Lập di chúc như thế nào? Quy định của pháp luật về lập di chúc?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về một số vấn đề đó là:Bố tôi hiện nay đã già, ông cụ muốn lập di chúc chia tài sản cho con cháu nhưng không biết quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào.Xin cảm ơn!

Mục lục bài viết

Xin chào luật sư, tôi muốn nhờ luật sư tư vấn về một số vấn đề đó là: Bố tôi hiện nay đã già, ông cụ muốn lập di chúc chia tài sản cho con cháu nhưng không biết quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào. Mong luật sư tư vấn, Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: V.H.T

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Về căn cứ pháp lý

– Bộ luật dân sự 2015.

2. Luật sư tư vấn

Theo những thông tin mà bạn cung cấp, thì hiện nay bố bạn đã nhiều tuổi muốn để lại di chúc và bạn muốn có những thông tin cơ bản về pháp luật liên quan đế di chúc. Vấn đề này đã được pháp luật dân sự quy định cụ thể như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Việc lập di chúc đồng nghĩa với việc tài sản của người lập di chúc sẽ được bảo đảm chuyển giao cho đúng người, đúng việc theo ý muốn của người đó. Và hạn chế thấp nhất việc tranh giành tài sản thừa kế giữa những người thân của người lập di chúc, từ đó tránh mâu thuẫn trong gia đình.

2.1. Về Điều kiện về người lập di chúc

Căn cứ tho BL Dân sự 2015 thì người 15 tuổi trở lên có thể lập di chúc cho mình. Nhưng ở độ tuổi từ 15 đến 18 thì việc lập này cần được sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Đối với người đủ 18 tuổi trở lên và có khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự thì người đó hoàn toàn có thể tự mình lập di chúc mà không cần hỏi ý kiến của ai. Còn những người bị hạn chế về thể chất hoặc không biết chữ thì di chúc của họ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp là người thành niên nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình), việc lập di chúc cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật.

Và đặc biệt cần lưu ý đó là tại thời điểm lập di chúc, người lập di chúc phải đang ở trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt và không bị lừa dối, đe doạ hay cưỡng ép bởi bất kì ai.

2.2. Quyền của người lập di chúc

– Quyền định đoạt đối với tài sản của mình trên cơ sở tự do ý chí. Quyền tự định đoạt tài sản được pháp luật tôn trọng, bảo vệ và nó được thể hiện cụ thể:

+ Người lập di chúc được chỉ định bất cứ ai, không nhất thiết thuộc hàng thừa kế, bất cứ người nào kể cả cơ quan, tổ chức làm người thừa kế để hưởng di sản theo di chúc của mình.

+ Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế theo pháp luật. Việc truất quyền hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người lập di chúc, không hề có quy định nào về điều kiện truất quyền thừa kế. Người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản thì sẽ mất tư cách thừa kế trừ những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc như: Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc.

Khác với “tước quyền thừa kế”. Những người bị tước quyền thừa kế chính là những người không được quyền hưởng di sản theo quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015.

+ Người lập di chúc được phép phân chia một cách cụ thể cho người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu hoặc hưởng di sản là hiện vật gì.

+ Người lập di chúc có thể giao nghĩa vụ như trả nợ, bồi thường thiệt hại,…cho người thừa kế.

+ Người lập di chúc có thể dành một phần di sản để tặng cho người khác. Người nhận tài sản tặng cho được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho nên họ được hưởng di sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.

+ Người lập di chúc có thể để lại di sản dùng vào việc thờ cúng. Không ai có thể buộc một người phải dành một phần di sản khi chết để con cháu lo việc cúng giỗ cho họ và tổ tiên của họ nhưng nếu bằng di chúc, người để lại di sản thể hiện ý nguyện như vậy thì ý nguyện đó phải được tôn trọng.

Ngoài ra, người lập di chúc còn có quyền sau đây: Quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc; Quyền thay thế di chúc; Quyền chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

2.3. Hạn chế quyền của người lập di chúc

Việc định đoạt tài sản của người lập di chúc là tự do định đoạt nhưng đồng thời nó phải tuân thủ các quy định của pháp luật, phù hợp với nguyên tắc: tôn trọng truyền thống, phong tục tập quán và đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Cụ thể:

Thứ nhất, về chỉ định người thừa kế. Di chúc là ngoại lệ đối với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ, chồng – những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc. Trong trường hợp người để lại di chúc không cho họ hưởng họ vẫn sẽ được hưởng một phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó. Khi chia di sản thừa kế, pháp luật sẽ ưu tiên chia di sản cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc trước, sau đó số di sản còn lại mới chia theo nội dung di chúc. Trừ trường hợp quy định tại điều 621 Bộ luật dân sự 2015 đã nêu ở trên, họ sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

Thứ hai, về việc để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng. Để nhằm bảo đảm quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người chết, quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng của người lập di chúc bị hạn chế trong trường hợp sau:

– Đó là toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản liên quan đến di sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

– Sự định đoạt tài sản vi phạm quyền của người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, nghĩa là nếu người lập di chúc dành phần lớn tài sản vào việc thờ cúng hoặc di tặng mà số tài sản còn lại không bảo đảm đủ cho những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc(hưởng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật), thì trước hết phải đảm bảo chia đủ tài sản thừa kế đúng luật cho họ, phần còn lại mới được dùng vào việc thờ cúng, di tặng.

2.4. Quy định về hình thức của di chúc

Hiện nay di chúc có thể được thể hiện dưới một trong hai hình thức: Di chúc bằng văn bản hoặc di chúc miệng. Việc lập di chúc miệng chỉ được thực hiện khi không thể lập di chúc bằng văn bản.

Thứ nhất, về di chúc bằng văn bản, bao gồm 4 hình thức: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Có người làm chứng; Có công chứng; Có chứng thực. Trong trường hợp di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế về thể chất hoặc người không biết chữ phải lập bằng văn bản; Di chúc không có người làm chứng, người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Người lập di chúc có thể yêu cầu công chứng, chứng thực nếu có yêu cầu. Việc công chứng, chứng thực không bắt buộc đối với di chúc bằng văn bản nhưng việc công chứng, chứng thực di chúc sẽ đảm bảo cao hơn.

Thứ hai, về di chúc miệng. Di chúc miệng chỉ được lập trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản.

Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *