Lừa đảo môi giới đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bị xử lý như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào Luật sư. Tôi muốn đi lao động Hàn quốc, vì vậy, tôi đã tìm ở trên mạng facebook một người tự xưng là công ty A và hứa sẽ đưa tôi được sang bên đó làm việc sau ba tháng nữa, và tôi đã chuyển khoản cho người môi giới một khoản tiền 200.000.000 đồng để làm các thủ tục đi làm việc tại Hàn Quốc.

Mục lục bài viết

Người này có hứa là nếu không đi được (phải quay trở về Việt Nam) thì sẽ hoàn trả 100% tiền đã đưa. Và hẹn đến ba tháng sau tôi sẽ sang đó làm việc được. Tuy nhiên đã hét ba tháng từ lâu rồi mà tôi vẫn chưa được sang Hàn Quốc để làm việc và số tiền đã đưa cho người môi giới tôi cũng chưa đòi được, tôi đã đến tận nơi trụ sở của công ty đó nhưng nhận được phản hồi là không có công ty nào có tên như tôi nói có trụ sở làm việc ở đây. Vậy xin hỏi luật sư, trong trường hợp này người môi giới bị xử lý như thế nào ? Làm thế nào để đòi lại được số tiền đã đưa cho người môi giới ? Công ty này ở Việt Nam.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của công ty Xin giấy phép.

Lừa đảo môi giới đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc bị xử lý như thế nào ?

Trả lời:

1. Căn cứ pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

2.1 Chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản cấu thành như thế nào?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 , cụ thể các yếu tố cấu thành của tội này như sau:

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động … (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

Như vậy, có thể phân biệt với những trường hợp dùng thủ đoạn gian dối khác, chẳng hạn dùng thủ đoạn cân, đong, đo đếm gian dối nhằm ăn gian, bớt của khách hàng hoặc để bán hàng giả để thu lợi bất chính thì không cấu thành tội này mà cấu thành tội lừa dối khách hàng hoặc tội buôn bán hàng giả.

Lưu ý: thời điểm hoàn thành tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội đã chiếm giữ được tài sản sau khi đã dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa gia tài sản cho kẻ phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận.

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự

Khách thể: Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý

=> Như bạn có nói ở trên thì bạn gặp và quen người này qua mạng xã hội facebook và họ nói họ sẽ giúp bạn sang xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc và mức giá là hai trăm triệu đồng và hứa hẹn sau ba tháng sẽ đưa bạn sang bên đó, nhưng đã hết ba tháng mà bạn vẫn chưa được sang đó lao động và bạn đã liên lạc lại với họ nhưng không được và khi đến tận trụ sở công ty của người này thì mới biết được là những lời nói của họ hoàn toàn là gian dối, hay nói cách khác là mục đích của họ là chiếm đoạt tài sản bằng hành vi gian dối.

2.2 Để lấy lại được tiên, người bị hại phải làm như thế nào?

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn nên làm hồ sơ trình báo lên công an điều tra hình sự cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được điều tra làm rõ. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự khi thấy có yếu tố hình sự.

Hồ sơ trình báo công an bao gồm:

  • Đơn trình báo công an (theo mẫu)
  • Chứng minh thư nhân dân của bị hại (bản sao công chứng)
  • Sổ hộ khẩu của bị hại (bản sao công chứng)
  • Chứng cứ chứng minh khác kèm theo (hình ảnh, video, ghi âm, bản sao sao kê ngân hàng…..)

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *