Lấy lời khai như thế nào là hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện nay ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư,xin luật sư trả lời giúp tôi câu hỏi . Em trai tôi 17 tuổi đi làm việc nông giúp bố mẹ xảy ra mẫu thuẫn với gia đình nhà bên và bị gia đình nhà bên kia dùng cuốc đập mạnh vào đầu khiến em trai tôi ngất không biết gì.

và được bệnh viện đa khoa tỉnh kết luận là chấn động não.sau khi xuất viện thì được công an xã lấy lời khai và có mặt của mẹ tôi ở đó và đã khai đúng sự thật.Nhưng do gia đình bên kia không chấp nhận đền bù nên chuyển xuống công an huyện nhưng hôm công an huyện lấy lời khai lại không cho người nhà vào cùng,và việc khai đã có sự khác nhau.Và có dấu hiệu điều tra viên viết thêm vào bản khai của em tôi nhưng không có bằng chứng.Vậy luật sư cho tôi hỏi công an lấy lời khai như vậy có đúng không? Và lời khai đó có giá trị khi ra tòa?hiện tại em trai tôi vẫn bị đau đầu. Gia đình như bên kia thì không bị làm sao ?Xin luật sư giải quyết giúp tôi,

>> :

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Theo dữ liệu mà bạn cung cấp, em trai bạn hiện 17 tuổi, chưa đủ tuoir thành niên và đã được bệnh viên đa khoa tỉnh chuẩn doán là bị chấn động não.

Tại Điều 306 Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định như sau:

” Điều 306. Việc tham gia tố tụng của gia đình, nhà trường, tổ chức

2.Trong trường hợp người bị tạm giữ, bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc là người chưa thành niên có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc trong những trường hợp cần thiết khác, thì việc lấy lời khai, hỏi cung những người này phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng. Đại diện gia đình có thể hỏi người bị tạm giữ, bị can nếu được Điều tra viên đồng ý; được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại; đọc hồ sơ vụ án khi kết thúc điều tra.”

Việc công an huyện đã thực hiện lấy lời khai của em bạn mà không có mặt của gia đình trong trường hợp này là trái với những quy định của pháp luật.

Bạn hoàn toàn có thể làm đơn tố cáo về hành vi trái pháp luật của người tiến hành tố tụng. Và đương nhiên những lời khai của em bạn được lấy khi không có sự có mặt của gia đình sẽ là trái với pháp luật và không có giá trị pháp lý.

Đồng thời bạn có thể gửi đơn khởi kiện gia đình nhà bên theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hai tới sức khỏe của người khác.

Tại Điều 104 Bộ luật hình sự có quy định như sau:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: 0899456055 hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Luật Hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *