Làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định của pháp luật hiện nay nếu chứng minh được xảy ra tai nạn giao thông trên đường đi làm thì có thể hưởng chế độ tai nạn lao động và điều này rất có lợi và hạn chế rủi ro cho người lao động:

Mục lục bài viết

1. Làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?

Xin chào luật sư ! Em tên Huy, hiện em có vấn đề thắc mắc về luật Bảo hiểm xã hội, cần luật sư giúp em giải thích và làm rõ vấn đề này ạ: mẹ em là giáo viên mầm non, hiện đang là phó hiệu trưởng trường mầm non công lập. Do không may mẹ em bị tai nạn giao thông, làm mẹ em bị vỡ xương mâm chày và đã mổ điều trị.

Sau khi mổ thì mẹ em chỉ nằm 1 chổ ở nhà và phải mất rất lâu tầm khoảng 1 năm mẹ mới có thể đi lại được. Vấn đề của em là: giờ mẹ em không đi làm được nên sẽ không hưởng lương là đúng. Nhưng mẹ em cũng không được hưởng bảo hiểm xã hội( BHXH thì sẽ trả 70% số lương hay bao nhiêu em không rõ ạ), vì họ nói điều trị bệnh thì phải có giấy tờ chứng thực của bác sĩ hay bệnh viện, nhưng mà mẹ bị vỡ xương mổ rồi thì chỉ nằm ở nhà đợi thời gian tự hồi phục thôi. Không phải có bác sĩ hay bệnh viện gì nên làm sao có giấy tờ là đang điều trị được. Kinh tế gia đình lo điều trị cho mẹ đã rất khó khăn rồi. Nên giờ gặp phải vấn đề này rất là rắc rối. Mong luật sư xem xét nghiên cứu vấn đề của mẹ em như thế nào ạ.

Làm thế nào để mẹ em được hưởng bảo hiểm ạ? Mà khi mẹ em bị tai nạn với người hàng xóm nên đã không gọi công an làm biên bản hiện trường, nên giờ không có biên bản hiện trường của công an nên không biết phải làm bảo hiểm tai nạn lao động trong lúc mẹ đi làm như thế nào ?

Em chân thành cảm ơn luật sư!

Làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?

Luật sư trả lời:

Trong trường hợp này bạn không nêu rõ mẹ bạn đang trên đường đi làm/ trên đường đi làm về/ đi chơi,… để xảy ra tai nạn do đó chúng tôi chưa thể đưa ra lời tư vấn phù hợp nhất với bạn được. Giả sử mẹ bạn đang trên đường đi làm về thì xảy ra tai nạn thì theo quy định của Khoản 3 Điều 12 đây có thể được coi là tai nạn lao động:

“…2. Tai nạn được coi là tai nạn lao động là tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc, từ nơi làm việc về nơi ở…

Trong trường hợp này, để được hưởng chế độ tai nạn lao động bắt buộc theo quy định của Khoản 5 Điều 35 Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 mẹ bạn sẽ phải có một trong số những giấy tờ sau

“…a) Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn;

b) Biên bản điều tra tai nạn giao thông;

c) Trường hợp không có các giấy tờ quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của người lao động hoặc thân nhân của người lao động…”

Nếu mẹ bạn không có những giấy tờ nêu trên thì mẹ bạn chỉ có thể xem xét, hưởng chế độ ốm đau theo quy định của mục 1 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về Làm thế nào để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi bị tai nạn giao thông trên đường đi làm ?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

>> Xem ngay:

2. Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Xin chào luật sư, em xin nhờ luật sư tư vấn giúp em sự việc như sau. Vào tháng 10 năm 2015 bố em đi xe máy đường thì bị ba thanh niên đi xe máy chất 3, say rượu tông, Người dân xung quanh sau khi nghe tiếng động lớn ra chứng kiến bố em nằm dưới xe 3 thanh niên kia. Hậu quả sau tại nạn là bố em bị chấn thương sọ não và xuất huyết não, qua phẫu thuật 3 lần và ở bệnh viện điều trị hơn 1 năm thì về nhà với tình trạng sống thực vật không nhận thức được bất cứ chuyện gì. Chiếc xe bố em đi bị hư hỏng nặng còn 3 thanh niên kia chỉ bị xây sát chân tay nhẹ và không thiệt hai về tài sản.

Nhưng bên cơ quan điều tra huyện lại kết luận lỗi hoàn toàn do bố em đi xe không chú ý đường ( bố em không còn nhận thức nên không thể hỏi, không có người đi đường làm chứng, công an bảo dựa vào hiện trường và lời khai của 3 thanh niên kia), trong khi hình chụp hiện trường xe bố em nằm trong khu vực dành cho người đi xe máy, và 3 thanh niên kia chỉ bị xử phạt hành chính. Điều đáng nói là sau khi gây tai nạn 3 thanh niên đó đều say xỉn không tham gia đưa bố em đi cấp cứu và sau này cũng không thăm hỏi hay thăm nuôi bố em. Em muốn hỏi 3 thanh niên có phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hai cho gia đình em không?

Mong luật sư tư vấn giúp gia đình em, em xin chân thành cảm ơn !

Vấn đề bồi thường thiệt hại khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

quy định như sau:

Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

….

Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm

1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

Trong trường hợp của bạn, bố bạn đang đi và bị 3 thanh niên đang say rượu đâm vào nên việc xảy ra tai nạn không phải do lỗi cố ý của bố bạn hay thuộc tình huống cấp thiết, bất khả kháng. Do đó, chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi. Bố bạn sẽ được các khoản bồi thường theo quy định tại điều 609 nêu trên. Bạn có thể yêu cầu bên gây ra tai nạn bồi thường cho bạn, nếu bên đó không chịu bồi thường bạn có thể khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết.

>> Xem ngay:

3. Phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Thưa luật sư, Em có người họ hàng năm nay 49 tuổi (bác H), đang lái xe ô tô cho một công ty chở hàng vật liệu. Trên đọan đường vòng xuyến ngã tư khi ông này đang đi với vận tốc 30km/h đi ở làn giữa đang trong vòng xuyến đó ông đã bật đèn xinhan rẽ phải và quan sát thì thì không nhìn thấy có chướng ngại vật gì cả.

Khi đang chuẩn bị rẽ thì bất ngờ có chiếc xe moto lead do một phụ nữ tầm 32 tuổi đâm ngang bánh xe trước của ông này và ngã ra đường, bất ngờ phanh không kịp bánh xe oto do ông điều khiển đâm vào chị phụ nữ gây chấn thương sọ não, ông này khi xuống xe thấy vậy sợ quá chạy ngay đến đồn công an để khai báo về vụ việc. Chị kia được đưa đến viện thì đã tử vong. Khi trả lời về vụ tai nạn ông lái xe ôt tô nói ” tôi đi với vận tốc chậm và quan sát gương phải trước khi rẽ phải và không thấy có chướng ngại vật nên vẫn đi bình thường, nhưng bất ngờ chị kia lao tới xe tôi lúc đó nếu tôi có phanh cũng không thể kịp được, và lại vị trí của chị ta lao đến nhìn gương trái , phải tôi đều không nhìn thấy (điểm chết của gương).

Vụ việc quá bất ngờ, khi công an khám nghiệm hiện trường và phân tích thì chúng tôi chưa được biết kết quả, ở vòng xuyến đó cũng có camera nhưng không biết chúng tôi có được đến xem lại camera quay lại đó không. Nhưng người dân xung quanh chứng kiến thì họ bảo chị này bị một chiếc xe khác đâm vào đuôi xe nên phi thẳng lên bánh xe của ông lái xe ô tô. Vậy trường hợp này muốn xem lại camera thì tới đâu xin, bác h có quyền được phép xem lại không hay chỉ cơ quan chức năng mới được xem. Và nếu phải bồi thường thì ông này bồi thường bao nhiêu tiền. Nếu bị khởi kiện thì hình hạt như thế nào ạ ?

Cảm ơn luật sư!

Phải chịu trách nhiệm gì khi xảy ra tai nạn giao thông ?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến Công ty Xin giấy phép, căn cứ vào những thông tin bạn cung cấp xin được tư vấn cho bạn như sau

Căn cứ để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là :

“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.” (Điều 584 )

Theo thông tin bạn cung cấp, rõ ràng bác T là người chấp hành pháp luật về điều khiển phương tiện giao thông: bật xi nhan và giảm tốc độ khi đi ở vòng xuyến; hơn nữa việc người phụ nữ kia đâm vào xe của bác T là do người khác đâm vào xe của chị, và bác T cũng không thể nhìn thấy được do bị khuất tầm nhìn. Vì thế người có hành vi xâm hại tính mạng, tài sản của người phụ nữ kia là người đã đâm vào xe của chị.

Do đó, bác T không có trách nhiệm bồi thường cho người phụ nữ kia.

Căn cứ quy định của ; (văn bản mới: ):

“Tội phạm là do người có năng lực hành vi dân sự cố ý hoặc vô ý xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Cố ý phạm tội khi thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;

– Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Vô ý phạm tội khi tội phạm thuộc một trong hai trường hợp sau:

– Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

– Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

Trước hết bác T không hề cố ý hay vô ý xâm phạm đến tính mạng, tài sản của người phụ nữ kia, hơn nữa còn không hề biết về việc chị kia sẽ đâm vào xe của mình, và nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là từ phía của người đã đâm vào xe của chị kia. Vì thế không thể truy cứu trách nhiệm với bác T.

Đối với yêu cầu được xem camera ghi lại vụ tai nạn giao thông, trường hợp này bác T có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền là cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình với vai trò là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật BHXH, giao thông

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *