cấu thành từ các mặt như đã nói ở trên đây, bạn có thể đưa ra kết luận về hành vi của chị A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không? đồng thời, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm hồ sơ trình báo lên công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú hợp pháp để được xem xét và giải quyết kịp thời.

Hồ sơ gồm có:

– Đơn trình báo công an (theo mẫu)

– Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng)

– Những căn cứ chứng minh khác kèm theo để chứng minh hành vi phạm tội (ví dụ như video, hình ảnh, ghi âm….)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *