Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác bị xử lý hình sự thế nào?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vấn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hiện hành để quý khách hàng tham khảo và vận dụng trên thực tiễn:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý

–  ()

–  (); ()

2. Nội dung phân tích

Chào luật sư! Luật sư vui lòng cho em hỏi vấn đề như sau: Vào khoảng 3 năm trước em có mua 1 cái nền nhà của anh rể với giá 80 triệu đồng, do sổ đỏ của anh rể đang bị ngân hàng giữ vì thiếu nợ nên không thể tách phần đất em mua ra được, mà việc mua bán chỉ thông qua giấy tay có chữ ký 2 bên và chữ ký của 2 người khác làm chứng. Nay em đến cất nhà trên phần đất đó thì bị anh rể ngăn cản và nói là em không có sổ đỏ nên nền phần đất không phải của em, em không có quyền sử dụng. Xin hỏi luật sư trường hợp này em có thể kiện anh rể về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? Hay em phải làm sao cho đúng vừa bảo vệ quyền lợi của mình? Xin chân thành cám ơn!

Chào luật sư, luật sư có thể tư vấn dùm em trường hợp này không ạ !? Em có chạy môn 3 triệu , tổng cộng 5 môn là 15 triệu, nhưng em có khả năng bị lừa đảo, khi giao dịch 2 lần, thì hắn không bắt máy. Em không biết rõ thông tin của người đó, chỉ biết số điện thoại và tài khoản ngân hàng, và tên thôi , thì phải làm sao ạ??

Thưa luật sư, Tôi có người em khi gặp khó khăn đã mượn đỡ trong gia đình anh chị em mỗi người một ít và hứa khi nào bán nhà sẽ trả hết. Khi bán được nhà rồi thì em ấy trả mỗi người 1/4 số tiền đã mượn và tuyên bố không trả nữa, 2 đứa con biết rõ sự việc cũng đồng tình với mẹ ôm tiền bỏ trốn. Nợ còn lại khoảng 300 triệu, tiền bán nhà còn lại 1,7 tỷ, nhà cho 2 con đứng tên (do cha mẹ ly hôn để lại cho 2 con). Hiện tại tiền do 2 đứa con giữ. Vậy có kiện 3 người về lừa đảo tội cướp đoạt tài sản được không? Tôi và gia đình có thể lấy lại số tiền đó không? Mong luật sư giải đáp thắc mắc. Chân thành cảm ơn!

Xin chào Luật sư? Xin tư vấn giúp tôi 1 việc. Cách đây mấy năm tôi có cho vợ chồng người em vay số tiền 200.000.000đồng, sau đó tôi đòi tiền thì họ khất chưa trả và viết 1 tờ giấy vay khác với số tiền vay trên và hẹn mỗi tháng trả mấy triệu.( vay không lãi xuất) và có để lại làm tin cho tôi bằng 1 bằng đại học. Cho đến nay vẫn chưa trả cho tôi được đồng nào như đã viết trong giấy vay. vậy cho tôi hỏi, như vậy họ có phải là lừa đảo tôi k? nếu họ k trả tôi có thể làm đơn gửi công an về việc họ đã lừa tôi k? Xin tư vấn, cảm ơn.

Kính chào luật sư, tôi có một vấn đề rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư: Hôm nay tôi có ra Hà Nội nộp tại Cty P. Tôi có tìm kiếm việc làm trên trang touch.vatgia.com. Cu thể là tôi đã đến địa chỉ trên và nộp hồ sơ 1 triệu đồng và được họ bảo đưa đi ký hồ sơ và đi làm. Họ đã cho người chở đến cty chính của họ trụ sở x ở Hà Nội nhung lại khong ký hợp đồng như họ nói mà bắt nộp thêm tiền và hen 1 tuần sau mới làm việc. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nên tôi đã không nộp thêm tiên. Chấp nhận mất 1 triệu trước đó. Vậy xin hỏi trường hợp tôi xử lý như thế nào. Theo tôi biết thì có nhiều người đã bị công ty này dùng chiêu thức này lừa. Có cách nào để ngăn chặn để không ai bị mắc lừa nữa không ạ.

Trả lời:

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

>&gt Xem thêm: 

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

>&gt Xem thêm: 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Căn cứ theo quy định trên khi có căn cứ để cho rằng người khác có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản với số tiền từ 2 triệu đồng trở nên hoặc dưới 2 triệu đồng mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản

Nếu bạn có đủ căn cứ về hành vi của người đó là lừa đảo thì bạn và những người có liên quan có thể đến cơ quan có thẩm quyền để tố giác tội phạm theo điều 101 bộ luật Tố tụng hình sự 2003

“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm

Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Điều 103. Nhiệm vụ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

>&gt Xem thêm: 

1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác, tin báo về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức và kiến nghị khởi tố do cơ quan nhà nước chuyển đến. Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố kèm theo các tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng.

3. Kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo cho cơ quan, tổ chức đã báo tin hoặc người đã tố giác tội phạm biết.

Cơ quan điều tra phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ người đã tố giác tội phạm.

4. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc giải quyết của Cơ quan điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.”

Khi xét xử vụ án, Tòa án sẽ giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho những người bị hại. Bạn sẽ được trả lại số tiền đã bị lừa và được bồi thường thiệt hại nếu có.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn Pháp luật hình sự –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *